Ấn Độ sắp xây đường “vạn lý” dọc biên giới Trung Quốc
Chính phủ Ấn Độ đã công bố đề xuất một con đường dài 1.800 km dọc theo biên giới Arunachal Pradesh đang tranh chấp với Trung Quốc.
Khu vực biên giới Trung-Ấn có địa hình vô cùng phức tạp
Chính phủ Ấn Độ sẽ tiếp tục một loạt các hoạt động phát triển ở các bang phía đông bắc Arunachal Pradesh bằng việc xây dựng một đường cao tốc dài 1.800 km chạy song song với biên giới Trung Quốc. Arunachal Pradesh do Ấn Độ quản lý nhưng đang là chủ đề trong cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Ấn Độ và Trung Quốc – Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ lãnh thổ bang này. Đường cao tốc – hiện đang được Bộ Nội vụ đề xuất – xuất hiện sau các kế hoạch được chính phủ của Đảng Nhân dân Ấn Độ ( BJP) công bố gần đây để khuyến khích định tư tại khu vực tranh chấp cũng như các kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng lớn trị giá lên đến 830 triệu USD.
Theo tờ Indian Express, sáng kiến này như các kế hoạch phát triển vùng đông bắc Ấn Độ khác đã được Bộ trưởng Nội vụ Kiren Rijiju đưa ra. Ông đã nói thẳng cảm nhận của mình khi Trung Quốc đang cố gắng để dần khẳng định chủ quyền với Arunachal Pradesh. Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 9, ông Rijiju đã từng lưu ý rằng Ấn Độ “sẽ không hy sinh bất cứ phần lãnh thổ nào. Không giống như trong quá khứ, quân đội Trung Quốc sẽ xâm nhập vào bên trong và chúng tôi sẽ đầu hàng, giữ im lặng. Giờ đây sẽ không như thế nữa. Chúng tôi sẽ không thể hiện bất cứ yếu điểm nào hết”. Các báo cáo gần đây cho thấy đường cao tốc sẽ đi qua khu vực biên giới phía sau Arunachal Pradesh: Tawang, Đông Kameng, Thượng Subansiri, Tây Siang, Thượng Siang, thung lũng Dibang, Desali, Chaglagam, Kibito, Dong, Hawai và Vijaynagar.
Ông Rijiju lưu ý rằng việc xây dựng đường cao tốc sẽ là một thách thức: “Việc xây dựng con đường sẽ là một thách thức khổng lồ xét về địa hình gồ ghề, khó khăn, chủ yếu là sông băng. Nếu vượt qua điều này thì đây sẽ là dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất trong lịch sử Ấn Độ với chi phí ước tính lên đến 40.000 Rs (khoảng 6,5 tỷ USD)”. Trong nhiệm kỳ thứ hai, chính phủ trước đó của Ấn Độ đã bắt đầu kế hoạch xây dựng một con đường cao tốc ở Arunchal. Nhưng kế hoạch này đã bị lùi lại do những yếu tố trên. Chỉ 230 km trong kế hoạch 2.400 km đường cao tốc là đã hoàn thành. “Mục đích là xây dựng một con đường liền mạch từ một phần của bang này tới các bang khác. Khi địa hình không được bằng phẳng dọc theo các khu vực ở biên giới, chúng tôi sẽ phân cách đường cao tốc bằng các đường hầm vì vậy mà con đường sẽ không bị gián đoạn ở bất cứ đâu”, một quan chức khác của Bộ Nội vụ cho biết.
Video đang HOT
Quyết định xây dựng đường cao tốc của Ấn Độ phản ánh chiến lược củng cố tuyên bố chủ quyền với Arunachal Pradesh bằng việc xây dựng đường cao tốc ở nam Tây Tạng của Trung Quốc. Ví dụ, vào tháng 11/2013, một tuần sau khi Ấn Độ và Trung Quốc ký Thỏa thuận Hợp tác Biên phòng để ngăn sự hiểu lầm và tạo cơ chế xuống thang tại biên giới 2 nước, Bắc Kinh công bố đã hoàn thành đường cao tốc nối Medog ở Tây Tạng với phần còn lại của Trung Quốc. Bất đắc dĩ, New Delhi phải thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng tại Arunachal Pradesh. Đặc biệt, chính phủ Trung Quốc vừa bắt tay vào một số dự án xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng tại vùng biên giới tranh chấp nhằm khẳng định quyền hành chính mạnh mẽ hơn với vùng lãnh thổ này. Chính phủ mới của Ấn Độ dường như đã nhìn thấy giastrij trong chiến lược này và đang dốc nguồn lực đáng kể để phát triển Arunachal Pradesh.
