Ấn Độ sốt ruột vì mầm họa vũ khí Mỹ chứa linh kiện giả Trung Quốc
Ấn Độ tuyên bố điều tra toàn diện đối với những vũ khí trang bị mua của Mỹ, do lo ngại chứa linh kiện giả, chất lượng kém gốc Trung Quốc.
Máy bay vận tải chiến thuật C-130 của Không quân Ấn Độ, mua của Mỹ
Cơ chế mua sắm của Lầu Năm Góc có lỗ hổng khiến cho rất nhiều linh kiện giả chất lượng kém xâm nhập vào trang bị của quân Mỹ gây ra tai hại vô cùng, đến một nước gần gũi với Mỹ như Ấn Độ cũng khó thoát khỏi vận đen.
Máy bay vận tải chiến lược C-17, máy bay tuần tra chống tàu ngầm dòng P-8, thiết bị dò sonar… đều nằm trong danh sách đen, nhiều loại vũ khí Ấn Độ mua của Mỹ cũng nằm trong đó.
Theo tờ “Thời báo Ấn Độ”, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Antony công khai cho biết, Quân đội Ấn Độ sẽ làm rõ vũ khí trang bị nhập khẩu của Mỹ có tồn tại những linh kiện điện tử giả, chất lượng kém sản xuất từ Trung Quốc hay không.
Nhưng, vũ khí mua của nước ngoài không đáng tin cậy cũng làm cho Ấn Độ đã tăng cường quyết tâm nắm chắc những trang bị quan trọng. Ngày 9/8, Ấn Độ phóng thành công tên lửa đạn đạo tầm trung Agni-2, đồng thời tuyên bố sẽ nghiên cứu chế tạo tên lửa tầm xa Agni-6 có tầm phóng hơn 5.000 km.
Tờ “Thời báo Ấn Độ” cho rằng, việc kiểm tra toàn diện mà Quân đội Ấn Độ chuẩn bị triển khai xuất phát từ một báo cáo của Uỷ ban Lực lượng vũ trang của Thượng viện Mỹ. Báo cáo này tuyên bố, việc sản xuất vũ khí trang bị Mỹ “dự đoán” đã sử dụng hơn triệu linh kiện điện tử giả, chất lượng kém do Trung Quốc chế tạo.
Video đang HOT
Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon do Mỹ chế tạo.
Báo cáo cho biết, linh kiện giả mạo được “ứng dụng rộng rãi”, gồm máy lọc sóng gây nhiễu điện từ thực hiện nhiệm vụ ban đêm, chip dự trữ hệ thống hiển thị của máy bay trực thăng SH-60, tên lửa Hellfire, máy bay vận tải chiến lược C-17 Globemaster, máy bay vận tải C-130J, máy bay tuần tra trên biển đa chức năng tầm xa P-8A Poseidon và máy bay Boeing 737.
Được biết, báo cáo đề cập đến hàng triệu linh kiện với 70% có nguồn gốc từ Trung Quốc, khoảng 20% đến từ các điểm bán trung gian hàng hóa Trung Quốc ở Anh và Canada.
Bản báo cáo này của Thượng viện Mỹ không chỉ gây sóng gió ở Mỹ, gây ra chấn động lớn cho hệ thống mua sắm công nghiệp quân sự của Mỹ, mà còn gây sự quan tâm của Ấn Độ.
Tờ “Indian Express” cho rằng, những năm gần đây, quan hệ Mỹ-Ấn đã có sự chuyển biến to lớn, Mỹ đã cởi mở xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp quân sự cho Ấn Độ, vũ khí trang bị kiểu Mỹ đã trở thành mục tiêu theo đuổi của Quân đội Ấn Độ. Trang bị của quân Mỹ xuất hiện vấn đề, không thể tránh khỏi sẽ gây thiệt hại cho sức mạnh quốc phòng của Ấn Độ.
