Ấn Độ: Tàu sân bay quốc nội Vikrant là “bản sao” của Vikramaditya
Theo thông tin mới nhất, tàu sân bay quốc nội đầu tiên của Ấn Độ là INS Vikrant sẽ sử dụng các trang thiết bị và vũ khí cơ bản giống như tàu sân bay INS Vikramaditya.
Theo nguồn tin mới nhất từ Nga và Ấn Độ, lực lượng không quân trên hàng không mẫu hạm quốc nội đầu tiên của vừa được hạ thủy của Ấn Độ là “INS Vikrant” sẽ gồm các tiêm kích hạm MiG-29K và MiG-29KUB cùng với các máy bay trực thăng Ka-31 của Nga.
Một quan chức cấp cao của Cơ quan Liên bang Nga về Hợp tác kỹ thuật- quân sự (FSVTS) hôm 20-1 cho biết, việc hoàn thiện tàu sân bay “INS Vikrant” của Ấn Độ đang bước vào giai đoạn cuối cùng.
Theo đó, Nga đã cung cấp sự hỗ trợ kỹ thuật đầy đủ cho các đối tác Ấn Độ trong việc phát triển tàu sân bay nội địa “INS Vikrant”. Vẫn theo nguồn tin của FSVTS, các hệ thống trang, thiết bị và vũ khí của tàu sân bay quốc nội Ấn Độ về cơ bản sẽ giống với tàu sân bay INS Vikramaditya.
Tàu sân bay quốc nội Vikrant sẽ là “bản sao” của Vikramaditya
Năm 2013, Nga đã chuyển giao cho phía Ấn Độ tàu sân bay hiện đại hóa “Vikramaditya” (cải tiến và nâng cấp từ tàu khu trục chở trực thăng “Đô đốc Gorshkov” của Nga), được biên chế các tiêm kích hạm MiG-29K và MiG-29KUB, trực thăng Ka-28 và Ka-31 của Nga.
Tàu sân bay nội địa đầu tiên của Ấn Độ mang tên INS Vikrant đã được hạ thủy vào ngày 12-08-2013, chiếc thứ 2 mang tên INS Vishal cũng đang được chế tạo. Dự kiến, INS Vikrant sẽ được biên chế chính thức cuối năm nay, chiếc thứ 2 là INS Vishal sẽ được bàn giao cho hải quân nước này vào năm 2018.
Hàng không mẫu hạm quốc nội của Ấn Độ thuộc dạng tàu sân bay động cơ thông thường, có lượng giãn nước khoảng 45.000 tấn, sử dụng đường băng máy bay kiểu cầu bật. Nó có tốc độ tối đa 32 hải lý/giờ và tầm hoạt động 13.500 hải lý (25.000 km) ở tốc độ hành trình 18 hải lý/giờ.
Tàu sân bay này có thể chuyên chở 12 tiêm kích đa năng MiG-29K; 8 tiêm kích HAL Tejas Mark 2 (Ấn Độ tự chế tạo) và 10 trực thăng cảnh báo sớm Kamov Ka-31 hoặc trực thăng săn ngầm Westland Sea King. Tổng số nhân viên phục vụ khoảng 1.600 người.
Tàu sân bay quốc nội INS Vikrant trong lễ hạ thủy
Trong tình huống cần chiếm quyền kiểm soát không phận, nó có thể loại bỏ 10 máy bay trực thăng để mang theo tối đa 30 tiêm kích hạm MiG-29K và HAL Tejas Mark 2. Đây là loại tiêm kích hạm thế hệ mới nhất của Nga, còn phiên bản tiêm kích hạm quốc nội Tejas của Ấn Độ đã bay thử thành công ở mô hình trên cạn cuối tháng 12-2015.
Video đang HOT
Về hệ thống phòng vệ, Vikrant vũ trang hệ thống tên lửa hạm đối không tầm xa (hệ thống phóng thẳng đứng) cùng hệ thống pháo bắn nhanh tầm gần, có thể đối phó đồng loạt với tên lửa đối hạm và máy bay đối phương. Ngoài ra, tàu còn được trang bị 4 pháo hạm siêu tốc OTO Melara 76mm, có tốc độ bắn 120 viên/phút, tầm bắn 30km.
Điểm đặc biệt là tàu sân bay quốc nội của Ấn Độ sẽ được trang bị Hệ thống tên lửa phòng không hạm tầm xa (LRSAM) Barak-8 do Tổ chức Nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) và công ty Israel Aerospace Industries (IAI) hợp tác phát triển từ năm 2007.
