Ấn Độ tăng cường nhập khẩu dầu mỏ của Nga
Ấn Độ đang tìm cách tăng lượng dầu nhập khẩu từ Nga. Trong đó, các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ đang tìm cách mua dầu với giá chiết khấu cao hơn từ Công ty dầu khí Rosneft thuộc sở hữu của Chính phủ Nga.
Mỏ dầu Vankorskoye thuộc sở hữu của Công ty Rosneft ở phía bắc thành phố Krasnoyarsk, vùng Siberia, Nga. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Bloomberg, các nhà máy lọc dầu ở Ấn Độ đang cùng nhau hoàn thiện và đảm bảo hợp đồng dầu thô mới với Nga có thời hạn kéo dài 6 tháng. Nguồn tin cho biết nguồn cung dầu thô mới sẽ do Rosneft phân phối. Với thỏa thuận này, Rosneft sẽ phải xử lý các vấn đề liên quan đến vận chuyển và bảo hiểm.
Các hợp đồng này, nếu được ký kết, sẽ độc lập với lô dầu mỏ mà Ấn Độ đã mua từ Nga theo các thỏa thuận trước đó. Chi tiết về khối lượng và giá cả vẫn đang được thương lượng. Các ngân hàng Ấn Độ sẽ thanh toán toàn bộ số dầu nhập từ Rosneft.
Nguồn tin giấu tên cũng tiết lộ thêm rằng các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ sẽ tăng cường mua trực tiếp dầu thô từ các công ty Nga khi hợp đồng với các khách hàng quốc tế hàng đầu như Glencore Plc kết thúc.
Ấn Độ hiện có 3 nhà máy lọc dầu thuộc sở hữu nhà nước, bao gồm Indian Oil Corp, Hindustan Petroleum và Bharat Petroleum. Ngoài ra, nước này cũng có một số cơ sở sản xuất dầu tư nhân là Reliance Industries và Nayara Energy – đơn vị mà Rosneft đóng cổ phần. Hoạt động mua dầu thô Nga được các công ty nhà nước và tư nhân thực hiện độc lập. Người phát ngôn của 3 cơ sở tư nhân này đều chưa trả lời yêu cầu bình luận về những hợp đồng trên.
Các nhà máy lọc dầu thuộc sở hữu của nhà nước và tư nhân ở Ấn Độ đều đang thúc đẩy mua dầu thô của Nga khi Mỹ, Anh và Liên minh Châu Âu (EU) áp đặt hàng loạt lệnh trừng phạt và hạn chế thương mại nhằm vào nước này.
Video đang HOT
Khi các khách hàng châu Âu ráo riết tìm nguồn cung thay thế dầu Nga, một lượng dầu thô Nga chưa từng có đã được chuyển đến Ấn Độ và Trung Quốc. Xu hướng tìm nguồn cung thay thế và định hình lại dòng chảy năng lượng toàn cầu đã khiến giá dầu tăng lên hơn 20% kể từ cuối tháng 2 khi Nga phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, các nhà máy lọc dầu ở Ấn Độ đã được hưởng lợi nhuận cao từ việc biến dầu thô giá rẻ thành nguồn nhiên liệu bán trong nước và cả trên thị trường xuất khẩu cho khách hàng ở châu Âu và Mỹ.
Dầu thô của Nga chỉ là một phần trong kho nguyên liệu thô tổng thể của Ấn Độ. Nước này cũng đã ký kết các hợp đồng mua bán dài hạn với Trung Đông và châu Phi. Song dầu giảm giá của Nga đã mang lại cơ hội mới cho Ấn Độ, quốc gia nhập khẩu hơn 85% lượng dầu tiêu thụ trong nước.
Theo dữ liệu của Bộ Dầu mỏ, việc tiếp cận dầu thô giá rẻ đã thúc đẩy nhập khẩu dầu của Ấn Độ tăng gần 16% trong tháng 4 so với năm ngoái. Thị phần dầu từ khu vực Á-Âu, bao gồm cả Nga, đã tăng lên 10,6% trong tháng 4 so với mức 3,3% một năm trước đó.
Xung đột Ukraine định hình lại thị trường dầu mỏ toàn cầu thế nào?
Thị trường dầu mỏ trên toàn thế giới đang dịch chuyển theo hướng Nga tăng cường xuất khẩu sang châu Á, trong khi châu Âu đẩy nhập khẩu dầu từ châu Phi và Mỹ.
tàu chở dầu mang cờ Nga Pegas được chụp tại một cảng ở Marmara Ereglisi, miền tây Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 16/1/2022. Ảnh: Reuters
Xung đột Nga-Ukraine đã định hình lại thị trường dầu mỏ toàn cầu, khi các nhà cung cấp châu Phi đang sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của châu Âu, trong khi Moskva, vốn bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây, ngày càng hướng dầu thô của mình đến châu Á.
Việc định hướng lại này đánh dấu sự biến động lớn liên quan đến nguồn cung thương mại dầu mỏ toàn cầu kể từ cuộc cách mạng đá phiến của Mỹ, vốn làm thay đổi thị trường khoảng một thập kỷ trước, đồng thời cho thấy Nga vẫn có thể tránh được lệnh cấm dầu của Liên minh châu Âu (EU), với điều kiện là châu Á và Trung Quốc tiếp tục mua dầu thô của Moskva.
