Ấn Độ thả chim bồ câu bị nghi là gián điệp sau 8 tháng bắt giữ
Con chim bị nghi là gián điệp vì trên chân được buộc hai chiếc vòng có những thông điệp được viết bằng chữ Trung Quốc.
Chim bồ câu bị cáo buộc là “ gián điệp Trung Quốc” đã được thả ra sau 8 tháng với sự can thiệp của Tổ chức Bảo vệ Quyền lợi Động vật (PETA) tại Ấn Độ. Ảnh: IANS
Ngày 1/2, quan chức của sở cảnh sát R.C.F Ấn Độ cho biết, Bệnh viện thú y Bai Sakarbai Dinshaw Petit ở khu vực Parel đã xin phép cảnh sát “phóng thích” con chim bồ câu bị giam giữ ở đây suốt 8 tháng sau khi bị cáo buộc là “gián điệp Trung Quốc”.
Con chim bồ câu đã bị cảnh sát bắt vào tháng 5/2023 tại cầu tàu Pir Pau ở ngoại ô Chembur. Phía cảnh sát cho biết trên chân con chim được buộc hai chiếc vòng, một bằng đồng và một bằng nhôm và có những thông điệp được viết bằng chữ Trung Quốc.
Nghi ngờ con chim bồ câu là “gián điệp”, cảnh sát đã gửi đến bệnh viện thú y Bai Sakarbai Dinshaw Petit (BSDPHA). Tại đây, con vật đã trải qua một cuộc kiểm tra y tế và sau đó bị giam giữ trong một chiếc lồng riêng.
Video đang HOT
Bệnh viện cho biết con chim hoàn toàn khỏe mạnh nhưng không nhất thiết phải bị nhốt trong lồng. Họ đã xin phép Sở cảnh sát RCF để thả nó trở lại bầu trời nhưng không nhận được phản hồi thích hợp.
Trong quá trình điều tra vụ án, cảnh sát phát hiện con vật này là chim bồ câu đua ở Đài Loan (Trung Quốc) và nó đã trốn thoát và hạ cánh xuống Ấn Độ trong một cuộc đua.
Khi Saloni Sakaria – nhân viên của Tổ chức Bảo vệ Quyền lợi Động vật (PETA) tại Ấn Độ biết được câu chuyện kỳ lạ này, cô đã hành động để bảo vệ sự tự do cho chú chim, liên hệ với các quan chức của Sở cảnh sát R.C.F và kêu gọi họ ngay lập tức cấp phép thả chú chim ra khỏi lồng của nó ở BSDPHA.
Sau khi được cảnh sát đồng ý và hoàn tất các thủ tục, con chim bồ câu cuối cùng đã được thả tự do bay lên bầu trời trong khuôn viên bệnh viện thú y, giữa những tiếng vỗ tay cổ vũ của một nhóm nhỏ những người yêu động vật.
Sakaria cho biết: “Chúng tôi tại PETA Ấn Độ bày tỏ lòng biết ơn tới bệnh viện thú y BSDPHA vì đã chăm sóc chú chim trong nhiều tháng qua”. Cô cũng ca ngợi Sở cảnh sát R.C.F vì đã nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của PETA và cấp phép cho BSDPHA để giúp giải thoát chú chim tội nghiệp.
Phát hiện gián điệp làm cho Mỹ, Trung Quốc tiết lộ cách thức tình báo Mỹ tuyển dụng
Ngày 22/10, Cơ quan tình báo hàng đầu của Trung Quốc cho biết một công dân Trung Quốc làm việc cho một viện quốc phòng đã bị buộc tội làm gián điệp cho Mỹ.
Cờ Mỹ (bên trái) và cờ Trung Quốc. Ảnh minh hoạ: Reuters
Theo hãng tin Reuters của Anh, đây là vụ việc mới nhất cho thấy cam kết cao độ của Bắc Kinh đối với an ninh quốc gia cũng như việc mở rộng luật chống gián điệp, chống tham nhũng trong nước.
Trong bản tin phát đi vào tối 22/10, Reuters cho biết Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) cùng ngày đưa tin rằng vào năm 2013, một người đàn ông họ Hou làm việc tại một viện quốc phòng không được tiết lộ đã được cử đến làm học giả thỉnh giảng tại một trường đại học Mỹ và sau này, đây chính là nơi anh ta bị ép buộc tiết lộ bí mật nhà nước của Trung Quốc.
Ban đầu, một giáo sư người Mỹ thân cận với Hou đã giới thiệu anh ta với một người tự xưng là nhân viên của một công ty tư vấn, nhưng thực chất là một "sĩ quan tình báo" người Mỹ và công ty tư vấn đó chính là vỏ bọc cho sĩ quan tình báo này.
Theo CCTV, trong những tháng tiếp theo, khi họ trở nên thân thiện hơn, viên sĩ quan tình báo kia đã khuyến khích Hou trở thành chuyên gia tư vấn cho "công ty của anh ta", cùng với cam kết rằng mỗi lần tư vấn sẽ trả Hou 600 - 700 USD.
Vài tháng sau, khi vợ và con trai của Hou đến Mỹ chơi, viên sĩ quan tình báo đã tiết lộ ý định thực sự của mình và đề xuất thay đổi cách họ hợp tác.
Theo CCTV, do lo sợ cho sự an toàn của vợ và con trai, cho nên, Hou đã đồng ý với các điều khoản hợp tác và tiết lộ những bí mật cao trong những cuộc trao đổi kéo dài hàng giờ để nhận về 1.000 USD tiền bồi dưỡng.
Hợp tác giữa hai bên vẫn tiếp tục sau khi Hou trở về Trung Quốc vào năm 2014, nhưng hình thức trao đổi đã khác đi. Đó là để cung cấp thông tin tình báo trong lĩnh vực quốc phòng và công nghiệp quân sự, Hou và nhân viên tình báo Mỹ gặp nhau tại các hội nghị quốc tế.
Sau khi chính phủ Trung Quốc điều tra, Hou bị giam giữ vào tháng 7/2021 với cáo buộc nghi ngờ hoạt động gián điệp. Vụ việc sau đó được chuyển cho một toà án ở thành phố Thành Đô xét xử.
Reuters cho biết thêm những năm gần đây, Trung Quốc đã bắt giữ hàng chục công dân Trung Quốc và công dân nước ngoài vì nghi ngờ hoạt động gián điệp, làm dấy lên mối lo ngại của Mỹ về hoạt động phản gián của nước này.
Gần đây, cơ quan tình báo Trung Quốc đã công bố những tình tiết mới về một công dân Mỹ bị kết án chung thân vì tội làm gián điệp hồi đầu năm nay.
2 tử tù Bangladesh tấn công cảnh sát, trốn thoát khỏi tòa Hai phần tử Hồi giáo cực đoan Bangladesh bị kết án tử hình đã trốn thoát khỏi tòa án ngày 20.11. Các thành viên của nhóm Ansar al Islam bị cảnh sát Bangladesh bắt giữ. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH DAILY BANGLADESH AFP dẫn lời cảnh sát Bangladesh ngày 20.11 cho biết hai phần tử Hồi giáo cực đoan bị kết án tử hình...