Ấn Độ sẽ hạ thủy tàu ngầm hạt nhân tự chế vào năm 2015
Tờ Times of India ngày 8/2 đưa tin người đứng đầu Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) Avinash Chander cho biết đến năm 2015, nước này sẽ hạ thủy tàu ngầm hạt nhân tự chế và giới thiệu tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên của mình.
Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)
Theo ông Chander, đến năm tới, tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân Agni V có tầm bắn 5.000km và tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân được trang bị các tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân sẽ sẵn sàng xuất hiện.
Theo THX, tại cuộc triển lãm quốc phòng ở thủ đô New Delhi, ông Chander nói: “Tàu ngầm này sẽ tiến hành các chuyến thực nghiệm trên biển. Các tên lửa K-15 (có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và có tầm bắn 750km) đã hoàn toàn sẵn sàng và sẽ được thử nghiệm từ tàu ngầm này trong năm nay.”
Ông còn cho hay “sau hai hoặc ba lần thử nghiệm, tên lửa Agni V sẽ sẵn sàng đưa vào phiên chế trước cuối năm 2015.”
Trong khi đó cùng ngày, các nguồn tin cho biết Ấn Độ sẽ phóng ít nhất 5 vệ tinh nước ngoài vào quỹ đạo trong giai đoạn 2014-2015. Theo các nguồn tin này, “tất cả các vệ tinh này sẽ do Tổ chức nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO) phóng từ sân bay vũ trụ Sriharikota, bang Andhra Pradesh, miền Nam Ấn Độ”.
Theo Vietnam
"Nautilus" - phát súng lệnh của cuộc chạy đua tàu ngầm hạt nhân
Ngày 21-1-1954, xưởng đóng tàu Groton - Mỹ đã chế tạo được chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trên thế giới có tên là "Nautilus". Con tàu này đã trở thành phát súng lệnh cho cuộc chạy đua tàu ngầm trên thế giới.
Tàu ngầm được định hình như thế nào
Video đang HOT
Xuất hiện trong các hạm đội hải quân lớn của thế giới vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và đã trở thành một lực lượng đáng gờm trong quy mô chiến lược chiến tranh thế giới thứ nhất, nhưng công nghệ chế tạo tàu ngầm kém phát triển khi đó chưa đáp ứng đúng nghĩa đầy đủ của từ này.
Tỷ lệ thời gian ở trên mặt nước quá dài so với dưới nước cho phép gọi chúng là "tàu lặn" thì chính xác hơn. Sự cần thiết phải có không khí cho động cơ diesel và đời sống thủy thủ đoàn đã hạn chế khả năng chiến thuật và hoạt động của tàu ngầm, không cho phép tàu ở dưới nước lâu hơn một vài giờ.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio có khả năng mang theo 24 quả tên lửa đạn đạo Trident
Giải pháp cho vấn đề này là ống thở - một thiết bị cho phép tàu nằm ở độ sâu kính tiềm vọng mà vẫn có thể lấy không khí để thông gió cho động cơ diesel. Thiết bị này được biết đến chủ yếu nhờ tên gọi tiếng Đức của nó, nhưng nguyên mẫu đầu tiên xuất hiện ở Nga. Ngay trước chiến tranh thế giới thứ nhất, một thiết bị như vậy được chỉ huy tàu ngầm "Scat" là thuyền trưởng Nicholas Guzim phát minh. Nó đã được thử nghiệm nhưng sau này không phổ biến rộng rãi.
Sự phát triển lực lượng chống tàu ngầm trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 cho thấy rằng khi nổi trên mặt nước quá nhiều để lấy không khí, tàu ngầm gặp nhiều nguy hiểm. Các loại radar có thể phát hiện tàu hầu như bất cứ thời điểm nào trong ngày và trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào.
Nautilus neo đậu tại bảo tàng tàu ngầm tấn công Mỹ
Trong giai đoạn này, sự xuất hiện của đội săn tàu ngầm tốc độ cao khiến cho tàu có nguy cơ bị phát hiện và tiêu diệt rất cao. Để giải quyết vấn đề này, tàu ngầm cần một loại động cơ mới, hoạt động không cần không khí mà vẫn giúp nó có thể lặn lâu hơn, hành trình xa hơn, mở rộng phạm vi tác chiến trên biển tới những vùng từ trước đến nay các loại tàu ngầm cũ không thể vươn tới được.
Người khởi xướng việc chế tạo tàu ngầm hạt nhân đầu tiên là một trong những kỹ sư quân sự nổi tiếng nhất của Mỹ trong tương lai là đô đốc Hyman Rickover. Năm 1949, ông bắt đầu lãnh đạo việc nghiên cứu thiết kế, chế tạo động cơ cho "Nautilus" và toàn bộ chiếc tàu ngầm này.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey của Nga
Một loại tàu ngầm thế hệ mới đã bắt đầu được khởi công chế tạo vào mùa hè năm 1952, đến ngày 21-1-1954 nó đã được hạ thủy, và chính thức được trang bị cho hải quân Hoa Kỳ vào ngày 30-9 cùng năm đó. Ngày 17-1-1955, lần đầu tiên trong lịch sử hải quân thế giới, một chiếc tàu ngầm năng lượng hạt nhân đã lên đường ra biển.
