Ấn Độ sẽ phóng thêm 2 tên lửa liên lục địa Agni-5
Ngày 5-5, người phát ngôn Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) Ravi Gupta cho biết, nước này có kế hoạch tiến hành thêm hai vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-5 tầm bắn hơn 5.500 km trong năm nay, nhằm tăng cường khả năng tấn công tầm xa.
“Chúng tôi có kế hoạch tiến hành thêm 2 vụ phóng thử tên lửa Agni-5 và chúng có thể diễn ra ngay trong năm nay, sau đó loại tên lửa này sẵn sàng được đưa vào phiên chế trong quân đội”, phát ngôn viên Ravi Gupta cho biết.
Ấn Độ đã gia nhập “câu lạc bộ” các nước có khả năng phóng tên lửa tầm xa bao gồm Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Trung Quốc, Israel và Pakistan sau khi họ phóng thử thành công tên lửa Agni-5 đầu tiên hồi tháng 4 năm ngoái, tiếp theo là Tiều Tiên với thành công của tên lửa Unha-3.
Về lí thuyết, Agni-5 có tầm bắn tới 6000km, nhưng trên thực tế chính các quan chức Ấn Độ cũng thừa nhận tầm bắn thực sự của nó là 5500km. Hiện họ có kế hoạch cải tiến tên lửa mạnh nhất này để có thể mang nhiều hơn 3 đầu đạn tiêu diệt nhiều mục tiêu trong một lần phóng.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-5
“Chúng tôi đang phát triển theo hướng này. Chúng tôi sẽ cần phải có thời gian để phát triển, nhưng công việc của chúng tôi đang diễn ra đúng dự kiến”, Giám đốc DRDO V.K.Saraswat cho biết.
Video đang HOT
Khi được hỏi về kế hoạch cải tiến này, ông cho biết: “Phần chính của tên lửa vẫn sẽ giữ nguyên hiện trạng. Ba giai đoạn đầu tiên vẫn giữ nguyên như vậy và chỉ phần đầu đạn có sự thay đổi.
Hiện Ấn Độ đang phát triển thế hệ tên lửa đạn đạo mang tên vị thần lửa của họ là “Agni” (tức Liệt Hỏa), với 5 phiên bản cùng các tầm bắn và mục tiêu khác nhau. Agni-1 là loại tên lửa tầm gần 1 tầng, tầm bắn chỉ đạt 500-700km; Agni-2 và Agni-3 là tên lửa đạn đạo tầm trung; Agni-4 là tên lửa đạn đạo tầm trung, cận xa; còn Agni-5 là tên lửa đạn đạo tầm xa, tiệm cận với tên lửa xuyên lục địa.
Ngay khi mới kết thúc bắn thử nghiệm Agni-3; Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) đã công khai tuyên bố chuẩn bị phóng thử nghiệm Agni-5, có thể mang theo 3 đầu đạn hạt nhân.
Cấu trúc 3 tầng của tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-5
Kế hoạch ban đầu là quý I năm 2011 sẽ tiến hành thử nghiệm Agni-5, nhưng sau mấy lần thay đổi thời gian để khắc phục triệt để những thiếu sót về kỹ thuật, lần phóng thử đầu tiên đã diễn ra vào trung tuần tháng 4/2012. Ngày 19/04/2012, vụ phóng thử đã thành công tốt đẹp, loại tên lửa 3 tầng, sử dụng công nghệ đầu đạn đa phân hướng (MIRV) này đã bắn trúng mục tiêu xa hơn 5.000km.
Hiện kiểu mới nhất trong dòng tên lửa này là Agni-6, được Ấn Độ bắt đầu chế tạo cuối năm 2011, đầu năm 2012. Loại tên lửa này được thiết kế với định hướng là tên lửa đạn đạo liên lục địa tầm bắn 10.000km – 12.000km, sử dụng công nghệ đầu đạn đa phân hướng, đa phương thức dẫn đường (MIRV). Mỗi đầu đạn có thể chứa 6 – 10 đầu đạn con, có thể là loại thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân.
