Ấn Độ thử tên lửa Agni-IV
Ấn Độ ngày 19.9 đã phóng thử thành công một tên lửa chiến lược có khả năng mang đầu đạn hạt nhân với tầm bắn khoảng 4.000 km.
Theo hãng tin BBC, Agni-IV là tên lửa có tầm bắn dài thứ hai của Ấn Độ. Việc phóng thử được thực hiện chỉ 2 ngày sau khi Pakistan phóng thử 1 tên lửa cũng có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Tên lửa Agni-IV được phóng thử ngày 19.9 – Ảnh: AFP
Tên lửa Agni-IV được phóng từ một địa điểm ngoài khơi bờ biển bang Odisha ở phía đông nước này và được dẫn đường đến mục tiêu đã định bằng một máy tính hiệu suất cao.
Đây là vụ thử tên lửa Agni-IV lần thứ ba của Ấn Độ. Dự kiến tên lửa này sẽ được đưa vào sử dụng trong năm tới sau khi hoàn thành tất cả các cuộc thử nghiệm.
Video đang HOT
Vào tháng 4, Ấn Độ đã bắn thử thành công tên lửa tầm xa Agni-V có tầm bắn 5.000 km. Và với tầm bắn 5.000 km, tên lửa này được giới quan sát nhận định đủ sức tấn công bất cứ địa điểm nào tại Trung Quốc
Việc phóng thử thành công tên lửa Agni-V cũng được xem như nền tảng quan trọng để Ấn Độ tiến tới phát triển tên lửa liên lục địa có tầm bắn 8.000 km. Hiện chỉ có Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc chính thức sở hữu tên lửa liên lục địa.
Theo TNO
Hàn Quốc: Triều Tiên sắp thử hạt nhân hoặc tên lửa
Chính phủ Hàn Quốc nhận định rất có thể Triều Tiên đang chuẩn bị cho kế hoạch tiến hành thêm một vụ thử hạt nhân hoặc tên lửa trong thời gian tới. Ngoài ra, nước này cũng bày tỏ lo ngại Bình Nhưỡng sẽ can thiêp vào cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới.
Hình ảnh so sánh tổ hợp hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên hồi tháng 9/2011 và tháng 2/2012.
Nhận định trên được chính phủ Hàn Quốc đưa ra trong báo cáo trình bày tại cuộc họp với các nhà lập pháp đảng Đại dân tộc cầm quyền ngày hôm qua.
"Bộ Quốc phòng Hàn Quốc khẳng định Bình Nhưỡng đã chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc thử nghiệm tiếp theo", một quan chức cấp cao đảng Đại dân tộc nói.
Trước đó, một viện nghiên cứu của Hoa Kỳ cũng nói rằng Triều Tiên có thể hoàn thành công tác xây dựng một lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ vào cuối năm tới.
"Hình ảnh chụp hồi tháng 5 và 6 cho thấy vật liệu xây dựng mới đã được đặt vào, hoặc đưa tới gần tòa nhà chứa lò phản ứng tại khu phức hợp hạt nhân Yongbyon", viện Khoa học và Công nghệ Quốc tế có trụ sở tại Washington cho biết.
Cũng theo Viện trên, phần xây dựng chính ở bên ngoài lò phản ứng dường như đã hoàn tất, dù bản thân tòa nhà còn thiếu một mái vòm.
Seoul lo ngại Bình Nhưỡng can thiệp vào chính trị nội bộ
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim kwan-jin, dựa trên những gì đang diễn ra, nhiều khả năng Triều Tiên sẽ tìm cách can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Hàn Quốc dự kiến diễn ra vào tháng 12 tới.
"Khi còn duy trì thái độ thù địch với Seoul, Bình Nhưỡng sẽ không từ bất kỳ hành động gây hấn nào, kể cả việc can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống tới đây", Bộ trưởng Kim kwan-jin nói.
Ông Kim giải thích đánh giá này của ông được đưa ra dựa trên những động thái "hiếm hoi" gần đây của nhà lãnh đạo trẻ Triều Tiên Kim Jong-un, trong đó có việc liên tiếp tới thăm các đơn vị quân đội trong cả nước.
Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Yu Woo-ik, người cũng có mặt tại cuộc họp, cũng bày tỏ nghi ngờ về các động thái vó vẻ như đang đi theo hướng cải cách của Triều Tiên.
"Vẫn còn quá sớm để kết luận rằng đang diễn ra những thay đổi hay cải cách thực sự ở Triều Tiên, dù rằng chúng ta không có lý do gì để bỏ qua những dấu hiệu đó", ông Yu Woo-ik khẳng định.
Mặc dù lo ngại những động thái gần đây của Triều Tiên, song Bộ trưởng Yu Woo-ik cho rằng chính phủ Hàn Quốc và đảng cầm quyền sẽ không thay đổi các chính sách nhân đạo đối với người dân miền Bắc.
"Tại thời điểm này, chưa có gì thay đổi trong chính sách của Hàn Quốc đối với quốc gia láng giềng phía Bắc. Chính phủ Hàn Quốc vẫn quyết định xem xét cung cấp viện trợ nhân đạo cho người dân Triều Tiên sau các đợt bão lũ gây ảnh hưởng nặng nề thời gian qua", ông nói.
Theo Dân Trí
Triều Tiên có thể thử hạt nhân trong 2 tuần nữa Các chuyên gia Mỹ tin rằng Triều Tiên có khả năng hiến hành một vụ thử hạt nhân thứ 3 trong vòng 2 tuần tới. Ảnh vệ tinh chụp bãi thử Punggye-ri của Triều Tiên hồi tháng 4/2012. Hai nhà khoa học hạt nhân nổi tiếng của Mỹ là Siegfried Hecker, từ Đại học Stanford, và Frank Pabian, từ Phòng thí nghiệm quốc...