Ấn Độ sẽ phá vỡ lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran
2 công ty lọc dầu của nhà nước Ấn Độ vừa ký hợp đồng mua dầu thô sau ngày 4/11, thời điểm Mỹ bắt đầu thắt chặt xuất nhập khẩu dầu của Iran.
Ấn Độ sẽ bất tuân lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran và tiếp tục nhập khẩu dầu từ nước Cộng hòa Hồi giáo này sau thời hạn chót ngày 4/11. Động thái này giúp ngành năng lượng của đất nước tỷ dân “dễ thở” hơn nhưng có thể khiến Washington “phật lòng”.
Bộ trưởng Dầu khí Dharmendra Pradhan. (Ảnh: AFP)
Nhật báo tài chính Ấn Độ Mint dẫn lời Bộ trưởng Dầu khí Dharmendra Pradhan cho biết, 2 công ty lọc dầu nhà nước, Tập đoàn Dầu lửa Ấn Độ (Indian Oil Corporation) và Công ty lọc hóa dầu Mangalore, vừa ký các hợp đồng nhập khẩu 1,25 triệu tấn dầu thô từ Iran tháng sau.
Hãng tin Reuters cũng cho biết, Tập đoàn Dầu lửa Ấn Độ sẽ mua 6 triệu thùng dầu thô của Iran, còn công ty lọc hóa dầu Mangalore sẽ mua 3 triệu thùng.
Thông tin đưa ra trong bối cảnh chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump tái áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế đợt 1 với Iran từ tháng 8 và đợt 2 sẽ có hiệu lực sau ngày 4/11. Trước đó, Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt này đối với Iran từ năm 2012 đến 2015 vì chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo từng nói trong chuyến thăm Ấn Độ tháng 9 vừa qua rằng một số ngoại lệ trong lệnh trừng phạt có thể được áp dụng với các nước mua dầu của Iran nhưng Bộ trưởng Dầu khí Dharmendra Pradhan ngày 8/10 thừa nhận rằng, ông không rõ Ấn Độ có được hưởng ngoại lệ đó không.
Là nước nhập khẩu dầu lớn thứ ba thế giới, khoảng 9,4% dầu thô của Ấn Độ được nhập từ Iran. Năm 2017 – 2018, nước này đã mua hơn 220 triệu tấn dầu từ nhiều nguồn cung khác nhau.
Video đang HOT
Ấn Độ cũng vẫn mua dầu của Iran trong giai đoạn năm 2012 – 2015 nhưng việc vận chuyển phải giảm mạnh để né tránh trừng phạt của hệ thống tài chính Mỹ. Tuy nhiên, lần này dường như Ấn Độ sẽ vượt qua các lệnh trừng phạt của Mỹ với việc thanh toán bằng đồng rupee thay vì đồng USD.
Giá dầu thế giới đang có chiều hướng tăng mạnh vì có những quan ngại rằng nguồn cung sẽ bị giảm do các lệnh trừng phạt của Mỹ và điều đó gây một áp lực rất lớn lên nền kinh tế Ấn Độ, khiến New Delhi chẳng có nhiều lựa chọn. Giá dầu thô Brent hiện dao động ở mức 86 USD/thùng nhưng được dự đoán sẽ vượt mức 100 USD/thùng. Thêm vào đó, việc đồng rupee yếu cũng khiến bên mua từ Ấn Độ chịu thêm chi phí.
Ấn Độ đang hy vọng rằng Saudi Arabia và các thành viên khác của Tổ chức các nước xuất khẩu dẩu lửa (OPEC) sẽ nghe theo lời kêu gọi của Mỹ về việc tăng sản lượng thêm 1 triệu thùng mỗi ngày như đã hứa hồi tháng 6 bởi điều đó sẽ giúp ghìm giá dầu xuống phần nào.
