Ấn Độ thiếu tiền để hoàn thành tàu sân bay nội địa
Chương trình đóng tàu sân bay nội địa INS Vikrant của Ấn Độ đang đứng trước nguy cơ tạm ngưng vì thiếu tiền.
Jane’s Defence Weekly dẫn nguồn tin Hải quân Ấn Độ cho biết, cơ quan này đang tìm kiếm nguồn kinh phí 160 tỷ Rupi (khoảng 2,3 tỷ USD) trong vòng 2-3 năm tới từ Đảng BJP mới giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ở Ấn Độ để tiếp tục chương trình đóng mới tàu sân bay nội địa Projcet 71(IAC).
Nguồn tin chính thức trao đổi với ISH Jane’s rằng, Ủy ban nội các an ninh (CCS) đứng đầu là tân Thủ tướng Narendra Modi sắp cắt giảm một phần quan trọng trong nhu cầu tài chính của Hải quân Ấn Độ để tiếp tục công việc giai đoạn II và giai đoạn III trong chương trình tàu sân bay 40.000 tấn tại nhà máy đóng tàu Cochin ở Kochi, miền Nam Ấn Độ.
Tàu sân bay nội địa đầu tiên của Ấn Độ được hạ thủy vào tháng 8/2013 và được đặt tên INS Vikrant. Một nguồn tin cấp cao từ Cục thiết kế hàng hải Ấn Độ (NDB) cho biết, tàu sân bay đã được hoàn thành 75% khối lượng công việc.
Kể từ khi được hạ thủy vào tháng 8/2013, tàu sân bay INS Vikrant gần như nằm đắp chiếu tại nhà máy vì thiếu tiền.
Tuy nhiên, việc đóng mới tàu sân bay này hầu như bị tạm ngưng trong những tháng gần đây do khủng hoảng kinh phí. Điều này dẫn đến việc lắp đặt các module thượng tầng, hệ thống cảm biến, radar và các hệ thống vũ khí gần như không thực hiện được.
Một quan chức cấp cao của Hải quân Ấn Độ cho biết, CCS sẽ thông qua Bộ Quốc Phòng, Bộ Tài chính liên bang để phê duyệt kinh phí. CCS của liên minh đảng cầm quyền cũ đã hết nhiệm kỳ từng đảm bảo sẽ phê duyệt ngân sách trước năm 2014 nhưng đã thất bại trong việc thực hiện chúng. Kết quả là công việc trên tàu sân bay INS Vikrant gần như bị đình chỉ hoàn toàn.
Các quan chức Hải quân Ấn Độ cảnh báo, sự chậm trễ trong việc phân bổ kinh phí bổ sung cho Projcet 71(IAC) có thể trì hoãn thời gian vận hành của nó dự kiến sẽ tiến hành trong giai đoạn 2017-2018.
INS Vikrant đã hoàn thành được khối lượng công việc với kinh phí từ 30-40 tỷ Rupe. Việc hoàn thành tàu sân bay này có kinh phí dự kiến khoảng 240-250 tỷ Rupi.
Video đang HOT
Tham mưu trưởng Hải quân Ấn Độ – Đô đốc D K Joshi từng trao đổi với IHS Jane’s vào tháng 1/2013 rằng, công việc trên Projcet 71(IAC) đã bị trì hoãn do những rào cản về tài chính và công nghệ với một tai nạn liên quan đến chiếc xe tải vận chuyển máy phát điện chính của tàu sân bay.
Hải quân Ấn Độ đang hoạt động hai tàu sân bay gồm: INS Vikramaditya hoán cải từ tuần dương hạm Admiral Gorshkov (Liên Xô) có lượng giãn nước 44.750 tấn và tàu sân bay hạng nhẹ INS Viraat cỡ 28.000 tấn mua lại từ Hải quân Hoàng gia Anh.
Ấn Độ từng kỳ vọng sẽ vượt mặt Trung Quốc trong chương trình đóng tàu sân bay nội địa nhưng xem chừng tham vọng của họ đang dậm chân tại chỗ bởi những khó khăn về tài chính.
