Ấn Độ tăng lực phòng thủ Trung Quốc
- Ấn Độ có thể mua vũ khí của Anh để “tăng cường khả năng phòng thủ trước những láng giềng rất khó chịu”.
Phát biểu trong khuôn khổ chuyến công du Ấn Độ, Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne ngày 7/7 đã đưa ra tuyên bố ông hoàn toàn ủng hộ việc London bán vũ khí cho New Delhi.
“Ấn Độ đang đối mặt với những vấn đề an ninh thực sự. Họ có một vài láng giềng rất khó chịu”, ông Osborne nói. Dù không chỉ đích danh nước nào là “láng giềng khó chịu” của Ấn Độ nhưng nhiều người ngầm hiểu đây có thể là Trung Quốc.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (trái) bắt tay người đồng cấp Ấn Độ Sushma Swaraj trong cuộc gặp hồi đầu tháng 6/2014
Trong quan hệ với các nước có chung biên giới, hiện Ấn Độ vẫn tranh chấp về chủ quyền vùng Kashmir với Pakistan và Trung Quốc.
Những va chạm, cọ xát giữa Ấn Độ và Trung Quốc xảy ra khá thường xuyên trong vài năm trở lại đây, nhất là những cáo buộc xâm phạm biên giới trên bộ.
Video đang HOT
Mới đây New Delhi đang có kế hoạch đào tạo cấp độ bán quân sự cho người dân sống ở vùng biên giới giáp Trung Quốc. Việc dạy người dân sử dụng vũ khí cũng được xem xét nhằm đối phó với những tình huống khẩn cấp.
“Người dân biên giới là tai mắt của chính quyền. Họ là bức tường thành lớn nhất chống lại mọi sự xâm lấn của kẻ thù, bởi họ có thể quan sát và nhận ra những động thái lạ từ bên kia biên giới”, một quan chức cấp cao của Ấn Độ nhận định.
New Delhi đang khuyến khích người dân đến định cư ở các vùng biên giới tại bang Arunachal Pradesh cũng như Ladakh, những khu vực trọng yếu trong vấn đề tranh chấp biên giới. Bang Arunachal Pradesh là nơi cả Ấn Độ và Trung Quốc đều tuyên bố có chủ quyền, có biên giới dài đến hơn 1.000 km. Quân đội Trung Quốc cũng thường xuyên xâm nhập vào vùng hồ Pangong ở Ladakh dù bị Ấn Độ phản đối quyết liệt.
New Delhi tháng trước cũng quyết định lập thêm 54 đồn biên phòng và hiện đại hóa trang thiết bị giám sát ở bang Arunachal Pradesh nhằm nâng cao khả năng bảo vệ lãnh thổ, đồng thời đối mặt với nhiều mối đe dọa ở vùng biên giới.
Theo Vietbao
Tập Cận Bình: Láng giềng tốt, vàng cũng không đánh đổi được!
Rốt cuộc thì Trung Quốc có thực sự là một nước láng giềng chân thành và đáng tin cậy hay không? Vị giáo sư này hoài nghi về thành ý hợp tác của Bắc Kinh.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye.
Chuyến công du Hàn Quốc 2 ngày hôm qua và hôm nay của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận trong bối cảnh nhiều biến động ở khu vực Đông Á và chuyến thăm có thể làm thay đổi cục diện bàn cờ chính trị trong khu vực.
Tờ China News ngày 4/7 cho hay, trong bài diễn văn tại đại học Seoul, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh, Trung Quốc và Hàn Quốc là láng giềng gần gũi, bán anh em xa mua láng giềng gần, một láng giềng tốt thì có vàng cũng không đánh đổi được.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã dành nhiều lời ca ngợi đối tác Hàn Quốc, đồng thời cũng tuyên bố Trung Quốc "là đất nước yêu chuộng hòa bình, thúc đẩy hợp tác, khiêm tốn học tập và sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho quan hệ Trung - Hàn".