Theo_Thể Thao Việt Nam
Ông Modi nêu vấn đề lính Trung Quốc thâm nhập biên giới Ấn Độ với ông Tập
Bộ Ngoại giao Ấn Độ hôm nay 18/9 cho hay, Thủ tướng Narendra Modi đã nêu vấn đề binh sỹ Trung Quốc thâm nhập biên giới trong cuộc đàm phán với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người đang công du Ấn Độ.
Thủ tướng Modi hôm qua trải thảm đỏ đón ông Tập Cận Bình tới một lều trại xa hoa bên bờ sông ở thành phố Ahmedabad quê nhà ông
Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ Syed Akbaruddin, vấn đề đã được đưa ra vào tối ngày hôm qua, khi ông Tập có chuyến thăm hiếm có tới Ấn Độ, trong bối cảnh hàng trăm binh sỹ của hai bên đối đầu ở vùng núi xa xôi Himalaya Ladakh.
Vụ thâm nhập đe dọa phủ bóng xuống chuyến công du 3 ngày tới Ấn Độ của ông Tập. Nhà lãnh đạo Trung Quốc dự kiến sẽ có thêm các cuộc đàm phán với Thủ tướng Modi ở New Delhi vào ngày hôm nay và vấn đề dự kiến sẽ tập trung vào củng cố mối quan hệ đầu tư, chiến lược giữa hai nước.
Ngoài ra ông Akbaruddin cho biết vấn đề biên giới cũng dự kiến được nêu ra tiếp trong các cuộc đàm phán vào ngày hôm nay.
"Các cuộc họp thượng đỉnh là dịp để các nhà lãnh đạo đưa ra toàn bộ các vấn đề quan trọng liên quan đến mối quan hệ Hai nước", người phát ngôn cho hay.
Theo mạng NDTV và báo chí Ấn Độ khác, có tới 1.000 lính Trung Quốc đã vượt biên giới ở Chumar, khu vực miền nam của Ladakh.
Các hãng tin cho biết một cuộc gặp giữa đại diện quân đội hai nước đã được tổ chức vào ngày hôm qua về đường biên giới tranh chấp, dài 3380km, được gọi là Đường kiểm soát thực sự, giữa hai nước.
"Khoảng 1.000 lính Trung Quốc hôm qua đã vượt biên vào Ấn Độ", một nghị sỹ địa phương trong đảng của ông Modi cho biết. "Chính phủ đã cử tăng viện. Một cuộc họp khẩn đã được tổ chức vào đêm qua (nhằm giảm căng thẳng tình hình)", nghị sỹ giấu tên này cho hay.
Hai nước láng giềng, hiện cùng sở hữu vũ khí hạt nhân, đã có cuộc chiến ngắn những gây đổ máu vào năm 1962 ở bang Arunachal Pradesh, Ấn Độ, tại Đông Himalaya, và hiện vẫn căng thẳng trong vấn đề lãnh thổ.
Mới tháng 4 năm ngoái Ấn Độ đã cáo buộc binh sỹ Trung Quốc thâm nhập sâu vào lãnh thổ do Ấn Độ kiểm soát, dẫn đến 3 tuần căng thẳng và chỉ được giải quyết khi hai bên rút quân.
Các vụ xâm nhập nhỏ trong vòng vài km dọc biên giới tranh chấp thường xuyên xảy ra nhưng việc củng cố thêm một lượng lớn quân ở lãnh thổ tranh chấp này là rất hiếm.
Trung Anh
Theo Dantri/ AFP
Cưỡng hiếp cháu gái, chú bị cắt phăng 'của quý' Một thiếu nữ Ấn Độ 17 tuổi đã cầm dao cắt phăng "của quý" của ông chú sau khi cô bị cưỡng bức lần thứ hai. Vụ việc xảy ra tại quận Madhepura, bang Bihar - Ấn Độ cách đây hơn 3 tuần. Cảnh sát địa phương cho biết chú ruột nạn nhân đã cưỡng bức người cháu gái một lần vào tháng...