Tờ “Press Trust of India” cũng lo ngại cho rằng, năm 2011, kim ngạch thương mại vũ khí Ấn-Mỹ là 4,5 tỷ USD, Ấn Độ đã trở thành nước tiêu thụ vũ khí lớn thứ hai của Mỹ. 10 năm qua, Hai bên tổng cộng đạt được thương mại vũ khí tới 8 tỷ USD.
Vũ khí trang bị Mỹ ngày càng trở thành nguồn quan trọng cho Ấn Độ hiện đại hóa quân sự, hiện nay xuất hiện vấn đề “linh kiện giả chất lượng kém Trung Quốc” làm cho sức mạnh quân sự của Ấn Độ có thể xuống cấp bất cứ lúc nào.
Máy bay trực thăng UH-3H do Mỹ chế tạo.
Truyền thông cũng như chính giới Ấn Độ đã yêu cầu chính phủ nước này tiến hành kiểm tra triệt để đối với chất lượng vũ khí trang bị nhập khẩu của Mỹ.
Khi trả lời chất vất của các nghị sĩ, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Antony cho biết, Chính phủ và Quân đội Ấn Độ đã chú ý đến bản báo cáo của Mỹ và sẽ triển khai điều tra toàn diện.
Ông Antony thừa nhận, vũ khí trang bị Ấn Độ nhập khẩu của Mỹ gồm tàu vận tải đổ bộ INS Jalashwa, máy bay trực thăng UH-3H, tên lửa chống hạm Harpoon, trang bị dò sonar cự ly xa, kính tiềm vọng hiện đại, máy bay vận tải C-130, máy bay vận tải C-17, máy bay tuần tra trên biển đa chức năng tầm xa P-8I.
Báo cáo Mỹ còn cho biết, “vào một lúc nào đó, chỉ cần một linh kiện điện tử nhỏ sẽ có thể làm cho binh sĩ, hải quân của chúng ta bị trọng thương”. Ngoài không yên tâm về chất lượng linh kiện kém, Ấn Độ còn lo ngại đối thủ cạnh tranh tiềm tàng Trung Quốc có thể sẽ thiết lập “cửa sau” cho những linh kiện này, khi cần thiết có thể thông qua làm tê liệt những “cửa sau” này, thậm chí kiểm soát hệ thống vũ khí quan trọng của Quân đội Ấn Độ.
Những thông tin vũ khí này của Mỹ đã bộc lộ tai họa ngầm, bởi vì những năm gần đây Ấn Độ mua nhiều và chịu thiệt thòi nhiều trong mua sắm vũ khí trang bị của nước ngoài. Là nguồn mua vũ khí nước ngoài chủ yếu nhất của Ấn Độ, các loại vũ khí của Nga càng làm cho Ấn Độ không thể yên tâm.
Máy bay chiến đấu “quan tài bay” MiG-21 của Không quân Ấn Độ từ khi trang bị đến nay đã rơi mất một nửa, công trình cải tạo tàu sân bay Gorshkov không chỉ bị kéo dài mà còn bị nâng giá, Nga từ chối chuyển giao công nghệ xe tăng T-90 Lục quân…
Chính vì vậy, Quân đội Ấn Độ luôn kiên trì vào sự hỗ trợ của vũ khí do họ tự sản xuất. Ngày 9/8, tờ “Thời báo Ấn Độ” cho biết, cùng ngày Ấn Độ đã phóng thành công một quả tên lửa tầm trung Agni-2 có tầm phóng hơn 2.000 km.
Bài báo cho biết, tên lửa này trang bị hệ thống dẫn đường tiên tiến, sử dụng nguyên liệu rắn làm cho thời gian chuẩn bị được rút ngắn rất nhiều, tên lửa này đã trở thành xương sống của lực lượng răn đe hạt nhân Ấn Độ.
Báo chí Ấn Độ còn cho biết, ngoài tên lửa tầm xa Agni-5 được phóng thử vào tháng 4/2012, Ấn Độ còn chuẩn bị nghiên cứu chế tạo tên lửa Agni-6 có tầm phóng xa hơn.
Tàu vận tải đổ bộ INS Jalashwa của Hải quân Ấn Độ, mua của Mỹ.
Theo GDVN