Theo Kiến thức
Ấn Độ: Tham vọng mở rộng lợi ích trên Biển Đông
Với hai dấu mốc quan trọng ra mắt tàu sân bay nội địa đầu tiên INS Vikrantvà tàu ngầm hạt nhân INS Arihant, Ấn Độ đã thể hiện rõ quyết tâm đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa hải quân nhằm khẳng định vị trí hàng hải trong khu vực châu Á.
Tàu sân bay nội địa đầu tiên INS Vikrant của Ấn Độ
"Hàng hải châu Á" đang trở thành đề tài nóng trong những năm gần đây khi các quốc gia trong khu vực gắn liền tăng trưởng kinh tế với thương mại đường biển. Do đó, để bảo vệ những lợi ích hàng hải, chính phủ Ấn Độ đã thể hiện tham vọng tột cùng xây dựng "một lực lượng Hải quân đa chiều hiện đại" với "độ bao phủ rộng và bền vững".
Hiện nay, Ấn Độ được công nhận là cường quốc hải quân đứng thứ 5 trên thế giới với kế hoạch đóng thêm 160 tàu hải quân, cùng lực lượng chiến đấu hùng mạnh gồm 3 tàu sân bay hoàn thành vào năm 2022.
Tuy nhiên, trên thực tế, những tham vọng hàng hải của Ấn Độ lại đang đối mặt với không ít thách thức bởi vị trí đường biển của quốc gia này nằm trong khu vực vốn có nhiều tranh chấp. Bên cạnh đó, Biển Đông - nơi ghi nhận 55% hoạt động thương mại đường biển của Ấn Độ đi qua Eo biển Malacca, là khu vực mà nhiều quốc gia đang muốn nắm giữ trung tâm.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng từng lên tiếng không hài lòng với việc lực lượng Hải quân Ấn Độ hiện diện trên Biển Đông. Bằng chứng là những báo cáo hồi tháng 7/2011 cho thấy tàu Hải quân Ấn Độ đã nhận được một cuộc điện đàm trên sóng radio từ tàu Hải quân Trung Quốc yêu cầu rút khỏi vùng biển tranh chấp trên Biển Đông.
Thiết lập lợi ích hàng hải bền vững
Tàu ngầm hạt nhân INS Arihant do Ấn Độ sản xuất
Mặc dù, thực tế, Ấn Độ không chia sẻ đường biên giới biển trên Biển Đông song những lợi ích hàng hải mà New Delhi muốn nắm giữ đã hoàn toàn được phơi bày. Mặc dù không "to mồm" như Mỹ khi tuyên bố những tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông là "lợi ích quốc gia" vào năm 2010, New Delhi đã kêu gọi một giải pháp hòa bình và tự do hàng hải thậm chí tăng cường mối quan hệ mật thiết với những quốc gia cùng chia sẻ lợi ích trên Biển Đông.
Kể từ lần đầu tiên triển khai hoạt động trên Biển Đông năm 2000, Hải quân Ấn Độ đã ghi dấu ấn tham gia nhiều chương trình trong khu vực như viện trợ nhân đạo và cứu nạn thiên tai, tập trận chung trên biển và cảng biển. Điển hình, Hải quân Ấn Độ đã tham gia tích cực vào hoạt động cứu trợ sau thảm họa sóng thần năm 2004 và lốc xoáy tại Myanmar năm 2008. Thậm chí, Hải quân Ấn Độ còn hộ tống các tàu hải quân Mỹ đi qua Eo biển Malacca trong "Chiến dịch Tự do bền vững" năm 2002.
Trong đó, quần đảo Andaman - Nicobar được xem là cánh cửa chốt lối ra vào eo biển Malacca - tuyến đường biển nối liền với Biển Đông, hỗ trợ bảo vệ những lợi ích hàng hải của quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới. Ngoài căn cứ trên quần đảo Andaman - Nicobar, Ấn Độ còn cho thành lập trạm tiền tiêu nhỏ - trạm hàng không vịnh Campbell, cực nam quần đảo Andaman hồi tháng 7/2012.
