Ấn Độ: Số lượng khách đặt chuyên cơ ra nước ngoài tăng vọt 900%
Tình hình y tế ở Ấn Độ ngày càng tồi tệ đến mức chi phí nằm viện chữa COVID-19 thậm chí còn cao hơn tiền mua vé máy bay trốn ra nước ngoài tránh dịch, theo nguồn tin từ ngành hàng không.
Những gia đình Ấn Độ có điều kiện chọn cách ra nước ngoài trốn dịch thay vì ở lại với nguy cơ nhập viện cao – Ảnh: AFP
Giới tài phiệt và ngôi sao Bollywood của Ấn Độ không phải là những người duy nhất chạy khỏi đất nước bằng máy bay riêng để né trận dịch COVID-19 chết chóc.
Bà Kanika Tekriwal – CEO của hãng cho thuê máy bay JetSetGo – cho biết tình hình ở Ấn Độ đã trở nên bi đát đến mức những gia đình tương đối khá, tạm gọi là trên trung lưu, nảy ra kế gom tiền lại với nhau để đi trốn.
Video đang HOT
“Nếu nói chỉ có người giàu chạy khỏi Ấn Độ trên máy bay riêng là sai rồi. Trong 10 ngày trở lại đây, chúng tôi chứng kiến nhiều người có điều kiện gom góp tiền bạc, phương tiện để thuê máy bay riêng, hoặc chỉ cần đủ tiền để rời khỏi đất nước” – bà Tekriwal trả lời phỏng vấn Đài CNBC từ Maldives.
Công ty JetSetGo ghi nhận số lượng khách đặt chuyên cơ tăng vọt 900% trong vài tuần gần đây, trong đó 70-80% thuộc tầng lớp trên trung lưu chứ không phải người siêu giàu. Đa số họ chọn Maldives là điểm đến nhờ chương trình tiếp nhận và cách ly khách từ Ấn Độ trong resort riêng.
“Họ hùn tiền lại với nhau để rời Ấn Độ. Tôi nghĩ họ là những người sợ COVID nhất vì họ chưa phải là quá giàu hoặc có điều kiện tiếp cận chăm sóc y tế dễ dàng” – bà Tekriwal nhận xét.
Với cái giá từ 18.000 – 20.000 USD cho một chuyên cơ 8 chỗ ngồi đến Maldives, hoặc 31.000 USD cho chiếc 6 chỗ ngồi, hành trình trốn dịch cũng không hề rẻ thậm chí với tầng lớp trên trung lưu của Ấn Độ. Thu nhập của họ vào khoảng 15.000 USD/năm.
Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ tình hình y tế ở Ấn Độ đã mất kiểm soát đến mức trong nhiều trường hợp, giá vé chuyên cơ còn rẻ hơn tiền nằm viện chữa COVID-19.
“Chi phí nằm viện một đêm là khoảng 2.500 USD. Nếu anh có hai thành viên gia đình nằm viện trong 14 ngày, giá đó cao hơn gấp đôi so với mua vé trốn đi Dubai.
Đó là điều nhiều khách hàng tâm sự với tôi, rằng chúng tôi thà bỏ ra 6 tháng tiền lương hoặc tiết kiệm để trốn khỏi Ấn Độ còn hơn trả tiền cho nửa cái giường trong bệnh viện mà không biết trước tổng chi phí sẽ bao nhiêu, hoặc có tìm ra được cái giường nào không” – CEO của JetSetGo tâm sự.
Điều đáng nói là bay bằng chuyên cơ chưa hẳn đã an toàn. Mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp phòng dịch, khoảng 30% nhân viên của JetSetGo vẫn bị nhiễm COVID-19 và họ lại mang mầm bệnh về nhà cho gia đình.
“Đó là điều làm tôi đau lòng nhất” – bà Tekriwal trải lòng.
Đợt bùng phát COVID-19 ở Ấn Độ hiện vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, thậm chí còn tăng lên từng ngày. Ngày 6-5, quốc gia này ghi nhận 412.262 ca nhiễm, nâng tổng số lên hơn 28 triệu.
Trung Quốc phản ứng sau khi Ấn Độ ban hành lệnh cấm hàng loạt ứng dụng trực tuyến
Ngày 25/11, Trung Quốc đã chỉ trích Ấn Độ sau khi nước này cấm thêm hàng chục ứng dụng trực tuyến của Trung Quốc với lí do an ninh quốc gia.
Ngươi phat ngôn Bô Ngoai giao Trung Quôc Triêu Lâp Kiên. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nêu rõ: "Những biện pháp (của Ấn Độ) vi phạm các nguyên tắc thị trường và quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đồng thời gây tổn hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các công ty Trung Quốc". Ông kêu gọi Ấn Độ cần ngay khắc phục các biện pháp phân biệt đối xử này để tránh gây tổn hại lớn hơn trong quan hệ song phương.
Động thái trên của Trung Quốc diễn ra sau khi Ấn Độ ngày 24/11 đã ra lệnh cấm thêm 43 ứng dụng trực tuyến của Trung Quốc hoạt động tại nước này, trong đó bao gồm một số ứng dụng thuộc sự quản lý của tập đoàn thương mại điện tử Alibaba như AliExpress, hay dịch vụ giao hàng Lalamove cũng như một số ứng dụng hẹn hò và truyền phát trực tiếp. Theo giới chức New Delhi, lệnh cấm trên được đưa ra là do những ứng dụng trên đe dọa "chủ quyền và tính toàn vẹn lãnh thổ" của Ấn Độ, trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước vẫn đang căng thẳng liên quan những cuộc đụng độ biên giới.
Trong vài tháng qua, Ấn Độ cũng đã cấm hàng trăm ứng dụng trực tuyến và di động của Trung Quốc - bao gồm cả ứng dụng chia sẻ video ngắn TikTok và trò chơi PUBG.
Tập đoàn Alibaba đang đầu tư khá lớn vào thị trường trực tuyến bùng nổ ở quốc gia 1,3 tỷ người này, như nền tảng thanh toán kỹ thuật số Paytm và cửa hàng tạp hóa trực tuyến BigBasket. Tuy nhiên, quan hệ căng thẳng giữa hai nước đã dẫn đến làn sóng tại Ấn Độ tẩy chay hàng hóa có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Theo số liệu thống kê chính thức của Chính phủ Ấn Độ, lượng hàng hóa mà nước này nhập khẩu từ Trung Quốc, bao gồm đồ chơi, mỹ phẩm, đồ gia dụng, linh kiện ô tô và thép, đạt tổng trị giá 74,9 tỷ USD vào năm ngoái.
Ấn Độ sơ tán hàng nghìn người để tránh bão Nivar Ngày 25/11, hàng nghìn người dân Ấn Độ tại khu vực phía Đông Nam của nước này đã sơ tán tránh bão Nivar, dự kiến mang theo mưa lớn tại khu vực duyên hải vào đêm 25 và rạng sáng 26/11. Cảnh ngập lụt do mưa lớn tại Hyderabad, Ấn Độ ngày 14/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN Theo cơ quan dự báo thời tiết, Nivar...