Ấn Độ thông qua dự án đóng tàu sân bay lớn nhất nước
Hội đồng mua sắm quốc phòng Ấn Độ (DAC) vừa thông qua ngân sách ban đầu 300 triệu Rupee (hơn 4,7 triệu USD) cho dự án đóng tàu chiến lớn nhất nước này, tàu sân bay INS Vishal, với độ choán nước 65.000 tấn.
Vào năm tới, tàu sân bay Ấn Độ INS Viraat sẽ “về hưu” sau 56 năm hoạt động – Ảnh: AFP
Tờ Times of India hôm nay 15.5 dẫn lời giới chức Ấn Độ cho hay có 3 lý do để DAC đưa ra động thái trên. Lý do đầu tiên là hải quân Trung Quốc ngày càng tăng cường hiện diện ở Ấn Độ Dương và nỗ lực thiết lập các căn cứ hậu cần trong khu vực. Dự án đóng tàu INS Vishal, vốn bị trì hoãn rất lâu, được DAC duyệt ngân sách vào đêm 13.5, ngay trước khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc 3 ngày.
Lý do thứ hai là vào năm tới Ấn Độ sẽ cho tàu sân bay INS Viraat (28.000 tấn) “về hưu”, nên nước này chỉ còn một chiếc tàu sân bay INS Vikramaditya (lượng choán nước 44.400 tấn) trong tình trạng hoạt động.
Ấn Độ đang tự đóng tàu sân bay INS Vikrant (40.000 tấn) và dự kiến hạ thủy vào ngày 28.5 trước khi đưa vào hoạt động trong năm 2018 hoặc 2019. Một quan chức Ấn Độ cho rằng việc đóng tàu INS Vishal sẽ mất hơn một thập niên.
Video đang HOT
Lý do cuối cùng là Ấn Độ và Mỹ đang có kế hoạch hợp tác về công nghệ tàu sân bay. New Delhi vừa đề nghị Washington chia sẻ công nghệ mới EMALS (hệ thống phóng máy bay bằng điện từ trường) áp dụng trên tàu sân bay.
Văn Khoa
Theo Thanhnien
Ông Obama chịu sức ép trong và ngoài nước về vấn đề hạt nhân Iran
Hạ viện Mỹ hôm qua 14/5, thông qua Dự luật cho phép Quốc hội có quyền xem xét thỏa thuận hạt nhân một khi chính phủ Mỹ ký với Iran.
Trong khi đó, tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh hôm qua tại Washington, Tổng thống Obama tiếp tục phải đưa ra các cam kết an ninh nhằm xoa dịu các đồng minh Arab về một thỏa thuận hạt nhân với Iran trong tương lai.
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh (ảnh: AP) Với tỉ lệ áp đảo 400 phiếu thuận và 25 phiếu chống, hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua "Dự luật rà soát hiệp định hạt nhân với Iran". Dự luật quy định Nhà Trắng không được dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Iran trong vòng ít nhất 30 ngày, khi các nhà lập pháp đang trong quá trình xem xét hiệp định cuối cùng mà Nhóm P5 1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc cùng với Đức) và Iran có thể đạt được từ nay đến hạn chót ngày 30/6.
Dự luật cũng đặt điều kiện nếu các nghị sỹ không chấp nhận hiệp định thì Tổng thống Obama sẽ bị mất quyền bãi bỏ mọi biện pháp trừng phạt kinh tế mà Quốc hội Mỹ áp đặt đối với Iran. Kết quả này được nhìn nhận như một thất bại của Nhà Trắng.
Nhiều tháng qua, Nhà Trắng đã nhiều lần lên tiếng phản đối nỗ lực của Quốc hội Mỹ nhằm có được quyền xem xét thỏa thuận hạt nhân với Iran, cảnh báo yêu cầu này có nguy cơ làm đổ vỡ tiến trình đàm phán hạt nhân hiện nay giữa Mỹ cùng các cường quốc khác với Iran.