Tránh tái diễn "bài học" trên Ấn Độ Dương
Hải quân Ấn Độ được triển khai tới Biển Đông từ năm 2000
Nhằm bảo vệ các nguồn năng lượng ngoài khơi và lối đi an toàn cho tàu bè qua Eo biển Malacca, Ấn Độ đã chọn phương án mở rộng tầm ảnh hưởng sang khu vực Biển Đông. Đây cũng là con đường ngăn chặn những tranh chấp lãnh hải mà Trung Quốc đang triển khai trên Biển Đông không xâm lấn sang Ấn Độ Dương.
Điển hình, các sự kiện gần đây trên Biển Đông có thể là điềm báo cho thái độ của Trung Quốc trên khu vực Ấn Độ Dương, khi mà Bắc Kinh đẩy mạnh bảo vệ các tuyến đường biển liên quan tới "lợi ích cốt lõi" bên cạnh việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trong cuộc tranh chấp lãnh biên giới lục địa và hàng hải cũng như tái hợp nhất Đài Loan.
Sự hiện diện với tần suất ngày càng cao của hải quân trung Quốc trên Ấn Độ Dương có thể thay đổi vị trí của Bắc Kinh trên Biển Đông. Không những vậy, Trung Quốc còn tham gia vào những tranh chấp biên giới hàng hải với những quốc gia láng giềng của Ấn Độ như Pakistan, Bangladesh và Sri Lanka, đồng thời thu thập thông tin tình báo và khai thác các nguồn tài nguyên gần bờ biển Ấn Độ.
Theo báo cáo hồi tháng 1/2009, một tàu ngầm Ấn Độ và đơn vị hải quân Trung Quốc từng được đặt trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu gần Eo biển Bab-el-Mandeb trên Vịnh Aden - một dấu hiệu càng khẳng định nguy cơ xảy ra xung đột giữa hai quốc gia trên Ấn Độ Dương. Đây cũng là lý do Ấn Độ tăng cường sự hiện diện trên Biển Đông nhằm ngăn chặn thái độ hung hăng của Trung Quốc lặp lại trên Ấn Độ Dương.
Thay đổi cấu trúc khu vực
Hải tặc - vấn nạn nhức nhối trên Ấn Độ Dương
Việc Ấn Độ gây dựng ảnh hưởng trên Biển Đông diễn ra trong bối cảnh Mỹ thi hành chính sách ngoại giao hướng tới khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Nói cách khác, Washington vừa muốn tái cam kết giữ gìn hòa bình trong khu vực và vừa kêu gọi các đồng minh chia sẻ trách nhiệm này.
Điển hình, Nhật Bản liên tục kêu gọi các đối tác tiến hành họp bàn an ninh khu vực song phương và đa phương. Trong đó, thủ tướng Nhật Bản - Shinzo Abe từng đề xuất xây dựng "khối kim cương an ninh" nhằm "bảo vệ những lợi ích hàng hải chung kéo dài từ Ấn Độ Dương tới phía tây Thái Bình Dương".
Thậm chí, Cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ - Shiv Shankar Menon còn khởi xướng chương trình "Phối hợp hàng hải". Trong đó, các cường quốc hàng hải trong khu vực có trách nhiệm bảo vệ lợi ích tối cao như xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản làm nhiệm vụ tuần tra chống cướp biển trên Ấn Độ Dương.
Theo Infonet
Ảnh độc tàu sân bay nội địa Ấn Độ sắp hạ thủy Chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên của Ấn Độ được hạ thủy vào ngày 12/8 tại thành phố cảng Kochi, chỉ vài ngày sau khi Nhật Bản hạ thủy tàu sân bay trực thăng DDH183 Izumo. Một số hình ảnh tàu sân bay INS Vikrant ngày 11/8. Việc hạ thủy tàu sân bay nội địa đầu tiên INS Vikrant, Ấn Độ...