Ấn Đô thử nghiệm thành công tên lửa có khả năng hạt nhân Prithvi-II
Bộ Chỉ huy lực lượng chiến lược Ấn Độ vừa cho biết đã thử thành công loại tên lửa có khả năng hạt nhân phát triển nội địa Prithvi-II vào ban đêm ở bãi thử nghiệm ở Odisha.
Tên lửa đất đối đất Prithvi-II với tầm bắn 350km, đã được phóng từ một xe chở phóng lưu động từ khu thử nghiệm tích hợp tại Chandipur, gần Balasore vào sáng ngày 6-10.
Lần cuối cùng Ấn Độ thử nghiệm thành công Prithvi-II là vào hồi tháng 2. Loại tên lửa này có thể mang theo đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân nặng từ 500 đến 1000kg, và trang bị 2 động cơ nhiên liệu lỏng.
Loại tên lửa hiện đại hàng đầu của Ấn Độ sử dụng định vị quán tính với đường đạn di chuyển linh hoạt để đánh trúng mục tiêu.
Tên lửa Prithvi-II là loại v ũ khí hoạt động rất ổn định của quân đội Ấn Độ
Tên lửa thử nghiệm được chọn ngẫu nhiên từ kho vũ khí, được thực hiện phóng bởi Bộ Chỉ huy chiến lược Ấn Độ và theo dõi bởi các nhà khoa học của Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO).
Tên lửa Prithvi-II đã được biên chế vào lực lượng vũ trang Ấn Độ từ năm 2003. Đây là tên lửa đầu tiên của Ấn Độ được phát triển bởi DRDO dưới chương trình phát triển tên lửa dẫn đường tích hợp (IGMDP).
Video đang HOT
Biến thể mới nhất trong gia đình Prithvi là phiên bản hải quân Prithvi III. Phiên bản này có kích thước lớn nhất với trọng lượng phóng lên tới 5.600 kg và tầm bắn 1000km.
Theo anninhthudo
Đàm phán Mỹ-Triều lại đạt thêm bước tiến
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 8/10 cho hay lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã sẵn sàng cho phép giới thanh sát viên quốc tế tiếp cận các khu vực thử hạt nhân và tên lửa của nước này - một trong những điểm quan trọng trong cam kết giải giáp hạt nhân giữa hai nước.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gặp nhau ở Bình Nhưỡng, ngày 7/10 (Nguồn: Twitter/Mike Pompeo).
Ông Pompeo - người đã có cuộc gặp với ông Kim nhân chuyến thăm tới Bình Nhưỡng hôm Chủ nhật vừa qua nói rằng các thanh sát viên sẽ được quyền tiếp cận tới khu vực thử nghiệm động cơ tên lửa và khu thử nghiệm hạt nhân Punggye-ri ngay khi hai bên nhất trí về các vấn đề hậu cần.
"Cần rất nhiều hoạt động hậu cần để thực hiện điều đó" - Ngoại trưởng Pompeo nói trong một cuộc họp báo ngắn ở Seoul, Hàn Quốc, trước khi tới chặng dừng chân cuối cùng là Bắc Kinh, Trung Quốc.
Ông Pompeo cũng nói rằng cả hai bên đã "rất gần" tới một thỏa thuận về tổ chức Hội nghị thượng đỉnh lần 2, việc mà ông Kim đề xuất với Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một bức thư gửi đi hồi tháng trước. "Quan trọng nhất là cả hai nhà lãnh đạo tin rằng, họ sẽ thực sự đạt được bước tiến đáng kể, từ đó dọn đường cho Hội nghị thượng đỉnh tiếp theo" - ông Pompeo nói.
Đặc phái viên về hạt nhân mới của Mỹ Stephen Biegun - người cũng tháp tùng ông Pompeo trong chuyến thăm Bình Nhưỡng - nói rằng ông đã đề xuất tổ chức cuộc gặp với Thứ trưởng Triều Tiên Choe Son-hui "sớm nhất có thể" và họ đang thảo luận để đưa ra thời gian, thời điểm họp cụ thể.
