Ấn Độ “theo dõi chặt” phát triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc
Không chỉ theo dõi chặt chẽ, Ấn Độ còn áp dụng các biện pháp, xây dựng các khả năng để ứng phó với mối đe dọa do Trung Quốc trỗi dậy về quân sự gây ra.
Biên đội tàu chiến Trung Quốc đến Ấn Độ Dương
Trang mạng “Thời báo Kinh tế” Ấn Độ ngày 13 tháng 8 đăng bài viết nhan đề “Chính phủ theo dõi chặt chẽ sức mạnh quân sự ngày càng tăng cường của Trung Quốc”.
Theo bài viết, ngày 13 tháng 8 Ấn Độ cho biết, họ “theo dõi chặt chẽ” sự tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc, đồng thời sẽ áp dụng biện pháp hóa giải bất cứ mối đe dọa tiềm tàng nào gây ra cho an ninh của họ từ nước láng giềng này.
Trong báo cáo thường niên, Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho rằng: “Ấn Độ vẫn theo dõi chặt chẽ các tác động ảnh hưởng từ việc Trung Quốc không ngừng tăng cường sức mạnh quân sự ở khu vực này và khu vực xung quanh, xây dựng hạ tầng cơ sở ở khu vực biên giới, Ấn Độ sẽ còn áp dụng các biện pháp cần thiết, phát triển khả năng cần thiết, xóa bỏ những ảnh hưởng tiêu cực gây ra cho an ninh của nước ta (Ấn Độ)”.
Báo cáo cho biết, tranh chấp biên giới kéo dài của hai nước là một nhân tố quan trọng trong cân nhắc về an ninh của Ấn Độ.
Ngoài ra, do Trung Quốc xảy ra tranh chấp chủ quyền đảo với Nhật Bản, cản trở giao thông đường biển ở Biển Đông, Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, sự căng thẳng ở châu Á-Thái Bình Dương làm cho tình hình khu vực này cũng bắt đầu căng thẳng, có thể làm cho các nước trong khu vực này phân hóa, đối lập.
Video đang HOT
Biên đội tàu chiến Trung Quốc đến Ấn Độ Dương
Bộ Quốc phòng Ấn Độ còn cho biết, Ấn Độ có lợi ích chính trị, kinh tế và láng giềng hữu nghị quan trọng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, khu vực châu Á-Thái Bình Dương duy trì hòa bình ổn định có quan hệ rất quan trọng đối với Ấn Độ.
Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho rằng: “Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải ở vùng biển quốc tế, ủng hộ quyền lợi đi lại theo luật pháp quốc tế. Ấn Độ cho rằng, các nước cần kiềm chế, thông qua con đường ngoại giao giải quyết tranh chấp, không nên đe dọa sử dụng vũ lực”.
Theo bài báo, trong vấn đề tình hình an ninh khu vực, báo cáo cho biết, khu vực Nam Á “vẫn bất ổn, chủ nghĩa khủng bố, hoạt động chống chính phủ và xung đột giáo phái ở các nước xung quanh ngày càng tạo ra mối đe dọa đối với sự ổn định của khu vực”.
Bộ Quốc phòng Ấn Độ còn cho biết, trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau, Ấn Độ quyết tâm cùng tất cả các nước đối tác trong khu vực triển khai hợp tác an ninh cởi mở, trên cơ sở đối thoại.
Tàu chiến, máy bay quân sự Trung Quốc hung hăng đe dọa ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam
Châu Á cảm thấy căng thẳng với Trung Quốc
Trước đó, tờ “The Stars and Stripes” ngày 21 tháng 4 cũng cho rằng, Trung Quốc liên tục tăng chi tiêu quân sự, năm 2014 họ tuyên bố tăng 12,2% chi tiêu quân sự, điều này làm cho một số đồng minh của Mỹ ở khu vực này cảm thấy căng thẳng, trong khi khu vực này (châu Á-Thái Bình Dương) có vô số ngòi nổ xung đột tiềm tàng.
Theo bài báo, những đồng minh của Mỹ này chủ yếu là Nhật Bản, Philippines đều ngày càng lệ thuộc vào sự bảo hộ của Mỹ để đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc – nước đang gia tăng yêu sách chủ quyền (bất hợp pháp) trên các vùng biển ở Tây Thái Bình Dương.
Theo bài báo, các hành động quân sự hung hăng trên biển của Trung Quốc cùng với sự cắt giảm chi tiêu quân sự của Mỹ đã làm nảy sinh cảm giác này. Điều này cũng khiến cho các nước như Việt Nam, Malaysia, Myanmar… mãi tới gần đây mới bắt đầu thay đổi quan hệ chặt chẽ giữa họ với Trung Quốc.
Tuy nhiên, chuyên gia Jonathan Holslag, Viện nghiên cứu Trung Quốc đương đại cho rằng, ngân sách quốc phòng muốn thực sự làm thay đổi cán cân sức mạnh quân sự với Mỹ thì còn phải mất rất nhiều thời gian.
Nhưng, đây không phải là điểm lo ngại chính. Tuy nhiên, các nước láng giềng Trung Quốc lại rất căng thẳng. Nhật Bản, Việt Nam và Philippines đều hiểu rõ, nếu cán cân sức mạnh này phát triển theo hướng bất lợi cho Mỹ thì họ có thể sẽ trở thành người bị hại.
Hình ảnh này được cho là máy bay chiến đấu J-10 Trung Quốc tập ném bom dẫn đường laser trên cao nguyên Tây Tạng
Theo chuyên gia Jonathan Holslag, Trung Quốc biết rằng, chỉ có trong tình hình Mỹ không can thiệp thì họ mới có thể “thu hồi” (ăn cướp) cái gọi là “lãnh thổ đã mất” (lãnh thổ của các nước láng giềng).
“Tôi không cho rằng, cục diện bế tắc an ninh của châu Á sẽ có kết cục hòa bình. Tất cả các tranh chấp lãnh thổ này cuối cùng đều sẽ do sức mạnh, có lẽ là sức mạnh quân sự giải quyết”.
Có lẽ vì lý do đó, các nước khác ở khu vực này đều trông đợi vào tăng cường sức mạnh quân sự của họ. Cảm giác của các nước trong khu vực về việc Mỹ cắt giảm ngân sách quốc phòng, Trung Quốc gia tăng sức mạnh quân sự… có thể làm cho vấn đề trở nên gay go hơn.
Trong đó, theo chuyên gia Singapore, việc Trung Quốc tiếp tục mở rộng quân bị sẽ làm gia tăng sự không tin cậy giữa họ với Nhật Bản. Chắc chắn, Nhật Bản sẽ tập trung áp dụng các biện pháp ứng phó với việc tăng cường quân bị của Trung Quốc.
Có chuyên gia cho rằng, một loạt động thái về an ninh, quân sự, đối ngoại gần đây của Nhật Bản chính là phản ứng trực diện, kiên quyết, mạnh mẽ của siêu cường kinh tế, công nghệ Nhật Bản trước Trung Quốc.
Tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-21C Trung Quốc
Theo Giáo Dục