"Nautilus" là một tàu ngầm hạt nhân chiến đấu đúng nghĩa của nó với tất cả các trang bị tiêu chuẩn về thiết bị và vũ khí với sáu ống phóng ngư lôi. Tuy nhiên, tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trên thế giới có nhược điểm là độ ồn cao vì lò phản ứng và tuabin ồn hơn nhiều so với các động cơ diesel đương thời.
Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa Trident lớp Vanguard của Anh
Khắc phục thiếu sót này đã được chú ý khắc phục khi triển khai chế tạo các thế hệ tàu ngầm tiếp theo. Và từ cuối thập niên 50 cho đến ngày nay, cuộc đua giảm tiếng ồn là một yếu tố ưu tiên quan trọng nhất trong tính năng tàng hình của tàu ngầm hạt nhân.
Liên Xô chậm một bước trong cuộc đua
Việc nghiên cứu lý thuyết tàu ngầm hạt nhân ở Liên Xô bắt đầu gần như đồng thời với Mỹ, nhưng nguồn lực hạn chế về con người và công nghiệp đã khiến Liên Xô chậm hơn Mỹ một bước. Thiết kế chi tiết về tàu ngầm nguyên tử đầu tiên chỉ bắt đầu vào năm 1952, khi "Nautilus" của Mỹ đã ra đời.
Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Tấn (094) của Trung Quốc
Tàu ngầm năng lượng nguyên tử đầu tiên mang số hiệu K-3 của Liên Xô (sau đổi là "Leninsky Komsomol") được bắt đầu chế tạo vào tháng 9 năm 1955, hạ thủy ngày 9-10-1957, và ra biển chuyến đầu tiên xuống vào ngày 4-7-1958, đúng vào ngày quốc khánh Mỹ. Đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay một món quà độc đáo cho "kẻ thù tiềm năng"? Điều đó, đến nay vẫn còn là một bí ẩn.
Liên Xô đuổi kịp Mỹ về số lượng tàu hạt nhân vào đầu những năm 70. Tại thời điểm này tàu ngầm hạt nhân đã được Anh, Pháp, Trung Quốc nghiên cứu, chế tạo nhưng dẫn đầu là cuộc đua song mã giữa Mỹ và Liên Xô. Thua Mỹ về trang thiết bị và độ ồn thấp, bù lại, tàu ngầm hạt nhân của Liên Xô thường có tốc độ lớn hơn, lặn sâu hơn, mạnh hơn và mang nhiều loại vũ khí.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Triomphant của hải quân Pháp
Chính yếu tố mang nhiều loại vũ khí uy lực lớn đã đóng vai trò quyết định, làm cân bằng lực lượng tàu ngầm hạt nhân giữa 2 đối thủ. Sau này, cuộc đua còn mở rộng sang lĩnh vực tàu ngầm hạt nhân tấn công mang theo nhiều tên lửa hành trình, có khả năng tấn công mặt đất rất mạnh từ dưới nước. Tuy nhiên, chủ công vẫn là các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo. Thời đó, tàu ngầm Liên Xô còn có một ưu điểm nổi trội là có các vũ khí chống máy bay của hải quân Mỹ.
Ngày nay, hạm đội tàu ngầm hạt nhân của Nga vẫn là một trong những yếu tố quan trọng nhất của bộ máy quân sự quốc gia. Đây là một trong những yếu tố chính của bộ 3 răn đe chiến lược. Nó được thực hiện không chỉ thông qua các tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất và máy bay ném bom chiến lược, mà còn từ các tàu ngầm đa năng mang tên lửa hành trình và đạn đạo tầm xa.
Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo nội địa INS "Arihant" của hải quân Ấn Độ
Hiện nay, bộ đôi nòng cốt trong lực lượng tàu ngầm hạt nhân Nga bao gồm cặp song sát uy lực rất mạnh là tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Borey và tàu ngầm hạt nhân tấn công tên lửa hành trình lớp Yasen, còn Mỹ là bộ đôi sát thủ lớp Ohio và Virginia; Trung Quốc cũng đang sở hữu các tàu ngầm Type 093, 094, trong tương lai họ sẽ nghiên cứu, chế tạo các tàu ngầm Type 095 và 096.
Ngoài ra, trên thế giới còn có khá nhiều nước đã và sắp sở hữu các tàu ngầm hạt nhân như: Anh đang sở hữu tàu ngầm hạt nhân lớp Vanguard, Pháp cũng có tàu ngầm hạt nhân lớp Triomphant và Ấn Độ với lớp Arihant đang bắt đầu hoàn thiện. Vừa qua, cường quốc Nam Mỹ là Brazil cũng đã bắt đầu dự án đầy tham vọng chế tạo chiếc tàu ngầm hạt nhân cho riêng mình.
Theo ANTD
Mỹ hạ thủy siêu tàu vận tải cao tốc 2 thân JHSV Ngày 11-1, hải quân Mỹ đã đặt tên và hạ thủy chiếc tàu cao tốc USNS Fall River trong một buổi lễ được tổ chức tại Mobile - Alabama, có sự tham dự của tư lệnh hải quân Mỹ Ray Mabus. Chiếc tàu cao tốc (JHSV) này được đặt tên theo thành phố Fall River của bang Massachusetts, nơi lưu giữ bộ sưu...