Chuyến công du Bình Nhưỡng lần thứ tư của ông Pompeo diễn ra trong bối cảnh đàm phán Mỹ-Triều về vấn đề hạt nhân lâm thế bế tắc. Trong lúc Washington yêu cầu Bình Nhưỡng hoàn tất giải giáp hạt nhân toàn diện, Triều Tiên đã bác bỏ khả năng giải giáp hạt nhân đơn phương.
Tiếp cận bãi thử hạt nhân
Trong kỳ họp thượng đỉnh Liên Triều gần đây nhất, Triều Tiên đã tuyên bố sẵn sàng đóng cửa khu phức hợp hạt nhân Yongbyon nếu như Washington có động thái tương xứng - tức bao gồm một tuyên bố chấm dứt chiến tranh Triều Tiên 1950-1953. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Pompeo từ chối bình luận về đề xuất này.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nói rằng Triều Tiên sẽ "hủy bỏ vĩnh viễn" bãi thử nghiệm động cơ tên lửa của họ ở thị trấn Tongchang-ri trước sự chứng kiến của giới chuyên gia đến từ "các nước có liên quan". Tuy nhiên, Bình Nhưỡng lại không giữ cam kết về việc cho phép giới thanh sát viên quốc tế tới quan sát vụ hủy bãi thử Punggye-ri hồi tháng 5 vừa qua, làm dấy lên làn sóng ngờ vực.
Tháng 7 vừa qua, một hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Triều Tiên đã bắt đầu hủy bỏ bãi thử động cơ tên lửa ở Tongchang-ri, nhưng lại không cho phép người ngoài tiếp cận để xác nhận.
Trong hôm 8/10, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert nói trong một tuyên bố rằng lãnh đạo Kim Jong-un đã có lời mời các thành sát viên quốc tế tới bãi thử hạt nhân Punggye-ri để xác nhận rằng nó đã bị hủy không thể đảo ngược. Tuy nhiên, tuyên bố này không đưa thêm chi tiết.
Tín hiệu tích cực
Trong hôm đầu tuần, Hãng truyền thông nhà nước Triều Tiên KCNA cho hay lãnh đạo Kim đã hoan nghênh các cuộc nói chuyện với Ngoại trưởng Pompeo, trong đó ông Kim "đã giải thích chi tiết về các đề xuất nhằm giải quyết vấn đề giải giáp hạt nhân".
"Lãnh đạo Kim Jong-un đã thể hiện rõ sự hài lòng trước các vòng đàm phán tuyệt vời với ông Mike Pompeo, trong đó quan điểm của hai bên đã được hiểu rõ, nhiều ý kiến được trao đổi" - KCNA cho hay.
Ông Kim nói rằng đối thoại song phương sẽ tiếp tục phát triển "dựa trên lòng tin vững chắc giữa lãnh đạo của hai nước", bày tỏ lòng biết ơn đối với ông Trump vì đã có nỗ lực thực sự trong việc đạt được thỏa thuận trong Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên ở Singapore - KCNA nêu rõ.
Đưa ra bình luận về cuộc gặp giữa ông Pompeo và ông Kim, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nói rằng, ông Kim có thể sớm sang thăm Nga. Ông cũng nói rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến có chuyến thăm Triều Tiên, dù không đưa ra thêm chi tiết.
Trong hôm đầu tuần này, tờ Rodong Sinmun của Triều Tiên đã đăng tải 8 bức ảnh về cuộc họp giữa ông Pompeo và ông Kim trên trang nhất, trong đó gồm nhiều bức ảnh cho thấy ông Pompeo và ông Kim tươi cười khi bắt tay nhau. Đây là tín hiệu tốt đẹp hơn nhiều so với chuyến công du trước mà ông Pompeo thực hiện.
Khánh Duy
Theo daidoanket
Nga triển khai hệ thống NMD trên toàn quốc Nga sẽ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD) trên toàn quốc để đối phó với nguy cơ bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo. Tân Hoa xã dẫn nguồn tin quân sự Nga cho biết, hiện tại nhiệm vụ phòng thủ tên lửa của Nga hoàn toàn dựa vào các bệ phóng tên lửa được triển khai...