Ấn Độ “soán ngôi” Trung Quốc về tăng trưởng kinh tế nhanh nhất
Kinh tế Ấn Độ đang dẫn đầu trong số các thị trường đang nổi, thậm chí “ qua mặt” Nga và Brazil.
Reuters dẫn báo cáo mới nhất từ bộ Tài chính Ấn Độ, hiện nền kinh tế nước này tăng trưởng 7,6% so với cùng kỳ năm 2015, mạnh hơn mức tăng 7,0% trong quý đầu năm 2016. Con số này cho thấy Ấn Độ đã vượt Trung Quốc, trở thành nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Với mức tăng này, Ấn Độ đã có ba quý liên tiếp đạt tăng trưởng trên mức 7,0%, lạc quan hơn so với vượt mức tăng trưởng (6.9%) của nền kinh tế láng giềng Trung Quốc. Từ đây, kinh tế Ấn Độ đang dẫn đầu trong số các thị trường đang nổi, thậm chí “qua mặt” Nga và Brazil.
Bộ trưởng bộ Tài chính Ấn Độ, ông Arun Jailey phát biểu với báo giới: “Sự tăng trưởng kinh tế hiện nay của Ấn Độ sẽ ngày càng có tiềm năng phát triển nhiều hơn nữa dù bối cảnh kinh tế toàn cầu đang suy thoái”.
Trong hai năm qua, chính phủ của Thủ tướng Narenda Modi đã thực hiện một số cải cách quan trọng. Trong đó có việc nới lỏng các quy định, điều khoản đối với đầu tư nước ngoài ở các lĩnh vực sản xuất, quốc phòng, đường sắt… Ảnh: Reuters
Các chuyên gia phân tích kinh tế nhận định, Trung Quốc là nền kinh tế có mức tăng trưởng cao nhất thế giới trong suốt hai thập niên cho đến năm 2014. Song với tình hình hiện nay, Ấn Độ sẽ thay thế vị trí này của Trung Quốc trong ít nhất là hai đến ba năm tới.
Đây là dấu hiệu tích cực trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu còn gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại trong khi các nền kinh tế đang nổi khác trong nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới, như Brazil và Nga đang sụt giảm.
Video đang HOT
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã coi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế làm trọng tâm cho chính sách của ông kể từ khi lên nắm quyền vào tháng 5/2014. Giới chức New Delhi cho rằng việc ông Modi lên nắm quyền hứa hẹn sẽ đem lại sức sống cho nền kinh tế lớn thứ ba châu Á.
Bởi bất chấp sự thiếu đầu tư tư nhân và xuất khẩu bị thu hẹp, chính sách của ông Modi đang có một số thành công như làm dịu bớt tình trạng lạm phát và lãi suất thấp đã thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng trên toàn quốc gia.
Các chuyên gia của BBC đặt ra nghi vấn: “Liệu Ấn Độ có thể duy trì ổn định đà tăng trưởng kinh tế này trong suốt thập kỷ tới?”. Nếu thực sự có thể đạt được mục tiêu này, nền kinh tế lớn thứ 3 châu Á sẽ khẳng định được tiềm năng tăng trưởng của mình và “soán ngôi” vị trí tăng trưởng mạnh nhất của Trung Quốc hiện nay.
Những điều này thực sự đã giúp Ấn Độ vượt qua tình hình khủng hoảng sụt giảm giá dầu thô toàn thế giới dù quốc gia này là một nước nhập khẩu ròng. Mặt khác, dù giá dầu thế giới giảm mạnh nhưng lại không ảnh hưởng nhiều đến đà tăng trưởng kinh tế ủa Ấn Độ do nước này vốn đã nhập khẩu nhiều nguyên liệu này.
Do đó mặc các nước khác “vật lộn” với tình hình trên, Ấn Độ lại tiết kiệm được hàng tỉ USD với lượng nhập khẩu dự trữ xăng dầu lớn từ trước đến nay. Ngoài ra, việc Ngân hàng Trung ương Ấn Độ cắt giảm lãi suất đã hỗ trợ người tiêu dùng chi tiêu đầu tư nhiều hơn là giữ tiền tại một chỗ.
Đáng chú ý, tình trạng hạn hán gần đây đang đe doạ ngành nông nghiệp của nước này với nguy cơ thiếu lương thực, nghèo đói. Sau hai năm liên tiếp vật lộn với hạn hán, dự báo mùa mưa lớn trong mùa hè tới được cho là tín hiệu tốt của vùng nông thôn. Bên cạnh đó, tiền lương và lương hưu của nhân viên chính phủ dự kiến sẽ tăng để củng cố chi tiêu tiêu dùng cá nhân.
