Ấn Độ sẽ phải nhập khẩu lúa mỳ nếu thời tiết diễn ra bất thường
Nông dân Ấn Độ đang lo ngại nếu nhiệt độ tăng bất thường và đột ngột trong thời gian tới sẽ ảnh hưởng nặng nề đến sản lượng lúa mỳ trong bối cảnh các nguồn cung lúa mỳ trong nước hiện đang cạn dần.
Nông dân Ấn Độ thu hoạch lúa mì trên cánh đồng ở Allahabad. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Đợt giá lạnh đang bao trùm miền Trung và Bắc Ấn Độ sẽ giúp người nông dân có vụ mùa lúa mỳ bội thu hơn. Tuy nhiên, giới quan sát vẫn lo ngại nếu nhiệt độ tăng đột ngột thì sản lượng lúa mỳ sẽ giảm khiến quốc gia này phải nhập khẩu.
Vụ lúa mỳ năm nay có vai trò quan trọng với Ấn Độ, nước sản xuất ngũ cốc lớn thứ 2 thế giới, sau Trung Quốc vì trước đó, vào các năm 2022 và 2023, sản lượng vụ lúa mỳ đã giảm mạnh vì thời tiết nóng và ấm bất thường, buộc nước này phải xuất một khối lượng lớn từ kho dự trữ.
Nếu tiếp tục có thêm một vụ mùa thất bát, Ấn Độ sẽ buộc phải nhập khẩu lúa mỳ.
Video đang HOT
Đến nay, Chính phủ Ấn Độ vẫn dự liệu sản lượng lúa mỳ năm nay đạt mức kỷ lục 114 triệu tấn, đồng thời bác bỏ mọi mọi lời kêu gọi nhập khẩu lúa mỳ.
Hiện nay, một đợt giá lạnh bao trùm đúng lúc lúa mỳ đang vào giai đoạn phát triển giúp mang lại hy vọng vụ mùa khả quan.
Tuy nhiên, dự báo nhiệt độ tăng trong vài ngày tới, đúng giai đoạn lúa trổ bông, có thể khiến sản lượng không được như kỳ vọng.
Giám đốc Cơ quan Nghiên cứu lúa mỳ Ấn Độ Gyanendra Singh cho biết thời tiết lạnh giúp mỗi ha lúa mỳ có thể cho sản lượng khoảng 3,5 tấn, từ đó dễ dàng đạt mục tiêu 114 triệu tấn.
Dù vậy, điều kiện thời tiết thuận lợi cần phải duy trì đến đầu tháng Tư mới có thể đảm bảo những mục tiêu trên.
Dù các vùng đồng bằng màu mỡ của Ấn Độ đã có những ngày đầu Đông lạnh nhưng hiện tượng tuyết rơi ít hơn tại các vùng đồi núi khiến người dân lo ngại nhiệt độ có thể tăng bất thường và đột ngột trong thời gian tới.
Theo một quan chức Cơ quan Khí tượng Quốc gia Ấn Độ, nhiệt độ tối thiểu và tối đa ở các bang phía Bắc và Tây Bắc của nước này đã bắt đầu tăng.
Trong tháng Hai, nhiệt độ tại các bang Punjab, Haryana và Rajasthan, nằm trên vành đai ngũ cốc của Ấn Độ, sẽ có thể cao hơn thông thường khoảng 5 độ C.
Sản lượng lúa mỳ Ấn Độ năm 2023 thấp hơn ít nhất là 10% so với ước tính 12 triệu tấn của chính phủ. Theo đó, lượng lúa tồn kho giảm xuống mức thấp nhất trong 7 năm.
Các nguồn cung lúa mỳ trong nước cũng đang cạn dần. Do đó, điều kiện thời tiết trong 8 tuần tới sẽ quyết định sản lượng vụ mùa lúa mỳ cũng như nguy cơ nước này có thể phải nhập khẩu loại ngũ cốc này./.
Nga chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu lúa mỳ của thế giới
Hội đồng ngũ cốc quốc tế (IGC), bao gồm các quốc gia sản xuất và nhập khẩu lúa mỳ lớn, dự báo sản lượng lúa mỳ toàn cầu trong vụ mùa 2023-2024 đạt 784 triệu tấn, giảm 2,4% so với vụ mùa trước đó.
Thu hoạch lúa mì tại vùng Stavropol, miền nam nước Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo IGC, hiện chỉ có 12 nước sản xuất đủ lúa mỳ để xuất khẩu. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn là nước sản xuất lúa mỳ lớn nhất thế giới với 138 triệu tấn trong vụ mùa 2022-2023. Tuy nhiên, nước này vẫn nhập khẩu hơn 10 triệu tấn/năm để đáp ứng nhu cầu của dân số 1,4 tỷ người và dự trữ một lượng lớn.
Ấn Độ cũng là một nước sản xuất nhiều lúa mỳ. Nước này bắt đầu xuất khẩu sản lượng dư thừa trong những năm gần đây, song năm 2022, chính phủ áp đặt các biện pháp hạn chế sau hạn hán.
Nga, Mỹ, Australia và Pháp cũng nằm trong số các nhà sản xuất lúa mỳ lớn của thế giới.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Nga là nước xuất khẩu lúa mỳ hàng đầu trong vụ mùa 2022-2023 với 46 triệu tấn và có thể chiếm 1/4 lượng xuất khẩu lúa mỳ toàn cầu năm 2023.
Chuyên gia Sebastien Poncelet tại Agritel cho biết sau khi thu hoạch lượng lúa mỳ kỷ lục 92-100 triệu tấn trong vụ mùa 2022-2023, Nga đang hướng tới vụ mùa bội thu thứ 2 với khoảng 90 triệu tấn. Sau Nga, các nước xuất khẩu lớn gồm Canada, Australia và Mỹ có lượng xuất khẩu dự kiến giảm xuống dưới 20 triệu tấn, mức thấp nhất trong nửa thế kỷ qua. Tiếp đó là Pháp và Ukraine, nước xuất khẩu lớn thứ 3 thế giới trước khi bùng phát xung đột với Nga, dự kiến xuất khẩu 10 triệu tấn.
Nhà nghiên cứu Sebastien Abis tại Viện quan hệ chiến lược và quốc tế Pháp cho hay Thổ Nhĩ Kỳ là nước nhập khẩu lúa mỳ lớn nhất của Nga kể từ năm 2018, sau đó là Ai Cập. Hai nước này chiếm 40% xuất khẩu lúa mỳ của Nga. Iran và Syria cũng là những nước nhập khẩu lúa mỳ lớn của Nga. Tuy nhiên, chuyên gia Abis lưu ý rằng lúa mỳ Nga đang có thêm ngày càng nhiều khách hàng cả ở Tây Âu, Bắc Phi và vùng sa mạc miền Nam châu Phi.
Trong vụ mùa 2022-2023, khoảng 3,9 triệu tấn lúa mỳ Nga nhập khẩu vào khu vực sa mạc miền Nam châu Phi, chiếm 20% lúa mỳ nhập khẩu vào khu vực này, song giảm so với 4,5 triệu tấn trong vụ mùa 2021-2022.
Bế mạc hội nghị và chuyển giao cương vị Chủ tịch G20 Theo phóng viên TTXVN đưa tin từ Bali (Indonesia), Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã chính thức tuyên bố bế mạc Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) năm 2022. Tổng thống Indonesia Joko Widodo (phải, hàng trước) trao búa chuyển giao cương vị Chủ tịch G20 cho Thủ tướng Ấn...