Ấn Độ sẽ chọn vũ khí Mỹ hay tổ hợp phòng không S-400 của Nga?
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Washington sẽ đình chỉ việc chuyển giao vũ khí quân sự giữa Ấn Độ và Mỹ do Ấn Độ đã kí kết hợp đồng mua các hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga.
Trước đó, Mỹ đã tạo ra các mối đe dọa tương tự đối với Thổ Nhĩ Kỳ, tuy nhiên, Ankara trả lời rằng họ sẽ không từ chối thỏa thuận với Moscow.
Một nhà ngoại giao Mỹ trong bài phát biểu tại Ủy ban Đối ngoại Hạ viện cho rằng: “Tại một số thời điểm cần phải có những lựa chọn chiến lược về quan hệ đối tác, lựa chọn chiến lược về những hệ thống vũ khí và các quốc gia có thể chuyển giao những vũ khí đó”.
Trước đó, các mối đe dọa tương tự từ phía Mỹ đã nhắm vào Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng Ankara nói rằng họ sẽ không từ chối thỏa thuận với Moscow. Về phần mình, đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ, ông Alexei Yerkhov, đã hứa với Ankara rằng Nga sẽ thực hiện tất cả các nghĩa vụ đối với việc cung cấp các tổ hợp S-400.
Theo ông, thỏa thuận cung cấp vũ khí này đòi hỏi sự hợp tác lâu dài của các chuyên gia hai nước.
Trước đó, đại diện Lầu năm góc, Trung tá Mike Andrew đã tuyên bố rằng, Mỹ sẽ ngừng việc đào tạo các phi công Thổ Nhĩ Kỳ trong khuôn khổ chương trình F-35 nếu Thổ Nhĩ Kỳ không thay đổi quyết định của mình. Theo đó, các chương trình đào tạo phi công và kỹ thuật viên Thổ Nhĩ Kỳ tại căn cứ không quân Luke của Mỹ đã dừng lại do những cân nhắc của Mỹ về vấn đề an ninh.
Hệ thống phòng không tối tân S-400 của Nga.
Tuy nhiên, các chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang tiếp tục quá trình đào tạo tại căn cứ không quân Eglin ở Florida. Được biết, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan đã gửi thư cho người đứng đầu Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, ông Hulusi Akar, để thông báo rằng vào ngày 31/7, việc huấn luyện phi công Thổ Nhĩ Kỳ tại các căn cứ ở Florida và Arizona cũng sẽ chấm dứt và họ sẽ không có quyền tiếp cận các căn cứ không quân Mỹ.
Video đang HOT
Ngoài ra, phía Mỹ từ chối nhận thêm 34 phi công từ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được cử đến Mỹ vào cuối năm nay do Washington đã đình chỉ quyền tham gia chương trình F-35 của quốc gia này.
Hợp đồng cung cấp 4 hệ thống tên lửa phòng không S-400 đã được ký kết giữa Moscow và Ankara vào tháng 12/2017. Ông Serge Chemezov , người đứng đầu tập đoàn nhà nước Rostec cho biết, giá trị hợp đồng là 2,5 tỷ USD, 55% trong số đó được trả bằng hình thức cho vay tín dụng.
Mỹ đã lên tiếng chỉ trích hợp đồng giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Tướng Todd Walters, chỉ huy Không quân Mỹ ở Châu Âu và Châu Phi cho rằng hình thức thanh toán hợp đồng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga có thể đem đến những rủi ro cho NATO.
Đồng thời, ông cũng khẳng định, nếu Ankara mua những vũ khí này và sử dụng chúng cùng những vũ khí của NATO thì Nga sẽ có thể biết được hoạt động và các đặc tính kỹ thuật của máy bay chiến đấu F-35.
Như đã đưa tin trước đó, Mỹ đã ngừng cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ những phụ tùng của máy bay chiến đấu Lockheed Martin F-35 Lightning II, cũng như chính các máy bay này do việc Ankara đặt mua S-400 từ Moscow.
Hơn nữa, trong tương lai, Ankara và Moscow có thể sẽ hợp tác sản xuất chung các hệ thống tên lửa phòng không S-500 mới nhất. Đó là tuyên bố của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan trong cuộc gặp với các chính trị gia trẻ tại Cung điện Dolmabahce ở Istanbul.
Một mguồn tin quân sự từ Moscow cho biết, vào cuối tháng 5 vừa qua, 100 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu nghiên cứu hoạt động của các hệ thống tên lửa đất đối đất S-400 Triumph tại một trung tâm quân sự ở Nga. Thời gian đào tạo sẽ kéo dài khoảng 5 tháng.
Hiện tại, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và nhóm quân nhân thứ hai của Trung Quốc đang được huấn luyện sử sụng các hệ thống phòng không S-400.
Đức Duy/ Theo Gazeta.ru
Theo congly
Sau Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ lại nỗ lực ngăn Ấn Độ mua S-400
Dường như không thành công trong việc ngăn Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống tên lửa phòng không S-400, Mỹ mới đây lại tiếp tục tìm cách ngăn một khách hàng khác của Nga là Ấn Độ mua hệ thống tên lửa này.
