Ấn Độ thách thức Trung Quốc ở biển Đông
Ấn Độ đang thách thức tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trên biển Đông bằng việc tăng cường hợp tác với các cường quốc trong khu vực, trong đó có Nga
Trong khuôn khổ của biên bản ghi nhớ được ký kết tại Diễn đàn Kinh tế phương ông hồi tuần rồi ở TP Vladivostok – Nga, New Delhi và Moscow đã nhất trí thiết lập một tuyến hàng hải mới ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trải dài từ Vladivostok đến TP Chennai – Ấn Độ. Đáng chú ý, tuyến hàng hải này sẽ đi qua biển Đông – nơi Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền phần lớn diện tích bất chấp bị cộng đồng quốc tế phản đối.
Ngoài tuyến hàng hải này, biên bản ghi nhớ còn nêu rõ Ấn Độ và Nga sẽ tăng cường hợp tác quân sự và công nghệ, bao gồm “phát triển và sản xuất trang thiết bị quân sự”.
Theo sau quyết định năm ngoái của New Delhi về việc mua hệ thống phòng không S-400 của Nga, biên bản ghi nhớ trên cho thấy sự hợp tác giữa 2 nước đã bước sang một giai đoạn “quan trọng” – ông Hu Zhiyong, từ Viện Khoa học Xã hội Thượng Hải (Trung Quốc), khẳng định với báo South China Morning Post. Chuyên gia này còn lưu ý rằng trong bối cảnh Nga tìm cách gia tăng ảnh hưởng ở châu Á, việc hợp tác với Ấn Độ ở một khía cạnh nào đó có thể chống lại tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.
Tổng thống Vladimir Putin và Thủ tướng Narendra Modi tham dự triển lãm quốc phòng bên lề Diễn đàn Kinh tế phương ông ở TP Vladivostok – Nga hôm 4-9. Ảnh: REUTERS
Video đang HOT
Trong khi đó, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhấn mạnh tuyến hàng hải nêu trên phù hợp với chính sách “Hành động phía Đông” của New Delhi nhằm tăng cường hợp tác kinh tế – chính trị với các nước Đông Nam Á. Với hơn 55% hoạt động giao thương đi qua các tuyến hàng hải quan trọng ở châu Á và eo biển Malacca, Ấn Độ có lợi ích chiến lược ở biển Đông.
Sự quan tâm gia tăng của Ấn Độ đối với biển Đông đã được thể hiện trong chuyến viếng thăm Nhật Bản hồi tuần rồi của Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh. New Delhi và Tokyo đã khẳng định trong tuyên bố chung rằng hai phía đã bàn bạc về tình hình ở biển ông và cam kết chia sẻ hậu cần quân sự để cải thiện khả năng hoạt động chung tại khu vực.
Theo giới chuyên gia, giữa lúc giao dịch thương mại của Ấn Độ với các nước Đông Á gia tăng, New Delhi có thể tìm cách tăng cường hiện diện trong khu vực để giảm bớt sự phụ thuộc của họ vào các cường quốc ở Tây Thái Bình Dương. “Ấn Độ lo ngại hành động ngang ngược cũng như tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên biển Đông” – ông Rajeev Ranjan Chaturvedy (ĐH Công nghệ Nanyang ở Singapore) khẳng định.
Dù vậy, theo giới quan sát, New Delhi sẽ không tìm cách đối đầu trực tiếp với Bắc Kinh liên quan đến vấn đề tranh chấp biển Đông. “Giới chức Ấn Độ thường xuyên nhấn mạnh lợi ích kinh tế và thương mại to lớn của biển Đông đối với quốc gia họ. Tuy nhiên, ngoài việc kêu gọi các nước tuân thủ luật pháp quốc tế và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, giới chức Ấn Độ sẽ không rủi ro hơn” – ông Abhijit Singh, từ Quỹ Nghiên cứu các nhà quan sát (Ấn Độ), khẳng định.
Cũng theo ông Singh, mặc dù không hài lòng một số động thái của New Delhi, Bắc Kinh nhiều khả năng không nêu vấn đề biển ông xuyên suốt chuyến thăm Ấn Độ vào tháng 10 tới của Chủ tịch Tập Cận Bình. “Điều này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ song phương trong lúc Trung Quốc đang nỗ lực thuyết phục Ấn Độ gia nhập Sáng kiến Vành đai và Con đường” – ông Singh giải thích.
Cao Lực
Theo nld.com.vn
Malaysia: ASEAN nên cùng thống nhất đàm phán về Biển Đông với Trung Quốc
Lời kêu gọi được nhấn mạnh sau khi có "một, hai" thành viên ASEAN đàm phán riêng với Trung Quốc về Biển Đông.
Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah
Theo tờ The Star, Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah kêu gọi các nước ASEAN cùng nhau soạn thảo Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) nhằm giải quyết tranh chấp một cách ổn thỏa.
Ông Saifuddin nhấn mạnh quan điểm của Malaysia về việc không nên thảo luận riêng giữa các nước có tuyên bố chủ quyền. Thay vào đó, thảo luận về việc lập COC tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 34 ở Bangkok nên do cả khối ASEAN tiến hành với Trung Quốc.
"Cuộc thương thảo về COC vào cuối năm nay phải được thực hiện bởi ASEAN với vai trò là một khối. Chúng tôi sẽ nhấn mạnh vấn đề này vì đã có một, hai nước ASEAN cố thảo luận với tư cách cá nhân", ông phát biểu với báo giới sau khi dự Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN vào ngày 22.6.
Trong khi đó, Thái Lan nhận định các quốc gia Đông Nam Á đã có bước tiến đáng kể trong đàm phán về dự thảo COC.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Thái Lan Busadee Santipitaks cho hay ngoại trưởng các nước ASEAN đã thảo luận về các điều khoản còn chưa thống nhất tại cuộc họp ngày 22.6.
"Bản dự thảo đang được thảo luận và đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc và dự kiến sẽ được hoàn tất vào cuối năm nay", theo bà Busadee.
Phát biểu được đưa ra giữa nhiều thắc mắc về tiến trình đàm phán COC. Bà Busadee khẳng định các cuộc đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc về bộ quy tắc trên vẫn đang tiếp diễn.
Theo Thanhnien
Tổng thống Philippines cảnh báo kết cục xấu khi TQ tuyên bố chủ quyền phi lý trên biển Đông Trước thềm hội nghị thượng đỉnh Asean vào cuối tuần này, Tổng thống Rodrigo Duterte cho rằng tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc đang tạo tiền lệ xấu. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte Trả lời phỏng vấn báo chí hôm 21/6, Tổng thống Philippines cho biết ông đã lên kế hoạch để trao đổi kỹ lưỡng về vấn đề tranh...