Ấn Độ thắt chặt quan hệ với các nước Nam Á
Lãnh đạo các nước thuộc Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) ngày hôm nay sẽ nhóm họp tại thủ đô Kathmandu của Nepal. Giới phân tích đánh giá đây sẽ là cơ hội để Ấn Độ thắt chặt quan hệ với các quốc gia trong khu vực.
Thủ tướng Modi hội đàm với người đồng cấp Nepal Sushil Koirala (Ảnh: AFP)
Ngay trước khi diễn ra lễ khai mạc chính thức của hội nghị SAARC, Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi cùng người đồng cấp nước chủ nhà Sushil Koirala đã chứng kiến lễ ký kết việc thỏa thuận xây dựng nhà máy thủy điện trị giá 1 tỷ USD của công ty Satluj Jal Vidyut Nigam cho Nepal.
Phát biểu sau đó, Thủ tướng Modi cho biết ông muốn “thúc đẩy mạnh hơn nữa” các thỏa thuận bị đình trệ giữa hai nước. Giới phân tích đánh giá thỏa thuận mới được ký kết có thể sẽ được sử dụng làm bàn đạp để Ấn Độ giành lại sự ảnh hưởng tại Nepal, quốc gia đã nhận nhiều khoản đầu tư từ Trung Quốc trong thời gian qua.
Cũng tại thủ đô Kathmandu, Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi lần đầu tiên sẽ hội đàm với Tổng thống Afghanistan Asharf Ghani bên lề hội nghị SAARC. Chủ đề chính của cuộc gặp là tình hình an ninh trong khu vực.
Theo đó, Ấn Độ muốn gia tăng can dự vào Afghanistan sau khi tổ chức khủng bố al-Qaeda thông báo thành lập một nhánh mới tại khu vực Nam Á và mới đây đã lên tiếng nhận trách nhiệm cho vụ đánh bom đẫm máu ở Karachi.
Ngoài ra, một trong những vấn đề được quan tâm nhất ở hội nghị SAARC lần này là khả năng diễn ra cuộc gặp cấp cao giữa hai nhà lãnh đạo Ấn Độ và Pakistan. Bộ Ngoại giao Ấn Độ đã ra thông báo cho biết lãnh đạo hai nước đã “chào hỏi xã giao” khi tới Kathmandu, song hiện hai bên chưa ấn định lịch hội đàm chính thức.
Video đang HOT
Trước đó, mối quan hệ song phương đã căng thẳng trở lại bởi tình trạng bạo lực tại khu vực Kashmir. Thủ tướng Modi từng cảnh báo “tình hình ở Kashmir đã thay đổi theo thời gian và Ấn Độ sẽ không chấp nhận những thói quen cũ kỹ của họ”.
Nhận xét về những động thái của Ấn Độ trước hội nghị SAARC, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Nepal, ông Sujeev Shakya, cho rằng: “Vấn đề chính của SAARC chính là mối quan hệ cơ bản giữa Ấn Độ và Pakistan, cũng như tình hình tại Afghanistan và ảnh hưởng của hai nước này tới Afghanisttan. Mọi chuyện sẽ được cải thiện nếu SAARC thay đổi cơ cấu và thảo luận về khả năng xây dựng một liên minh thương mại giữa Bhutan, Bangladesh, Ấn Độ, Nepal và Myanmar”.
Theo số liệu chính thức của SAARC, giao dịch thương mại giữa các quốc gia thuộc hiệp hội này, bao gồm Afghanistan, Bangladesh, Bhutan, Ấn Độ, Nepal, Maldives, Pakistan và Sri Lanka, đã tăng từ dưới 140 triệu USD vào năm 2008 lên tới 878 triệu USD vào năm 2012. Tuy nhiên, số liệu của Viện Brookings cho biết con số này chưa bằng 5% tổng giá trị thương mại của cả khu vực. Do vậy, giới phân tích cho rằng Ấn Độ cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động thương mại trong khu vực nếu muốn gia tăng ảnh hưởng trong thời gian tới.
Ngọc Anh
Theo Dantri/AFP
3 nước châu Á có nguy cơ khủng bố cao
Bangladesh, Myanmar và Sri Lanka là 3 nước châu Á có nguy khủng bố cao theo báo cáo của Cơ sở dữ liệu chống khủng bố toàn cầu (GTI). Việt Nam hầu như không có nguy cơ khủng bố trong những năm gần đây.
