Ấn Độ sẽ hợp tác sản xuất vũ khí với Việt Nam?
Bộ quốc phòng Ấn Độ được cho là đang xem xét việc hợp tác sản xuất và phát triển vũ khí với Việt Nam.
Bộ quốc phòng Ấn Độ được cho là đang xem xét việc hợp tác sản xuất và phát triển vũ khí với Việt Nam.
Ngay sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barak Obama cùng “món quà” gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam, Ấn Độ đang chuẩn bị đưa một phái đoàn gồm các đại diện cao cấp của Bộ Quốc phòng Ấn Độ cùng các đại diện của ngành công nghiệp quốc phòng đến Việt Nam, tờ Economic cho hay.
Các đại diện của ngành công nghiệp quốc phòng là các doanh nghiệp sản xuất trang thiết bị vũ khí Ấn Độ, đoàn sẽ tháp tùng Bộ trưởng Quốc phòng Manohar Parrikar đến Việt Nam vào đầu tháng 6.
Chuyến đi được thực hiện trong thời điểm Ấn Độ đang xem xét việc tham gia vào các hoạt động quân sự với các quốc gia khác, trong khi Trung Quốc ngày càng gia tăng các hoạt động quân sự ở Ấn Độ Dương với sự hỗ trợ từ căn cứ hải quân ở đảo Hải Nam, nơi tiếp giáp với Việt Nam.
Video đang HOT
Trong khi đó, một số quan chức Ấn Độ đã tiết lộ rằng, bộ quốc phòng nước này cũng đang trong quá trình đánh giá và xem xét yêu cầu hợp tác sản xuất và phát triển các loại trang bị vũ khí từ phía Việt Nam. Điểm chung trong nền tảng quốc phòng giữa Việt Nam và Ấn Độ là cả hai đều hầu hết sử dụng các trang bị vũ khí có nguồn gốc Liên Xô-Nga, bao gồm cả tàu ngầm và tàu chiến mặt nước.
Ấn Độ đã xác định rằng, Việt Nam là một quốc gia mà Ấn Độ có thể thực hiện việc xuất khẩu các trang bị vũ khí mà không có rào cản nào, ngay cả đối với các hệ thống tên lửa diệt tàu chiến tiên tiến như hệ thống BrahMos. Động thái này tương tự như việc các công ty tập đoàn vũ khí Trung Quốc gia tăng sự hiện diện đối với các quốc gia tiếp giáp với Ấn Độ, như Pakistan, Sri Lanka và Bangladesh.
Trong khi đã có những thông tin từ trong phái đoàn khẳng định rằng, các đại diện cụm công nghiệp quốc phòng Ấn Độ có thể lên tới 15 đại diện khu vực tư nhân, trong đó có các giám đốc của các doanh nghiệp quốc phòng như L & T, Tata và Reliance… bên cạnh đó còn có sự tham gia của các đơn vị thuộc khu vực quốc doanh điển hình như BrahMos. Quyết định cuối về đoàn tham dự, Bộ trưởng Parrikar sẽ quyết định sau.
Từng có những đồn đoán rằng Việt Nam quan tâm tới mẫu tàu hộ vệ săn ngầm của Ấn Độ
Một số chuyên gia quốc phòng cho rằng, Ấn Độ có thể tăng cường việc xuất khẩu đến Việt Nam với các tàu tuần tra GRSE, với việc đã có đề nghị xuất khẩu cho Việt Nam bốn tàu tuần tra loại này. Trong khi đó, hệ thống tên lửa diệt tàu chiến siêu thanh như BrahMos có thể là một sản phẩm xuất khẩu khả thi. Xuất khẩu các sản phẩm quốc phòng của Ấn Độ vẫn còn rất nhỏ nhưng đang tăng theo cấp số nhân trong hai năm qua.
Việc có những sự thay đổi chính sách một cách hợp lý đã thúc đẩy việc Ấn Độ có thể xuất khẩu các trang thiết bị vũ khí trở nên dễ dàng hơn. Ấn Độ cũng đang thực hiện một chiến lược xuất khẩu quốc phòng, ngoài việc xuất khẩu các trang thiết bị vũ khí, Ấn Độ còn cung cấp hạn mức tin dụng cho một số quốc gia thân thiện để mua các trang bị vũ khí.
Trung Nghĩa
Theo_Kiến Thức
Nga và Thái Lan tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quân sự
Thái Lan có kế hoạch tăng cường hợp tác quân sự; mua trang bị vũ khí của Nga. Moscow có ý định xây dựng nhà máy sản xuất công nghiệp quốc phòng tại Thái Lan để chế tạo vũ khí xuất khẩu cho nước này và các quốc gia trong khu vực.
Quân đội Thái Lan muốn thay UH-1H bằng Mi-17 của Nga
Tuần trước, khi thực hiện chuyến thăm Nga, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Thái Lan - Prawit Wongsuwan đã có đề cập đến vấn đề này trong chuyến công du đó. Ngoài ra, lực lượng lục quân cũng đã thành lập một ủy ban phụ trách nghiên cứu các thủ tục liên quan đến việc mua sắm xe tăng của Nga.
Theo nguồn tin, tuy trong chuyến thăm Nga của ông Prawit Wongsuwan không đạt được thỏa thuận nào về mua sắm trang bị vũ khí, nhưng hai nước đều nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật quân sự. Đông thái tích cực này có thể sẽ giúp Thái Lan nhập khẩu được nhiều hơn vũ khí từ Nga trong tương lai, đặc biệt là xe tăng.
Sau khi mua thành công 4 chiếc trực thăng Mi-17 của nga, hiện nay, Bangkok đang có kế hoạch mua số lượng nhiều hơn nữa loại trực thăng này, để thay thế máy bay trực thăng Type UH-1H của Mỹ đã có tuổi đời phục vụ 40 năm qua trong quân đội Thái Lan.
Từ ngày 23 đến ngày 27-2, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Phó thủ tướng phụ trách về vấn đề tài chính của Thái Lan đã có chuyến thăm Nga và Belarus. Trong thời gian thăm Nga, hai nhà lãnh đạo này đã có cuộc hội kiến với Thủ tướng, Phó thủ tướng và Bộ trưởng Bộ thương mại Nga.
Phía Nga bày tỏ mong muốn được xây dựng nhà máy công nghiệp quốc phòng tại Thái Lan. Về vấn đề này, ông Prawit Wongsuwan cho biết, cần phải tiếp tục thảo luận và ông tin tưởng đề xuất này của phía Nga sẽ có lợi cho Băng Cốc trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật quân sự .
Ngoài ra, vị Bộ trưởng này cho biết thêm, chuyến đi này của ông là nhằm chuẩn bị cho chuyến thăm Nga của Thủ tướng Thái Lan - Prayuth Chan-ocha vào tháng 5 tới. Như vậy, có thể vấn đề mua sắm vũ khí và xây dựng nhà máy công nghiệp quốc phòng sẽ được đưa vào chương trình nghị sự để thảo luận trong chuyến thăm sắp tới của người đứng đầu chính phủ đất nước Chùa Vàng này.
Theo_An ninh thủ đô
Xe máy tàng hình Mỹ đi đêm không cần đèn Mỹ sẽ đưa vào trang bị cho quân đội xe máy đặc chủng không ồn và sử dụng trong các chiến dịch đặc biệt ban đêm. Mỹ sẽ đưa vào trang bị cho quân đội xe máy đặc chủng không ồn. Loại xe máy này được sử dụng chủ yếu trong các chiến dịch đặc biệt ban đêm. Theo tiết lộ của hãng...