Trong cuộc bỏ phiếu với tỉ lệ phiếu thuận áp đảo tuần trước, Thượng viện Mỹ cũng đã thông qua dự luật này. Theo Thượng nghị sĩ Mỹ Ben Cardin, dự luật này là cách duy nhất để Quốc hội có thể ngăn chặn một thỏa thuận "tồi" với Iran.
Ông Cardin nói: "Chúng tôi hiểu rằng nước Mỹ sẽ mạnh hơn khi các bên hợp tác cùng nhau cũng như thể hiện vai trò thích hợp của quốc hội trong vấn đề này. Việc thông qua dự luật này sẽ giúp ngăn chặn Iran trở thành một nước sở hữu vũ khí hạt nhân và chúng tôi ưu tiên thực hiện điều này thông qua các giải pháp ngoại giao".
Trong một thông điệp cứng rắn gửi tới Iran, Hạ viện Mỹ hôm qua cũng thông qua dự luật kêu gọi Tổng thống Obama tăng cường trừng phạt tài chính chống lại nhóm Hezbollah tại Lebanon, mà Mỹ cáo buộc có liên hệ với Iran.
Không chỉ đối mặt với sức ép từ quốc hội Mỹ, Tổng thống Obama cũng đang phải tiếp tục trấn an mối lo ngại từ các đồng minh Vùng Vịnh Arab cũng như Israel. Lãnh đạo nhiều nước Vùng Vịnh lo ngại, dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt sẽ cho phép Iran tăng cường hỗ trợ tài chính cho các nhóm phiến quân Shi'ite tại những nước bất ổn như Syria, Yemen, Iraq và Lebanon.
Tại hội nghị thượng đỉnh khá hiếm hoi giữa Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh và Mỹ hôm qua, Mỹ thông báo những biện pháp tăng cường khả năng quốc phòng của các nước này, bao gồm nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo, tăng cường an ninh hàng hải và mạng, bán vũ khí và tăng cường các cuộc diễn tập quân sự chung. Ông Obama cũng cho biết sẽ xem xét sử dụng lực lượng quân sự để bảo vệ những nước này và đối phó với các hoạt động gây mất ổn định của Iran trong khu vực.
Ông Obama nói: "Mỹ chuẩn bị hợp tác với các nước thành viên Vùng Vịnh nhằm răn đe hoặc đối đầu với bất cứ mối đe dọa nào đối với sự toàn vẹn lãnh thổ của các nước Vùng Vịnh và vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc. Với những hành động như vậy, Mỹ sẵn sàng hợp tác với các đối tác Vùng Vịnh, hành động khẩn cấp để đưa ra biện pháp thích hợp, sử dụng các biện pháp tập thể, bao gồm việc sử dụng lực lượng quân sự quốc phòng".
Sức ép trong nội bộ nước Mỹ cùng các đồng minh bên ngoài làm phức tạp thêm các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa nhóm P5 1 và Iran tại Viên ( Áo). Tại cuộc họp lần này, các nhà đàm phán đang cố gắng giải quyết những vấn đề còn tồn đọng trước hạn chót 30/6 tới.
Mặc dù bày tỏ khá lạc quan về việc các bên có thể đạt được một thỏa thuận hạt nhân vào phút chót, nhưng Iran cũng cảnh báo, yếu tố trong và ngoài nước Mỹ có thể ngăn cản các bên tiến tới một thỏa thuận hạt nhân. Sau cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ tuần trước về dự luật, Iran cáo buộc các nghị sĩ Mỹ đang phát động một "cuộc chiến tâm lí" nhằm vào các nhà đàm phán Iran./.
Phạm Hà
Theo_VOV
Nội các Nhật thông qua dự luật an ninh mới Theo Japan Times ngày 14.5, nội các của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thông qua 2 dự luật an ninh để chuẩn bị trình quốc hội. Quân đội Nhật Bản và Philippines tập trận chống khủng bố tại vịnh Manila, Philippines ngày 6.5.2015 - Ảnh: Reuters Nội dung dự luật cho phép Lực lượng phòng vệ nước này mở rộng hoạt...