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga.
Hãng tin Sputnik ngày 12/5 đưa tin chính quyền Mỹ mới đây đã đề nghị Ấn Độ mua các hệ thống tên lửa phòng không THAAD và Patriot của Mỹ thay cho "rồng lửa" S-400 của Nga.
Theo đó, Washington đã đưa ra lời đe dọa rằng nếu Ấn Độ tiếp tục thương vụ mua S-400 từ Nga, nước này có thể sẽ hứng chịu các lệnh trừng phạt theo Đạo luật Đối phó các kẻ thù của Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA).
Đạo luật CAATSA được Mỹ thông qua giữa năm 2017, cho phép Washington áp đặt các biện pháp trừng phạt ngành công nghiệp quốc phòng Nga, cũng như chống lại các quốc gia có hợp đồng mua vũ khí giá trị lớn với Moscow. Phía Moscow luôn coi luật CAATSA là một sự tuyên bố "chiến tranh thương mại toàn diện" với Nga.
Theo truyền thông Nga, trong năm 2018, Ấn Độ trở thành khách hàng mua vũ khí lớn nhất của Nga. Hồi tháng 10/2018, Moskva và New Delhi đã ký kết thỏa thuận vê việc Nga cung cấp cho Ấn Độ 5 trung đoàn tên lửa S-400 trị giá 5,43 tỷ USD. Đây la thỏa thuận lớn nhất trong lịch sử cơ quan xuất khẩu vũ khí của Nga (Rosoboronexport). Đặc biêt, hai bên đã chon hình thức thanh toán bằng đồng ruble.
Động thái này của Ấn Độ diễn ra trong bối cảnh Mỹ đã nhiều lần cảnh báo Ấn Độ rằng việc nước này mua hệ thống quân sự hiện đại của Nga có thể hủy hoại hợp tác quốc phòng và chia sẻ công nghệ giữa Washington và New Delhi, cũng như khả năng tương tác giữa lực lượng vũ trang hai nước.
Giơi phân tich cho răng, viêc Ân Đô tiêp tuc triên khai hơp đông mua ban hê thông tên lưa phong không S-400 của Nga co nguy cơ se khiên môi quan hê giưa nươc nay va My trơ nên căng thăng.
Ấn Độ là đối tác nước ngoài thứ ba mua "rồng lửa" S-400 của Nga, sau Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.
Hồi thang 9/2018, Bô Ngoai giao My đa tuyên bô ap đăt lênh trưng phat nhăm vao Cuc phat triên trang thiêt bi thuôc Bô Quôc phong Trung Quôc vi đa mua tên lưa phong không S-400 Triumf va cac may bay chiên đâu đa chưc năng hai đông cơ thuôc thê hê thư tư Su-35S do Nga san xuât.
Thời gian gần đây, Mỹ cũng đã liên tiếp tạo áp lực lên Thổ Nhĩ Kỳ nhằm ép nước này hủy thỏa thuận mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga.
Giới chức Mỹ ngày 1/4 vừa qua thông báo với Thổ Nhĩ Kỳ rằng họ sẽ ngừng bàn giao thêm các thiết bị liên quan để chuẩn bị cho máy bay F-35 "trong khi chờ quyết định rõ ràng của Thổ Nhĩ Kỳ về việc từ bỏ mua S-400".
Theo Reuters, Washington dường như cũng đang cân nhắc loại Ankara khỏi chương trình chế tạo F-35. Trong chương trình này, Thổ Nhĩ Kỳ phụ trách sản xuất các linh kiện như hộp số, màn hình hiển thị, thân máy bay.
Bên cạnh đó, Phó tổng thống Mỹ Mike Pence ngày 3/4 còn đưa ra cảnh báo với Thổ Nhĩ Kỳ rằng nước này có thể bị khai trừ khỏi NATO nếu cố gắng theo đuổi hợp đồng mua "rồng lửa" S-400 của Nga.
Theo ông Pence, việc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 trị giá 2,5 tỷ USD từ Nga gây nguy hiểm lớn cho NATO và sức mạnh của liên minh.
Về phía Thổ Nhĩ Kỳ, phát biểu tại cuộc họp báo chung sau hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Mosow ngày 8/4, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan khẳng định rằng nước này đã soạn thảo lộ trình và tiến hành các biện pháp cần thiết để thực hiện hợp đồng mua tên lửa S-400 và không nước nào có thể yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ thương vụ này.
Thanh Tú
Theo vietnamfinance
Không phải Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ bất ngờ đe dọa nước này vì S-400 của Nga Mỹ không khuyến khích các nước mua S-400, nếu không sẽ đe dọa trừng phạt. Ấn Độ đang có ý định mua S-400 của Nga. Việc Ấn Độ mua các hệ thống phòng không S-400 của Nga có thể gây trở ngại cho việc New Delhi tham gia chương trình phòng thủ với Mỹ, phó trợ lý ngoại trưởng thứ nhất về khu...