Ấn Độ tăng cường biện pháp hạn chế tại một số điểm nóng dịch bệnh
Ngày 28/3, Ấn Độ đã áp dụng các biện pháp hạn chế để phòng dịch COVID-19 tại những điểm nóng về dịch bệnh trong bối cảnh nước này ghi nhận số ca mắc và số ca tử vong trong một ngày cao nhất từ nhiều tháng nay.
Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Mumbai, Ấn Độ. Ảnh: THX/TTXVN
Cụ thể, chính quyền Delhi vừa áp đặt biện pháp nghiêm ngặt hạn chế người dân tụ tập trong các đám cưới. Theo sắc lệnh do Cơ quan Quản lý thảm họa Delhi ban hành, số người tham dự lễ cưới sẽ không được phép vượt quá 200 người tại những địa điểm ngoài trời và không quá 100 người ở trong nhà.
Trong khi đó, chính quyền bang Maharashtra (miền Tây Ấn Độ) áp đặt lệnh giới nghiêm ban đêm, theo đó, các khách sạn, quán rượu và trung tâm mua sắm… phải tuân thủ các quy định giới nghiêm vào ban đêm. Chỉ có các dịch vụ thiết yếu được phép hoạt động.
Những biện pháp trên được áp đặt sau khi Bộ Y tế Ấn Độ công bố thêm 62.714 ca mắc trong 24 giờ qua, là số ca mắc trong ngày cao nhất kể từ giữa tháng 10/2020. Số ca tử vong trong một ngày tăng lên mức cao nhất kể từ Giáng sinh với 312 ca tử vong cũng trong 24 giờ qua. Đến nay, quốc gia Nam Á này có tổng cộng 11.971.624 ca mắc với 161.552 ca không qua khỏi.
Video đang HOT
* Tại Australia, chính quyền bang Victoria cùng ngày cho biết sẽ lập một số cơ sở mới để hỗ trợ giải quyết các vấn đề về sức khỏe tinh thần khi ngày càng nhiều người có nhu cầu được trợ giúp do dịch COVID-19.
Theo đó, dự án xây dựng 4 cơ sở mới với 120 giường bệnh sẽ được triển khai để hỗ trợ thêm những người có nhu cầu. Với kinh phí 492 triệu AUD (khoảng 375,49 triệu USD), dự án dự kiến được khởi công vào giữa năm 2021 và sẽ đi vào hoạt động vào năm 2023. Chính quyền bang Victoria ước tính các cơ sở mới khi đi vào hoạt động sẽ có thể hỗ trợ thêm 2.500 người có nhu cầu.
Kế hoạch trên được đưa ra sau khi một báo cáo của Ủy ban điều tra cấp cao về hệ thống chăm sóc sức khỏe tinh thần của bang cho thấy hệ thống này đang rơi vào quá tải, từ đó đề xuất một số biện pháp khắc phục.
Theo thống kê mới nhất của Cục Thống kê Australia, tự tử là nguyên nhân thứ 13 gây tử vong tại nước này năm 2019. Tỷ lệ tự tử ở nam giới tăng trong 10 năm qua từ 17,5 vào năm 2010 lên 19,8 vào năm 2019, trong khi tỷ lệ này ở nữ giới tăng từ 5 lên 6,3.
Một mô hình dự báo do Đại học Sydney công bố năm ngoái cho thấy tỷ lệ tự tử ở những người Australia từ 18-24 tuổi trong 5 năm tiếp theo sẽ tăng 30%. Tại bang Victoria, bang chịu ảnh hưởng nặng nhất do đại dịch COVID-19, tỷ lệ này được dự báo tăng 36,7%.
Mỹ củng cố thông điệp chống Trung Quốc
Khi chỉ còn 1 tuần nữa là đến ngày bầu cử, hai trợ lý hàng đầu về an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump sắp có chuyến thăm Ấn ộ và nhiều nước khác, chủ yếu để bàn cách đối phó với ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper dự một cuộc họp báo tại Washington ngày 21/9 Ảnh: AP
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper sẽ gặp hai người đồng cấp Ấn Độ trong cuộc đối thoại an ninh và chiến lược diễn ra ngày 27/10, sau đó ông Pompeo sẽ thăm Sri Lanka, Maldives và Indonesia. Tất cả các hoạt động này diễn ra khi cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung tiếp tục căng thẳng và ông Trump tiếp tục khắc họa đối thủ Joe Biden là người mềm yếu với Trung Quốc.
Dù có yếu tố bầu cử thì thời điểm này cũng rất quan trọng đối với quan hệ Mỹ - Ấn vì Trung Quốc đang có ảnh hưởng ngày càng lớn ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Ấn Độ đang phải xử lý bất ổn ở vùng tranh chấp Kashmir với cả Trung Quốc và Pakistan. Căng thẳng Ấn - Trung trên vùng núi Himalaya vẫn chưa được giải quyết. Ông Trump từng đề xuất giúp tháo ngòi tình hình nhưng chưa có dấu hiệu quan tâm nào từ Trung Quốc hay Ấn Độ.
Ông Pompeo không giấu giếm mong muốn của chính quyền Trump về việc cô lập Trung Quốc. Khi được hỏi về chuyến thăm này, ông Pompeo nói tuần trước: "Tôi chắc chắn các cuộc gặp của tôi sẽ bao gồm những bàn bạc về cách các quốc gia tự do có thể làm việc với nhau để đẩy lùi những mối đe doạ mà Trung Quốc gây ra".
Trước khi ông Pompeo và ông Esper thực hiện chuyến công du, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Stephen Biegun tuần trước thăm New Delhi, nhấn mạnh Washington muốn đẩy mạnh các lợi ích của Ấn Độ ở khu vực, xây dựng một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương mở và tự do, và đối phó với những nguy cơ mà các mạng viễn thông công nghệ cao của Trung Quốc gây ra vì Mỹ coi đó là yếu tố trung tâm trong các hoạt động mà họ gọi là "kinh tế săn mồi" của Trung Quốc.
Trong nhiệm kỳ của ông Trump, Mỹ và Ấn Độ tăng cường đáng kể quan hệ quốc phòng. Khi ông Trump thăm Ấn Độ vào tháng 2 năm nay, hai bên hoàn tất các thoả thuận quốc phòng trị giá hơn 3 tỷ USD. Thương mại quốc phòng song phương tăng từ 0 trong năm 2008 lên 15 tỷ USD năm 2019. Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn không muốn bị kéo vào cuộc chiến giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Ông G. Parthasarthy, một nhà ngoại giao Ấn Độ đã nghỉ hưu, nói với AP rằng Ấn Độ không muốn trở thành nước đi đầu chống lại Trung Quốc.
Ông Pompeo sẽ là ngoại trưởng Mỹ đầu tiên thăm Maldives từ năm 2004 đến nay. Theo thoả thuận quốc phòng hai bên đạt được trong tháng trước, Maldives đồng ý đẩy mạnh hợp tác với Mỹ và ủng hộ "khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương mở và tự do".
Ấn Độ tin rằng nếu Mỹ can dự vào Sri Lanka nhiều hơn, Sri Lanka sẽ xích gần phía Mỹ - Ấn hơn Trung Quốc, giới phân tích nhận định. Tranh chấp trên biển Đông sẽ là vấn đề được nhấn mạnh tại chặng dừng chân cuối cùng của ông Pompeo ở Indonesia.
31,7 triệu người mắc COVID-19 đã được điều trị khỏi Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h30 ngày 25/10 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 43.058.623 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 1.156.243 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi là 31,7 triệu người. Mỹ vẫn là quốc gia có số ca nhiễm và tử vong cao...