Theo ANTD
Thời báo Hoàn Cầu:2 năm nữa Ấn Độ sẽ cho phóng thử siêu tên lửa Agni-6
Trang mạng tin tức IBN của Ấn Độ mới đây đưa tin, Ấn Độ hy vọng sẽ tiến hành phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-6 vào năm 2014.
Một nhà khoa học cấp cao của Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ, một tổ chức chịu trách nhiệm thiết kế toàn diện tên lửa Agni-6 cho biết, theo yêu cầu thiết kế, phạm vi tối đa của tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-6 sẽ lên tới 8.000-10.000 km.
Với phạm vi bắn lần này, nó sẽ có tầm bắn xa gần gấp đôi so với tên lửa đạn đạo Agni-5, vừa được Ấn Độ cho phóng thử vào tháng 4.
Tên lửa Agni-6 sẽ có sức mạnh hơn nhiều so với Agni-5
Theo tầm bắn dự kiến này, khi được tiến hành phóng thử, tên lửa đạn đạo Agni-6 trong tương lai có thể bao phủ toàn bộ châu Á, châu Âu và châu Úc. Cùng với đó, phạm vi bắn của nó có thể vươn tới cả khu vực châu Mỹ và Nam Cực.
Tờ Indian Express dẫn lời một nguồn tin đáng tin cậy từ Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ cho hay, tên lửa đạn đạo thế hệ mới Agni-6 của Ấn Độ không chỉ được thiết kế với tấm bắn xa hơn nhiều, mà còn được phát triển với kỹ thuật tiên tiến hơn nhiều so với các kỹ thuật tên lửa trước đây.
So với tên lửa đạn đạo Agni-5 vừa được phóng thử thành công, đường kính tên lửa Agni-6 lần này được thiết kế với đường kính là 1,1m, chỉ bằng một nửa so với đường kính của tên lửa Agni-5.
Agni-6 sẽ được nâng cấp thiết kế bằng nhiên liệu rắn cấp 3, do đó, nó có chiều dài 40 m, trọng lượng khi phóng là 55 tấn, lớn hơn nhiều so với chiều dài 17,5 m và trọng lượng 50 tấn của tên lửa Agni-5.
Agni-6 được so sánh với tên lửa Minuteman-3 của Mỹ và SS-18 Satan của Nga
Về bộ phận đầu đạn của tên lửa, Agni-6 sẽ được mang theo 10 đầu đạn hạt nhân để có thể tấn công cùng một lúc nhiều mục tiêu, nhiều hơn tên lửa Agni-5 với 3 đầu đạn.
Như vậy, Agni-6 sẽ có uy lực hơn nhiều, khả năng phá hủy hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương cũng sẽ được nâng cao hơn.
Từ các số liệu được tiết lộ có thể thấy, các các chỉ số kỹ thuật của tên lửa Agni-6 chưa thể so sánh với tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman-3 của Mỹ, phạm vi bắn cũng không bằng phạm vi bắn tối đa 12.500 km của tên lửa Minuteman-3.
Tuy nhiên, tên lửa Agni-6 của Ấn Độ cũng không phải hoàn toàn thua kém so với Minuteman-3 của Mỹ khi Agni-6 có thể mang theo 10 đầu đạn hạt nhân so với 3 đầu đạn hạt nhân của tên lửa Minuteman-3.
Với khả năng mang theo 10 đần đạn hạt nhân, hiện chỉ có tên lửa đạn đạo liên lục địa SS-18 Satan của Nga mới có thể so sánh được với Agni-5.
Theo GDVN
Sức mạnh hủy diệt LGM-30 Minuteman-3 khiến Mỹ sợ Triều Tiên nổi giận LGM-30 Minuteman là loại tên lửa liên lục địa hay còn gọi là tên lửa vượt đại châu (ICBM - Intercontinental Ballistic Missile), áp dụng mô hình phóng đa đầu đạn phân hướng, đa phương thức dẫn đường, có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân do hãng Boeing của Mỹ sản xuất. Mỹ quyết định hoãn phóng kiểm tra LGM-30 Minuteman-3 Ngày...