Ấn Độ thay tên nước trong thiệp mời ăn tối hội nghị G20
Theo Reuters, trong thiệp mời tiệc tối gửi quan khách tham dự hội nghị G20 tên nước Ấn Độ đã được thay bằng Bharat.
Reuters dẫn lại một bức thiệp mời tiệc tối hội nghị thượng đỉnh G20 bằng tiếng Anh cho thấy, bà Droupadi Murmu được gọi là “Tổng thống Bharat” (President of Brahat) thay vì “Tổng thống Ấn Độ” (President of India). Sự thay đổi này cũng làm dấy lên nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận Ấn Độ.
Bharat là từ tiếng Phạn cổ được giới sử học tin rằng là cách người Hindu gọi Ấn Độ, ngoài còn những cái tên khác như Bharata và Hindustan. Những cách gọi này được sử dụng rộng rãi thời kỳ tiền thuộc địa và vẫn xuất hiện trong ngôn ngữ và văn hóa Ấn Độ hiện đại. Trong khi đó, các cơ quan nhà nước thường sử dụng “India” khi giao tiếp bằng tiếng Anh.
Ảnh chụp thiệp mời dự tiệc G20 của Tổng thống Ấn Độ Droupadi Murmu. (Ảnh: NDTV)
Các quan chức đảng Bharatiya Janata (BJP) của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ủng hộ thay đổi này. Họ cho rằng cái tên “Ấn Độ” do thực dân Anh đặt và là “biểu tượng của chế độ thuộc địa”. Hội nghị G20 được xem là cơ hội tốt để hiện thực hóa điều này.
Anh cai trị Ấn Độ khoảng 200 năm cho đến khi nước này giành độc lập năm 1947.
Chính phủ của ông Modi cho biết việc thay đổi tên là nỗ lực khôi phục một phần lịch sử Ấn Độ giáo của nước này. Tuy nhiên, các đảng đối lập ở Ấn Độ chỉ trích động thái, cho rằng nó nhằm làm lu mờ liên minh chính trị INDIA mới thành lập hai tháng. Họ cho biết đây là viết tắt của Liên minh Toàn diện Phát triển Quốc gia Ấn Độ.
“Cái tên Ấn Độ được cả thế giới biết đến. Điều gì đã xảy ra khiến chính phủ phải đổi tên nước”, Mamata Banerjee, lãnh đạo phe đối lập, nói.
Shashi Tharoor của đảng Quốc đại đối lập ngày 5/9 đăng trên Twitter rằng: “Tôi hy vọng chính phủ sẽ không ngớ ngẩn đến mức loại bỏ hoàn toàn ‘Ấn Độ’, cái tên có giá trị thương hiệu không thể đong đếm qua nhiều thế kỷ”.
Ấn Độ sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh thường niên của Nhóm 20 nền kinh tế lớn (G20) tại New Delhi vào ngày 9/9-10/9. Nhiều lãnh đạo thế giới, trong đó có Tổng thống Mỹ Joe Biden, sẽ tham dự sự kiện.
Tổng thống Murmu sẽ chủ trì tiệc tối, dự kiến diễn ra ngày 9/9. Tổng thống Ấn Độ là lãnh đạo phi đảng phái và chỉ có quyền lực mang tính nghi lễ. Theo truyền thống, vị trí này được đảng cầm quyền ủng hộ và bầu chọn.
Xé áo làm dây giải cứu nạn nhân trong vụ sập cầu ở Ấn Độ
Một nhân chứng tại khu vực cây cầu bị sập ở Ấn Độ cho biết lực lượng cứu hộ đã sử dụng dây làm từ áo sơ mi xé ra để kéo hơn 160 nạn nhân rơi xuống sông lên bờ.
Có ít nhất 141 người thiệt mạng trong vụ sập cầu tại bang Gujarat, Ấn Độ. Ảnh: AP.
Trả lời BBC, ông Kantilal Amrutiya, người từng là nhà lập pháp của đảng Bharatiya Janata, cho biết ông đã chứng kiến khoảnh khắc cây cầu sụp xuống. Ông cũng đã quay phim và gửi video cho người dân địa phương để nhờ giúp đỡ.
Ông cho biết những người ở gần hiện trường đã gọi cho chính quyền ngay lập tức sau khi cây cầu bị sập. Sau đó, họ cũng tự mình xuống nước để giải cứu nạn nhân.
Ông Amrutiya cho hay ông và những người có mặt tại hiện trường có thể đã cứu khoảng 160 người bị rơi xuống sông.
"Chúng tôi kéo họ bằng sợi dây bện từ những chiếc áo sơ mi được xé ra. Chúng tôi cũng đem ống cao su ném xuống cho một số người dưới sông (để có thể giúp họ nổi trên mặt nước khi giữ chúng)", ông nói.
Lực lượng cứu hộ tại hiện trường vụ sập cầu. Ảnh: BBC.
Tối 30/10, một cây cầu treo bắc qua sông Machchu tại thị trấn Morbi, bang Gujarat (Ấn Độ) đã đổ sụp, khi hàng trăm người vẫn còn ở trên cầu. Vụ việc đã khiến ít nhất 141 người thiệt mạng, bao gồm cả phụ nữ, trẻ em và người cao tuổi.
Văn phòng Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thông báo ông sẽ tới thăm thị trấn Morbi vào ngày 1/11. Trước đó, Thủ tướng Modi cho biết ông rất đau buồn trước thảm kịch vừa xảy ra.
"Hiếm khi nào trong cuộc đời tôi lại trải qua nỗi đau như vậy. Một mặt, trái tim tôi đang đau đớn; mặt khác, đây là một phần của nghĩa vụ cá nhân", thủ tướng Ấn Độ viết trên Twitter.
Ông Modi cũng gửi lời chia buồn và cam kết chính phủ sẽ hỗ trợ đầy đủ cho gia đình những người thiệt mạng trong vụ tai nạn.
Theo Reuters, cây cầu vừa mới mở cửa lại tuần trước sau thời gian bảo trì. Dù vậy, cây cầu này vốn giới hạn số lượng người đi qua trong một thời điểm chỉ là 20 người - thấp hơn nhiều số người lên cầu ngày 30/10.
Mục Thế giới giới thiệu sách tham khảo về Ấn Độ với tựa đề "Ấn Độ - Đất nước, xã hội và văn hóa" do NXB Thông tin và Truyền thông phát hành năm 2018. Cuốn sách phác thảo những thông tin cơ bản về đất nước, con người và nền văn hóa Ấn Độ, giúp độc giả có cái nhìn tổng quát về Ấn Độ - đất nước có bề dày lịch sử hơn 5.000 năm, ẩn chứa nhiều điều linh thiêng và huyền bí.
Người dân bám vào lưới cầu treo bị sập ở Ấn Độ để thoát nạn. Video ghi lại cảnh nhiều người đã bám vào tấm lưới của cầu treo bị sập ở tỉnh Gujarat, Ấn Độ hôm 30/10 để thoát khỏi con sông. Vụ sập cầu khiến ít nhất 141 người chết.
Bà Droupadi Murmu tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Ấn Độ Ngày 25/7, bà Droupadi Murmu đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Ấn Độ, trở thành Tổng thống đầu tiên của nước này có xuất thân từ cộng đồng bộ lạc. Lễ nhậm chức có sự tham dự của Chủ tịch Thượng viện M. Venkaiah Naidu, Thủ tướng Narendra Modi, Chủ tịch Hạ viện Om Birla, các bộ trưởng liên bang, các nghị...