Theo VOV
Cận cảnh nọc độc rắn hổ mang chúa tấn công, tàn phá cơ thể người
Rắn hổ mang chúa có thể phun tối đa tới 7 ml nọc độc, đây là lượng nọc độc có thể giết chết một con voi châu Phi trong vài giờ và làm cho 20 người đàn ông trưởng thành thiệt mạng.
Rắn hổ mang chúa loài rắn thuộc họ Elapidae (họ rắn hổ), phân bố chủ yếu trong các vùng rừng nhiệt đới, trải dài từ Ấn Độ đến Đông Nam Á. Đây là loài rắn độc dài nhất thế giới, với chiều dài tối đa ghi nhận được trong tự nhiên là 7m.
Rắn hổ mang chúa được đánh giá là loài nguy hiểm và đáng sợ trong phạm vi sinh sống của chúng, mặc dù, loài rắn này thường không chủ động tấn công con người.
Nọc độc của rắn hổ mang chúa khi vào cơ thể, sẽ tấn công thẳng tới hệ thần kinh trung ương, gây mờ mắt, đau nhức, buồn ngủ, chóng mặt và tê liệt thần kinh. Theo các chuyên gia, rắn hổ mang chúa có khả năng giết chết nạn nhân, thông qua một vết cắn có chứa từ 200 - 500mg nọc độc.
Rắn hổ mang chúa có khả năng khống chế lượng chất độc khi cắn con mồi. Loài rắn này tiết ra chất độc được chứa trong 1 túi cơ của tuyến nọc nằm ở vòm họng. Túi cơ này sẽ co bóp đưa nọc độc đến răng nanh khi chúng tấn công con mồi.
Nếu bị rắn hổ mang chúa cắn không chữa trị kịp thời, nạn nhân sẽ chết trong vòng 30 phút.
Với nọc độc kinh hoàng, đủ giết vài chục người, rắn hổ mang chúa được mệnh danh là "chúa của các loài bò sát".
Theo các chuyên gia, người bị rắn cắn không nên băng garo, vì cột chặt có thể làm máu không đến được vị trí bị buộc khiến phần này dễ hoại tử. Khi đến bệnh viện, bác sĩ tháo băng garo ra thì chất độc sẽ cùng lúc ùa về tim khiến bệnh nhân vào cơn sốc, bệnh nhân có thể chết ngay lập tức.
Nọc độc rắn hổ mang chúa đặc biệt nguy hiểm, có tỷ lệ thiệt mạng cao. Bởi vậy, các bác sĩ khuyến cáo, khi bị rắn cắn, người dân phải nhanh chóng tới bệnh viện để được điều trị, cấp cứu kịp thời.
Những hình ảnh tàn phá khủng khiếp của nọc độc rắn hổ mang chúa với cơ thể người
Nọc rắn hổ mang tuy độc nhưng có thể được dùng làm thuốc chữa bệnh.
Vết rắn hổ mang chúa cắn có chứa lượng chất kịch độc. (Ảnh: Thúy Anh)
Nhiều người bị rắn hổ mang chúa cắn, dù được cấp cứu giữ được mạng sống nhưng cũng để lại di chứng nặng nề.
Một số trường hợp, hổ mang chúa có thể phun ra tới 7 ml nọc độc, đây là lượng nọc độc có thể giết chết một con voi châu Phi trong vài giờ và làm cho 20 người đàn ông trưởng thành thiệt mạng.
Hình ảnh chân của một người bị rắn hổ mang chúa cắn hoại tử khô khốc. (Ảnh: Daily Mail)
PHẠM QUÝ
Theo VTC
Mỹ đe dọa "ra đòn" với Tòa án Hình sự Quốc tế Mỹ tuyên bố sẽ "không ngồi im" nếu Tòa án Hình sự Quốc tế theo đuổi cuộc điều tra nhằm vào các binh sĩ nước này ở Afghanistan. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton phát biểu tại một cuộc họp báo ở Kiev, Ukraine, ngày 24.8. Ảnh: Reuters. Một thẩm phán Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) được cho...