LRSAM bao gồm một radar đa chức năng, một radar 3D băng tần S, một hệ thống chỉ huy, kiểm soát và 4 bệ phóng, mỗi bệ gồm 8 quả tên lửa phòng không Barak-8, có trọng lượng 275kg, chiều dài 4,5m, đường kính 0,54m, sải cánh 0,94m. Tên lửa có tầm phóng tối đa 70km, trấn bay cao tối đa 16km với vận tốc Mach2.
Theo_An ninh thủ đô
5 lực lượng không quân mạnh nhất thế giới
Trong 5 lực lượng không quân mạnh nhất thế giới Mỹ và Nga chiếm vị trí đầu, châu Á có 2 đại diện là Nhật Bản và Trung Quốc.
Không quân Mỹ
Không quân Mỹ là lực lượng có sức mạnh số 1 thế giới kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay. Ảnh: Dailytech
Theo tạp chí The National Interest, sức mạnh số 1 thế giới của Không quân Mỹ (USAF) là điều không phải bàn cãi. Lực lượng này có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động tác chiến trên không và ngoài không gian. Thành phần của USAF bao gồm các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tàu con thoi bí ẩn X-37B cũng như các loại máy bay chiến đấu và hỗ trợ khác.
USAF có 5.600 máy bay trong biên chế, gồm tiêm kích tàng hình F-22 Raptor, tiêm kích tấn công kết hợp JSF F-35, tiêm kích thế hệ 4 và 4 (F-15, F-16), máy bay ném bom chiến lược B-2 Spirit, B1 và B-52, phi cơ vận tải quân sự C-5, C-17 và C-130, máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không E-2C, E-3, máy bay tiếp dầu và các phương tiện bay không người lái khác. USAF có các căn cứ trên khắp nước Mỹ cùng một số căn cứ khắp toàn cầu.
Quân số của USAF khoảng 312.000 người, ít hơn so với Không quân Trung Quốc. USAF là lực lượng đầu tiên trên thế giới đưa tiêm kích tàng hình vào hoạt động sẵn sàng chiến đấu. Họ đã lên kế hoạch mua sắm đến 1.763 chiếc tiêm kích tàng hình F-35. Kế hoạch mua sắm 100 máy bay ném bom chiến lược tầm xa mới trong chương trình LRSB.
Bên cạnh đó, USAF đang tập trung phát triển mạnh các máy bay tấn công không người lái tầm xa có khả năng tàng hình. Ngoài ra, trong tay họ còn một quân bài chiến lược khác là 450 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa LGM-30 Minuteman.
Không quân hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ
Với quy mô lực lượng và khả năng tác chiến không quân hải quân Mỹ xứng đáng ở vị trí mạnh thứ 2 thế giới. Ảnh:Iprd
Hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ xứng đáng là lực lượng không quân mạnh thứ 2 thế giới bởi quy mô lực lượng và khả năng tác chiến của họ. Hai lực lượng này có tới 3.700 máy bay các loại, trong đó có 1.159 máy bay chiến đấu, 133 máy bay tấn công mặt đất, 171 máy bay tuần tra, 247 máy bay vận tải và hơn 1.230 chiếc trực thăng.
Hàng không hải quân Mỹ chịu trách nhiệm bảo vệ cho các hoạt động của Hải quân Mỹ trong các nhiệm vụ xuyên đại dương. Hầu hết các máy bay của hải quân và thủy quân lục chiến đang hoạt động từ các con tàu trên biển. Các phi công làm nhiệm vụ cất-hạ cánh từ các tàu trên biển là một nhiệm vụ khó khăn và nguy hiểm. Nhiệm vụ này đòi hỏi quá trình đào tạo rất nghiêm ngặt và phi công phải có nhiều kinh nghiệm.
Sức mạnh của không quân hải quân Mỹ dựa trên 11 tàu sân bay năng lượng hạt nhân. Mỗi tàu sân bay mang theo ít nhất 60 máy bay, chia thành 3 phi đội chiến đấu ném bom gồm các tiêm kích trên hạm F/A-18 Hornet và F/A-18E/F Super Hornet. Phi đội cảnh báo sớm gồm các máy bay E-2C Hawkeye và phi đội tác chiến điện tử gồm các máy bay EA-18G Growler cùng một phi đội trực thăng.
Ngoài ra, thành phần của họ còn có các máy bay tuần tra hàng hải chống ngầm P-3C Orion, P-8 Poseidon. Các máy bay của thủy quân lục chiến triển khai trên các tàu đổ bộ tấn công. Thời gian tới họ sẽ đưa vào sử dụng biến thể F-35B có khả năng cất-hạ cánh thẳng đứng.