Phương Hà
Theo_Người Đưa Tin
Kinh tế Ấn Độ nhận nhiều mỹ từ từng thuộc về Trung Quốc
CEO Apple Tim Cook mới đây mô tả tiềm năng kinh tế và cơ cấu nhân khẩu của Ấn Độ là "vô cùng thú vị" và "vô cùng tuyệt vời". Đây là những mỹ từ mà cách đây không lâu còn được dành cho Trung Quốc.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi - Ảnh: AFP
Theo CNN, CEO Tim Cook đang rất háo hức về Ấn Độ. Trong buổi họp thông báo doanh thu gần đây nhất của Apple, vị giám đốc điều hành cho hay doanh số bán iPhone ở quốc gia Nam Á tăng 76% so với năm trước. Ông Cook mô tả tiềm năng của Ấn Độ là "vô cùng thú vị", và cơ cấu nhân khẩu học của nước này là "vô cùng tuyệt vời" với độ tuổi trung bình là 27.
Trên đây là những mỹ từ từng được dành cho Trung Quốc. Giờ đây, tình hình Ấn Độ đang tiến triển rất tốt: tăng trưởng kinh tế là 7,3% vượt xa tất cả các nước lớn khác và giá dầu lao dốc giảm thiểu hóa đơn nhập khẩu năng lượng. Trong lúc này, những thành viên khác của nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS (gồm Nga, Trung Quốc, Nam Phi, Ấn Độ và Brazil) đều đang chật vật với tăng trưởng.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, người sẽ kỷ niệm nhiệm kỳ thủ tướng thứ hai của mình vào tháng 5 tới, là yếu nhân góp phần vào sự đi lên của Ấn Độ. Ông đã dành một số vốn chính trị khổng lồ, cố gắng thúc đẩy để các cải cách kinh tế được quốc hội thông qua.
Ông Modi cũng tích cực công du nước ngoài với thông điệp "Make in India" chuyển tới các doanh nghiệp ngoại. Dòng tiền đầu tư từ nhiều công ty như Airbus, Xiaomi, General Electric, Foxconn, General Motors đã và đang chảy về, mở rộng sản xuất tại đây.
Chiến dịch của ông Modi tạo nên cơn sốt trong tuần này ở thành phố Mumbai (Ấn Độ), khi một sự kiện "Make in India" được chính phủ tài trợ đã thu hút sự tham gia của giám đốc điều hành các doanh nghiệp hàng đầu thế giới. Thủ tướng Ấn Độ nhấn mạnh chuyện cải cách, và mời các sếp doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư.
Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bất ổn trong triển vọng kinh tế đất nước Nam Á. Con số GDP của nước này tách bạch với nhiều chỉ số khác và có các nghi vấn về chất lượng của con số trên. Doanh nghiệp Ấn Độ đang có mức nợ cao còn chỉ số chứng khoán Sensex giảm khoảng 20% trong một năm qua.
Đáng lo ngại hơn, nhiều chương trình cải cách hứa hẹn của Thủ tướng Modi đã không thành công. Đơn cử, đề nghị thiết lập thuế bán hàng trên toàn quốc vẫn đang chờ mòn mỏi trong quốc hội.
Chuyện giảm gánh nặng pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ, một trong những ưu tiên của ông Modi, hầu như vẫn đứng yên. Ấn Độ mới đây được Ngân hàng Thế giới (WB) xếp hạng thứ 130 trong danh sách các nước đo lường gánh nặng pháp lý đặt lên các doanh nghiệp nhỏ. Cơ sở hạ tầng nước này vẫn còn kém và sẽ mất hàng thập kỷ để được nâng cấp.
Arvind Subramanian, cố vấn kinh tế trưởng của chính phủ Ấn Độ, cũng bày tỏ thất vọng về sự thiếu tiến bộ trong thuế hàng hóa và dịch vụ quốc gia, song ông vẫn kỳ vọng rằng những cải cách khác nhằm thúc đẩy cạnh tranh giữa các bang sẽ đảm bảo tiến độ.
Hiện tại, khi nhiều nền kinh tế thế giới đang gặp khó, Ấn Độ vẫn là một điểm đến hấp dẫn cho các công ty đa quốc gia muốn có tăng trưởng tốt. Tầng lớp trung lưu của nước này ngày càng có nhiều tiền để chi tiêu và dân số trẻ là một tiềm năng rất lớn. Ví dụ, hãng Apple vừa nộp đơn để mở cửa hàng bán lẻ đầu tiên ở quốc gia Nam Á.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Sự bùng nổ của Ấn Độ đã đủ sức vực dậy kinh tế thế giới? Hãng tin Bloomberg mới đây trả lời câu hỏi trên bằng hai biểu đồ. Ảnh: AFP Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại nhằm đi được trên con đường gập gềnh chuyển đổi nền kinh tế sang phụ thuộc vào tiêu dùng. Trong lúc này, Ấn Độ đã vươn lên giành danh hiệu nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Liệu...