Đa Chiều, một tờ báo của người Hoa hải ngoại ngày 4/7 bình luận, chuyến đi Seoul của ông Tập Cận Bình ngoài một loạt các hiệp định hợp tác song phương trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư được ký kết, 2 nước còn đang tạo ra những thay đổi chiến lược đối với khu vực.
Theo Đa Chiều, chuyến thăm lần này của ông Tập Cận Bình tới Hàn Quốc đã cho thấy 2 nước Đông Á này không chỉ hợp tác chặt chẽ và có lợi ích chung về kinh tế, mà đang ngày càng có nhiều tiếng nói chung về chính trị.
Tờ Thời báo Hoàn Cầu ngày 4/7 cho biết, trong chuyến đi này Chủ tịch Trung Quốc đã kêu gọi Seoul tổ chức chung lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít trong năm tới, sự kiện Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên được giải phóng khỏi sự cai trị của đế quốc Nhật bản thời bấy giờ.
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Về phía Hàn Quốc, Tổng thống Park Geun-hye nhấn mạnh lập trường 2 nước cùng phản đối chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Đa Chiều cho rằng, với sự trao đổi các lợi ích chiến lược và hợp tác Trung - Hàn này khiến "bên ngoài" cảm thấy dường như liên minh Mỹ - Nhật - Hàn đang bắt đầu lỏng lẻo rời rạc.
Tuy nhiên không phải người Hàn Quốc nào cũng tin vào những lời lẽ hoa mỹ của ông Tập Cận Bình. Tờ Korea Joongang Daily đúng hôm Chủ tịch Trung Quốc đặt chân tới Seoul đã dẫn lời 1 vị giáo sư Hàn Quốc đặt câu hỏi: Rốt cuộc thì Trung Quốc có thực sự là một nước láng giềng chân thành và đáng tin cậy hay không? Vị giáo sư này hoài nghi về thành ý hợp tác của Bắc Kinh.
Tờ The Diplomat ngày 4/7 cho hay, để chuẩn bị cho chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đến Seoul, truyền thông và các quan chức Trung Quốc đã tuyên bố rằng quan hệ Trung - Hàn hiện nay "tốt đẹp chưa từng có". Tân Hoa Xã chứng minh điều này bằng cách liệt kê một loạt số liệu về quan hệ thương mại song phương.
Trong vấn đề an ninh, Bắc Kinh mong muốn nhấn mạnh đến sự mất lòng tin của 2 nước với Nhật Bản hơn là vấn đề Bắc Triều Tiên. Bắc Kinh coi vấn đề Triều Tiên là chuyện giữa Bình Nhưỡng với Washington và tìm cách lơ đi vai trò của họ chống đỡ cho chính quyền Triều Tiên cũng như lợi ích an ninh cơ bản của Hàn Quốc.
Mặc dù truyền thông phương Tây vẫn cho rằng Tập Cận Bình thăm Seoul trước khi đi Bình Nhưỡng thể hiện sự thất vọng của Bắc Kinh hay đảo chiều trong quan hệ với 2 miền Triều Tiên, nhưng báo chí chính thống của Trung Quốc không có dấu hiệu nào cho thấy sự thay đổi đó.
Hàn Quốc với lý do rõ ràng đã luôn đặt ưu tiên vào việc tăng cường hợp tác với Trung Quốc để đối phó với Bắc Triều Tiên, nhưng Seoul cũng không làm hỏng mối quan hệ với Bắc Kinh trong trường hợp không có tiến bộ nào đáng kể (ngoài lời nói) trong vấn đề này. Thay vào đó, cả hai đã tìm cách thể hiện rằng quan hệ hợp tác Trung - Hàn vượt xa hơn các vấn đề liên quan đến Triều Tiên.
Theo Giáo Dục
Báo Mỹ: Trung Quốc sẽ giành Siberia với Nga Trong bài xã luận đăng hôm 3.7, tờ New York Times (Mỹ) nhận định rằng Trung Quốc đang lăm le chiếm lấy vùng Siberia thưa dân nhưng giàu tài nguyên của Nga. Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình duyệt hàng quân danh dự tại một sự kiện ở Thượng Hải hồi tháng 5.2014- Ảnh: Reuters...