Ấn Độ sẽ tái sử dụng tàu ngầm Kilo bị cháy nổ Sindhurakshak?
Theo trang mạng Brahmand-Ấn Độ ngày 4-12-2013 cho biết, Hải quân Ấn Độ hy vọng sẽ tái sử dụng tàu ngầm INS Sindhurakshak, sau khi trục vớt thành công.
Tổng tư lệnh Hải quân Ấn Độ, Ông D.K Joshi phát biểu, sự việc tàu hộ vệ INS Vindhyagiri và tàu ngầm INS Sindhurakshak bị chìm không có liên quan gì với nhau.
Ngoài ra, trả lời các vấn đề liên quan tới vụ chìm hai tàu hải quân, người đứng đầu Hải quân Ấn Độ cho biết: “So với hải quân các nước khác, hồ sơ an toàn của hải quân Ấn Độ không phải là quá xấu”.
Hồi tháng 01/2011, sau một vụ va chạm, tàu hộ vệ INS Vindhyagiri bị nổ ở gần cảng Mumbai, sau đó đã bị chìm. Cho đến giờ, các tướng lĩnh Hải quân Ấn Độ và các quan chức Bộ quốc phòng đều cho rằng đó là chuyện đã qua.
Tàu ngầm Kilo của Ấn Độ
Video đang HOT
Ngày 14/08 năm nay, INS Sindhurakshak, tàu ngầm diesel- điện lớp Kilo, đã bị chìm tại xưởng đóng tàu ở Mumbai sau khi xảy ra một loạt vụ nổ kinh hoàng, khiến 18 thủy thủ thiệt mạng. Các cơ quan có liên quan của Ấn Độ vẫn đang điều tra vụ tai nạn này.
INS Sindhurakshak là con tàu thứ 9 trong 10 tàu thuộc loại Sindhughosh thuộc hải quân Ấn Độ. Tàu có trọng lượng 2.325 tấn khi nổi và 3.076 tấn khi lặn. Nó có chiều dài 72 mét, chiều rộng 9,9 mét với tốc độ khi lặn là 31km/h. Thủy thủ đoàn của tàu là 68 người. Trang bị vũ khí trên tàu gồm các tên lửa đối không 9M36 Strela-3 (SA-N-8), đối hạm 3M-54 Klub-S, ngư lôi dò mục tiêu thụ động 53-65, ngư lôi chống ngầm chủ động TEST 71/76, mìn DM-1.
Toàn cảnh vụ nổ tàu ngầm Kilo INS Sindhurakshak
Hải quân Ấn Độ đang có 16 tàu ngầm, trong đó có tàu ngầm hạt nhân do nước này tự chế tạo Arihant vừa được chạy thử hồi tháng 8 vừa qua. Hiện họ vẫn đang không ngừng mở rộng và hiện đại hóa đội tàu ngầm của mình.
Tổng tư lệnh Hải quân Ấn Độ nhấn mạnh, họ sẽ xem xét tái sử dụng tàu ngầm INS Sindhurakshak sau khi trục vớt thành công.
Theo ANTD
Tàu tên lửa 2 thân Đài Loan vượt trội Type 022 Đại Lục
Nguyệt san tháng 11 của Tạp chí quốc phòng Canada - Kanwa Defence Review cho có bài phân tích, tháng 8 năm nay, tại Triển lãm Quốc phòng Đài Bắc, Đài Loan đã trưng bày mô hình tàu cao tốc tên lửa tàu có lượng giãn nước chỉ 500 tấn nhưng trang bị tới 16 quả tên lửa đối hạm.
Bài báo cho biết, Đài Loan hiện đang sản xuất một chiếc tàu nguyên mẫu cho Hải quân nước này, con tàu sử dụng bốn động phản thủy lực, tốc độ 38 hải lý/giờ. Tàu được trang bị một pháo hạm tốc độ cao Oto Melara 76mm, vũ khí trang bị hơn hẳn tàu cao tốc tên lửa Type 022 của hải quân Trung Quốc, tiềm ẩn khả năng đe dọa đến hàng không mẫu hạm của Đại Lục.
Trước đây, theo tiết lộ của trang mạng Strategypage - Mỹ, tàu được thiết kế kiểu 2 thân xuyên sóng (WPC-Wave Piercing Catamaran), và được trang bị hỏa lực mạnh, dài 60,4 mét, lượng giãn nước dưới 1.000 tấn, tốc độ tối đa 68 km/giờ, thủy thủ đoàn 34 người.
Tàu được trang bị nhiều loại vũ khí, bao gồm 8 quả tên lửa hạm chống hạm Hùng Phong-2 hoặc Hùng Phong-3, pháo hạm tốc độ cao Oto Melara 76mm, một pháo cao xạ 20mm, dùng để đánh chặn tên lửa và 4 súng máy 12,7mm.
Biên đội tàu tên lửa lớp Quang Hoa-6 tại cảng Doanh Khẩu-Đài Loan
Tàu không được trang bị hệ thống tên lửa phòng không (nhưng có thể mang theo các hệ thống phòng không cá nhân). Nó cũng không có khả năng mang theo máy bay trực thăng vì không có nhà chứa (hangga) nhưng phía đuôi tàu có sàn đáp cho trực thăng. Tàu có thể hoạt động tuần tra liên tục trong vòng một tuần mà không phải cung cấp thêm nhiên liệu.
Tàu do Đài Loan tự thiết kế được trang bị tên lửa chống hạm Hùng Phong III, có chiều dài 6,1 mét, nặng 1,5 tấn, mang theo đầu đạn nặng 181kg, tốc độ hành trình 2.300km/giờ, tầm bắn 130km. Tên lửa được dẫn đường kết hợp quán tính và GPS, giai đoạn cuối tên lửa khóa mục tiêu bằng một loạt các thiết bị cảm biến với độ chính xác cao. Ngược lại, tên lửa chống tàu Hùng Phong-2 hệ thống dẫn hướng lạc hậu, tốc độ bay dưới âm, tầm bắn 160 km, nhưng trọng lượng đạn chỉ bằng một nửa so với Hùng Phong III.
Mô hình tàu tên lửa cao tốc mới của Đài Loan
Các tàu 2 thân mới sẽ được sử dụng để thay thế dần các loại tàu cũ, ba năm trước chiếc đầu tiên thuộc lớp Quang Hoa-6 vào phục vụ, nó có chiều dài 34,2 m, chiều rộng 7 mét, lượng giãn nước 170 tấn, thủy thủ đoàn 19 người.
Tàu được trang bị 4 tên lửa Hùng Phong-2, một pháo phòng không tầm gần 20mm, hai súng máy 7,62 mm, và hai bệ phóng mồi bẫy, tốc độ tối đa 55 km/giờ, tốc độ trung bình khi tuần tra 22 km/giờ, hoạt động liên tục trong vòng hai ngày. Hiện nay, Đài loan còn 20 chiếc tàu khác thuộc lớp Quang Hoa-6 đã được đưa vào phục vụ
Theo ANTD
6 chiến dịch đột nhập biệt kích nổi tiếng trên thế giới Liên tiếp trong 2 ngày 4 và 5-10 vừa qua, lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ của Hải quân Mỹ (SEAL) đã tiến hành liên tiếp 2 vụ đột kích vào 2 quốc gia châu Phi là Somalia và Libya để bắt giữ những phần tử nghi can khủng bố. Đây không phải là lần đầu họ tiến hành những phi vụ đột...