Các biện pháp trừng phạt đối với Moskva sau khi cuộc xung đột ở Ukraine bắt đầu vào tháng 2, trong đó có lệnh cấm nhập khẩu dầu của Mỹ, đã khiến Nga phải "xoay trục" khỏi châu Âu, chuyển sang các khách hàng Ấn Độ và Trung Quốc, những nước đang mua hàng giá rẻ với số lượng lớn.
Theo dữ liệu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế có trụ sở tại Paris, xuất khẩu của Nga đã trở lại mức trước khi cuộc xung đột nổ ra vào tháng 4 và giá dầu đã ổn định quanh mức 110 USD sau khi đạt đỉnh trên 139 USD/thùng trong 14 năm vào tháng 3.
Nhìn chung, dòng dầu của Nga đến châu Á qua đường biển đã tăng ít nhất 50% kể từ đầu năm, theo công ty theo dõi tàu chở dầu Petro-Logistics và các dữ liệu khác. Hoạt động vận chuyển giữa các tàu thuyền, chiếm một phần nhỏ trong tổng thương mại đường biển, đã dịch chuyển khỏi bờ biển Đan Mạch sang Biển Địa Trung Hải để tránh các lệnh trừng phạt.
Chủ tịch Petro-Logistics Mark Gerber nói: "Việc chuyển giao từ tàu sang tàu (STS) diễn ra phổ biến ở vùng biển Đan Mạch, tại điểm vào của Biển Baltic. Nhưng giờ đây điều đó không còn xảy ra nữa và xu hướng STS từ tàu chở dầu bị trừng phạt sang tàu chở dầu không bị trừng phạt ngày càng tăng ở vùng biển Địa Trung Hải".
Ông Gerber cho biết khối lượng dầu thô của Nga và các sản phẩm được chuyển giữa các tàu chở dầu ở Địa Trung Hải vào khoảng 400.000 thùng/ngày (bpd), trong đó phần lớn được chuyển đến châu Á, bổ sung vào tổng số 2,3 triệu thùng/ngày trực tiếp đến khu vực này.
Vào tháng 1/2022, trước cuộc xung đột Nga-Ukraine, khoảng 1,5 triệu thùng/ngày đã được gửi trực tiếp đến châu Á.
Các nhà giao dịch cho biết dầu của Nga được chất trên các tàu chở dầu Aframax hoặc Suezmax có sức chở dưới 1 triệu thùng và nó được chuyển trên biển sang các tàu lớn hơn có thể chở 2 triệu thùng, giúp cho việc vận chuyển tiết kiệm chi phí hơn.
Khối lượng vận chuyển bằng đường biển chỉ là một phần trong tổng kim ngạch xuất khẩu từ Nga. Tính cả nguồn cung đường ống dẫn, tổng xuất khẩu sản phẩm và dầu thô của Nga đã tăng lên trên 8 triệu thùng/ngày trong tháng 4, trở lại mức trước khi xung đột nổ ra.
Để bù đắp cho sự sụt giảm dầu từ Nga, các nhà máy lọc dầu châu Âu đã chuyển sang nhập khẩu dầu thô Tây Phi, tăng 17% trong tháng 4 so với mức trung bình của giai đoạn 2018-2021, theo Petro-Logistics.
Dữ liệu của Eikon (hệ thống theo dõi và phân tích tài chính), cũng cho thấy sự gia tăng với 660.000 thùng/ngày, chủ yếu từ Nigeria, Angola và Cameroon đến khu vực Tây Bắc châu Âu vào tháng 5, trong ba chuyến hàng của Nigeria Amenam, so với một chuyến vào tháng 2/2022.
Trong khi đó, lượng dầu thô Tây Phi xuất sang Ấn Độ đã giảm gần một nửa, theo ông Gerber, với 280.000 thùng/ngày được giao trong tháng 4, so với 510.000 thùng/ngày trong tháng 3 khi New Delhi chuyển sang nguồn cung của Nga.
Petro-Logistics cho biết nguồn cung từ Bắc Phi sang châu Âu đã tăng 30% kể từ tháng 3. Dữ liệu của Eikon cũng cho thấy lượng hàng đến Tây Bắc châu Âu từ cảng Sidi Kerir của Ai Cập, mà các nhà phân tích cho rằng có khả năng là dầu thô của Saudi Arabia, tăng gần gấp đôi so với tháng 3, lên trên 400.000 thùng/ngày vào tháng 5.
Mỹ cũng đã tăng cường cung cấp cho châu Âu. Theo công ty theo dõi Kpler, nhập khẩu dầu thô của châu Âu trong tháng 5 từ Mỹ trên cơ sở đã giao tăng hơn 15% so với tháng 3, tốc độ tăng hàng tháng cao nhất trong hồ sơ của công ty. Châu Âu đã nhập khoảng 1,45 triệu thùng/ngày dầu thô từ Mỹ.
Nga tìm đến thị trường mới nào cho dầu khí xuất khẩu thay cho châu Âu Những tháng ngày châu Âu giữ vai trò "khách hàng ruột" mua năng lượng của Nga có thể sắp qua đi. Các chuyên gia đánh giá Nga cần tìm thị trường mới cho nguồn khí đốt và dầu mỏ của nước này. Tuy nhiên, các lựa chọn dường như khá hạn chế. Ấn Độ là nhà nhập khẩu dầu mỏ lớn thứ ba...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Trump nói về việc Mỹ áp thuế 145% với Trung Quốc