Không quân Nga
Không quân Nga đang tiến hành chương trình tái trang bị quy mô lớn để duy trì vị trí thứ 3 thế giới. Ảnh:Wordlesstech
Không quân Nga có khoảng 1.500 máy bay chiến đấu và 400 trực thăng quân sự. Phần lớn các máy bay này đã lạc hậu, quá trình hiện đại hóa chưa thực hiện một cách hệ thống. Nòng cốt của Không quân Nga là các tiêm kích MiG-29, Su-27 và MiG-31, cường kích Su-24, Su-25 gần đây là Su-34 phần lớn trong số chúng được sản xuất trước khi kết thúc chiến tranh lạnh.
Bên cạnh đó, phi đội ném bom chiến lược của Nga bao gồm các máy bay Tu-22, Tu-95 và Tu-160. Trong quá trình hiện đại hóa, Không quân Nga đã đưa vào sử dụng tiêm kích hiện đại Su-35 với nhiều tính năng ưu việt. Sắp tới Nga sẽ đưa vào sử dụng tiêm kích tàng hình thế hệ 5 PAK FA T-50 và máy bay ném bom chiến lược tàng hình PAK DA.
T-50 là tiêm kích tàng hình thế hệ 5 tối tân nhất của Nga
Không quân Trung Quốc
Không quân Trung Quốc là lực lượng có tốc độ phát triển rất nhanh trong thời gian qua, nhưng phần lớn các trang thiết bị của họ là các máy bay thế hệ cũ. Ảnh:Defence-update
Không quân Trung Quốc (PLAAF) là lực lượng có tốc độ phát triển chóng mặt trong thời gian gần đây. Họ có khoảng 1.321 máy bay tiêm kích và cường kích, 134 máy bay ném bom hạng nặng và tiếp dầu trên không, 20 máy bay do thám. Trong kho vũ khí của PLAAF còn có khoảng 700 trực thăng chủ yếu là vận tải.
Quy mô PLAAF tương đối lớn nhưng đa phần trang thiết bị máy bay của họ thuộc thế hệ cũ. Các tiêm kích hiện đại nhất của họ là Su-30MKK của Nga, J-11 do họ sao chép từ Su-27 và tiêm kích J-10, cường kích JH-7 sản xuất trong nước.
PLAAF đang tích cực hiện đại hóa lực lượng với 2 chương trình phát triển tiêm kích tàng hình J-20 và J-31. Phát triển tiêm kích trên hạm J-15 hoạt động trên tàu sân bay Liêu Ninh. Có tin đồn cho rằng, PLAAF đang phát triển một máy bay ném bom chiến lược mới.
Không quân Nhật Bản
Không quân Nhật Bản tuy có quy mô khiêm tốn nhưng chất lượng máy bay và đào tạo của họ rất tốt.
Lực lượng Phòng vệ đường không Nhật Bản (JASDF) có quy mô khá khiêm tốn so với các lực lượng nói trên. Họ có trong biên chế hơn 300 máy bay chiến đấu, chất lượng các máy bay của JASDF rất cao. Nòng cốt của họ là các tiêm kích F-15J và F-2 (một biến thể sản xuất tại Nhật Bản của F-16).
JASDF đã lên kế hoạch mua 42 tiêm kích tàng hình F-35. Bên cạnh đó, họ đang triển khai chương trình phát triển tiêm kích tàng hình thế hệ 5 ATD-X. Họ có phi đội chỉ huy và cảnh báo sớm trên không khá hùng hậu với 4 chiếc E-767 và 13 chiếc E-2C Hawkeye.
Các phi công của JASDF có chất lượng đào tạo rất tốt, họ thường xuyên tham gia tập trận không chiến Red Flag với Không quân Mỹ. Máy bay hiện đại, chất lượng đào tạo tốt là lý do đưa họ trở thành 1 trong 5 lực lượng không quân mạnh nhất thế giới.
Theo_Zing News
Ông Kim Jong-un hứa xây rạp chiếu phim cho không quân Lãnh đạo Triều tiên Kim Jong-un đã hứa sẽ xây dựng một rạp chiếu phim cho không quân Triều Tiên trong chuyến thị sát ngày 13/1. Trong chuyến thăm này, ông Kim đã ra lệnh tăng cường và cải thiện huấn luyện lính không quân trong các điều kiện giống chiến tranh thực tế. Ông Kim Jong-un xem xét một máy bay chiến...