Ấn Độ theo Việt Nam chọn tên lửa SPYDER của Israel
Thất vọng trước tên lửa nội địa, Quân đội Ấn Độ để ngỏ khả năng mua tên lửa phòng không SPYDER của Israel.
Thất vọng trước tên lửa nội địa, Quân đội Ấn Độ để ngỏ khả năng mua tên lửa phòng không SPYDER của Israel.
Một nguồn tin thuộc ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ tiết lộ với Jane’s cho hay, nhiều khả năng quân đội nước này sẽ lựa chọn hệ thống tên lửa phòng không SPYDER do Israel phát triển như một biện pháp bổ sung khi tổ hợp tên lửa nội địa Akash không hoàn thành tốt vai trò của mình.
Dù được Quân đội Ấn Độ đưa vào trang bị từ năm 2009 với số lượng được sản xuất lên đến 3.000 đơn vị, nhưng tên lửa Akash vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu ngày càng lớn từ các tướng lĩnh Ấn Độ.
Do đó Bộ Quốc phòng Ấn Độ đang xem xét một giải pháp khác hiệu quả hơn. Một trong số đó là mua các hệ thống tên lửa phòng không SPYDER do hãng Rafale và IAI của Israel hợp tác phát triển.
Nhưng vẫn còn một vấn đề phát sinh khác là Lục quân và Không quân Ấn Độ đang tranh nhau quyền vận hành hệ thống tên lửa phòng không mới này nếu chúng được mua trong thời gian sắp tới.
Video đang HOT
Hệ thống tên lửa phòng không SPYDER sẽ là giải pháp tình thế hiệu quả cho Quân đội Ấn Độ trong khi đợi Akash được hoàn thiện thêm.
Hệ thống tên lửa phòng không SPYDER được công ty Rafale Israel phát triển thành hai biến thể gồm: tầm trung SPYDER-MR và tầm ngắn SPYDER-SR.
Trong đó SPYDER-SR được đánh giá là mẫu tên lửa phòng không tầm ngắn hiệu quả, có khả năng cơ động cao nó có thể tiêu diệt được các mục tiêu bay tầm thấp như máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, phương tiện bay không người lái và các loại vũ khí dẫn đường.
SPYDER-SR có khả năng đánh chặn các mục tiêu ở khoảng cách từ 1km đến 20km ở độ cao từ 20m đến 9.000m. Đây là hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến nhất của Rafael hiện nay mỗi hệ thống được trang bị 4 tên lửa đất đối không Derby và Python-5.
Toàn bộ hệ thống được đặt trên khung gầm xe tải đặc chủng với hệ thống radar bám bắt mục tiêu EL/M-2106 ATAR hoặc radar đa chế độ EL/M-2084.
Đáng lưu ý, hiện Việt Nam cũng đã mua một số lượng nhỏ tên lửa phòng không SPYDER của Israel sử dụng song song với hệ tên lửa truyền thống Liên Xô.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Nga hợp tác hiện đại hóa vũ khí cho Ấn Độ
Tại triển lãm quốc phòng Defexpo-2016 diễn ra ở Ấn Độ vào cuối tháng 3 này, Công ty xuất nhập khẩu sản phẩm quốc phòng Nga đã tiến hành đàm phán với phía quân đội Ấn Độ về hợp tác hiện đại hóa trang bị, trong đó có hợp tác nghiên cứu tàu ngầm mới cho Ấn Độ dựa trên nền tảng tàu ngầm lớp Amur, kiểu 1650 và New Delhi cho phép Moscow sản xuất một lô tàu hộ vệ mới kiểu 11356.
Tàu hộ vệ tên lửa Type-11356 do Nga chế tạo
Ấn Độ hy vọng thông qua triển khai chương trình mới nằm trong chiến lược "Made in India" sẽ thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp quốc phòng nước này, cũng như mở rộng ảnh hưởng của mình trong lĩnh vực quốc phòng. Dự án giữa Nga và Ấn Độ đang tiến hành đàm phán đều liên quan đến chuyển nhượng công nghệ, sản xuất chung. Hiện nay, Moscow và New Delhi đã đàm phán mang tính khả thi về nghiên cứu tàu ngầm kiểu 75-I dựa trên lớp tàu Amur, kiểu 1650.
Tàu hộ vệ tên lửa Talwar Type 11356 của Hải quân Ấn Độ, do Nga chế tạo
Ngoài ra, hai bên còn đi sâu trao đổi về hợp tác hàng trăm loại vũ khí trang bị do Nga chế tạo như: Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90MS, xe chiến đấu bộ binh BMP-3, súng trường tấn công Kalashnikov và hệ thống phòng không S-400, tên lửa phòng không "Armor"-S1, "Doyle"-M2KM, tàu hộ vệ kiểu 11356, tàu đổ bộ cỡ lớn kiểu 11711, tàu trục vớt kiểu 21301 và tàu chống thủy lôi kiểu 12701.
Theo_An ninh thủ đô
Quân đội Ấn Độ sắp phát triển thành công súng laser Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) vừa thông báo gần phát triển thành công vũ khí năng lượng DEW có khả năng triệt hạ các máy bay không người lái. Nhiều quân đội trên thế giới cũng đang theo đuổi vũ khí năng lượng tương lai. Nga, Mỹ và Trung Quốc đã có những bước tiến lớn...