Trực thăng lao xuống sông ở New York, 6 người thiệt mạng

Mỹ đang xem xét đề xuất thỏa thuận thuế quan từ 15 nước

Tổng thống Mỹ làm rõ mức thuế đối với hàng Trung Quốc là 145%

Phố Wall: Thất vọng đến vỡ òa và trở lại lo lắng trước thuế quan đối ứng của Tổng thống Trump

EU siết chặt quy định an toàn đồ chơi

Nghị sĩ Mỹ yêu cầu điều tra nhân vật đứng sau trục lợi ngay trước khi hoãn thuế đối ứng

Nhà Trắng: Mức thuế áp lên Trung Quốc hiện là 145%, không phải 125%

Mỹ "án binh bất động", liên minh tự nguyện của Anh - Pháp ở Ukraine gặp khó

EU thành lập Trung tâm nghiên cứu an ninh biên giới

Động thái trả đũa đầu tiên của Trung Quốc sau khi Mỹ áp thuế 125%

Hạ viện Mỹ thông qua kế hoạch mở đường gia hạn chính sách cắt giảm thuế
Có thể bạn quan tâm

'Chạm' đến vẻ đẹp tinh giản với trang phục đơn sắc
Thời trang
11:01:54 11/04/2025
Các địa phương hoàn thành phương án sáp nhập tỉnh, xã trước 1/5
Tin nổi bật
11:01:29 11/04/2025
Cảnh giác mắc bẫy lừa đảo khi nhận được cuộc gọi nhỡ từ số lạ
Pháp luật
10:58:31 11/04/2025
Top 4 cung hoàng đạo tài vận hanh thông, tiền bạc rực rỡ ngày 11/4
Trắc nghiệm
10:34:51 11/04/2025
Người đàn ông Thanh Hóa cưới cô gái kém 19 tuổi sau màn 'tấn công' thần tốc
Netizen
10:24:51 11/04/2025
Đi nhổ răng khôn, người đàn ông 35 tuổi bị cắt nhầm hàm
Sức khỏe
10:24:06 11/04/2025
Rùa 90 tuổi lần đầu làm mẹ
Lạ vui
10:21:57 11/04/2025
4 ca sĩ nức tiếng quê Quảng Ninh, có người là NSND U80 vẫn hát
Nhạc việt
10:21:27 11/04/2025
Tôi bị lối sống "tiết kiệm" của bố mẹ làm cho kinh ngạc: Tưởng "keo kiệt" nhưng lại tiết kiệm được cả đống tiền
Sáng tạo
09:42:14 11/04/2025
Đến với "con mắt khổng lồ" độc đáo của Cao Bằng: Núi Mắt Thần đang ngày càng thu hút nhiều du khách
Du lịch
09:32:42 11/04/2025