Chủ nghĩa khủng bố đang gia tăng trên phạm vi toàn thế giới - Ảnh: Reuters
Bangladesh, Myanmar và Sri Lanka rất yếu về những vấn đề như quan hệ cộng đồng, tiếp nhận và tự do thông tin. Dẫn đến việc ba nước này có nguy cơ xảy ra các vụ tấn công khủng bố cao trong những năm tới.
Báo cáo được công bố bởi Viện kinh tế và Hòa bình ở Úc. Cơ sở dữ liệu cho thấy đến 82% các cuộc khủng bố xảy ra ở 5 quốc gia là Nigeria, Afghanistan, Pakistan, Iraq và Syria.
Trong đó, 3 nước châu Á là Thái Lan, Ấn Độ và Philippines cũng có nguy cơ khủng bố nhưng chủ yếu đến từ các phe nhóm ly khai ở các nước này. Riêng Singapore và Việt Nam hầu như không có nguy cơ khủng bố trong những năm gần đây.
Các chuyên gia cảnh báo trong Cơ sở dữ liệu GTI rằng khủng bố đang là một hiện tượng toàn cầu cũng như ở các khu vực nóng.
"Hãy nhận thức được rằng chủ nghĩa khủng bố đang gia tăng trên phạm vi toàn thế giới và số các vụ giết người đã tăng gấp 40 lần so với năm 2013" , Giáo sư Dan Erickson Đại học Colorado (Mỹ) phát biểu.
"Tôi nghĩ các con số không kích động chủ nghĩa khủng bố mà giúp nâng cao nhận thức con người về vấn nạn bạo động. Các cuộc khủng bố đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng trên nhiều mặt trong đời sống xã hội", ông cho biết thêm.
Cảnh sát Trung Quốc tập trận chống khủng bố - Ảnh: Reuters
Thông báo nêu rõ hầu hết các vụ tấn công khủng bố đều không gây thương vong lớn và có sự thay đổi hình thức tấn công.
Trước đây, các vụ khủng bố thường nhắm vào các phong trào chủ nghĩa dân tộc và các phong trào ly khai. Bây giờ là tôn giáo như vụ khủng bố gần đây tại Jerusalem làm chết 5 người.
Tôn giáo là nguyên nhân chính của các vụ khủng bố bạo lực tại Iraq và Syria. Theo GTI cảnh báo, việc tôn giáo hóa các phong trào cực đoan nên được quan tâm nhiều hơn, đồng thời nâng cao lòng bao dung và lẽ phải như một cách để giảm nguy cơ tấn công trong tương lai.
Cơ sở dữ liệu khủng bố toàn cầu (GTI - Global Terrorism Index) là chỉ số đầu tiên xếp hạng và so sách các quốc gia dựa theo tác động của chủ nghĩa khủng bố. GTI sử dụng 4 chỉ số để đo lường như số vụ tấn công, số thương vong, số người chết và độ thiệt hại.
Số điểm đánh giá cho từng quốc gia sẽ là mức độ ảnh hưởng của các vụ khủng bố trong đời sống xã hội, sự sợ hãi của người dân cũng như phản ứng quyết liệt từ các cơ quan an ninh.
Danh sách 13 quốc gia có nguy cơ khủng bố cao là: Angola, Bangladesh, Burundi, Cộng hoà Trung Phi, Bờ Biển Ngà, Ethiopia, Iran, Israel, Mali, Mexico, Myanmar, Sri Lanka và Uganda.
Huỳnh Mai - Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Trung Quốc tiếp tục điều tàu ngầm tới Sri Lanka, chọc tức Ấn Độ Mặc dù Ấn Độ đã tỏ rõ thái độ khó chịu với việc tàu ngầm Trung Quốc cập cảng Colombo vào tháng 9 vừa qua, tuy nhiên, Sri Lanka lại vừa cho biết nước này sẽ chấp nhận cho một tàu ngầm tấn công khác của Trung Quốc cập cảng Lankan trong thời gian tới. Theo những thông tin mới nhận được, việc...