Ấn Độ sắp “vượt mặt” Trung Quốc?
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde cho biết, trong năm nay, Ấn Độ có thể vượt Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Bà Lagarde cũng kêu gọi các nền kinh tế mới nổi chuẩn bị ứng phó với những bất ổn có thể xảy ra trong trường hợp Mỹ tăng lãi suất.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) gặp Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj tại Bắc Kinh ngày 2/2 (Ảnh: AFP-TTXVN)
Theo bà Lagarde, trong lúc phần lớn các nước đang ra sức khắc phục tình trạng tăng trưởng chậm thì Ấn Độ lại đang phát triển nhanh chóng. Chính vì vậy, bà gọi Ấn Độ là “một điểm sáng” của nền kinh tế toàn cầu đang bị u ám.
Sự đánh giá lạc quan đó được đưa ra hồi đầu tuần này, khi bà Lagarde đến thăm Ấn Độ trong hai ngày. Bà đã hội kiến với Thủ tướng Narendra Modi, nói chuyện với các sinh viên và diễn thuyết tại Ngân hàng Trung ương Ấn Độ.
Bà Lagarde nhận định: “Những chính sách cải cách thời gian gần đây của Ấn Độ và niềm tin của giới doanh nhân được cải thiện đã mang lại một sức đẩy cho các hoạt động kinh tế của đất nước này.
Dựa trên những số liệu mới về GDP của Ấn Độ, IMF dự kiến tăng trưởng của Ấn Độ trong năm nay sẽ ở mức 7,2%, và tỉ lệ này có thể lên tới 7,5% vào năm tới, giúp Ấn Độ vươn lên trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Video đang HOT
Trong số các nền kinh tế lớn, Ấn Độ đang tăng trưởng nhanh nhất. Một tương lai tươi sáng hơn đang hình thành ở Ấn Độ. Đến năm 2019, nền kinh tế này sẽ lớn hơn gấp đôi so với năm 2009. Khi điều chỉnh sự khác biệt về giá mua giữa các nền kinh tế, GDP của Ấn Độ sẽ cao hơn GDP của Đức và Nhật Bản gộp lại”.
Mặc dù vậy, người đứng đầu IMF cũng cảnh báo giới hữu trách Ấn Độ rằng các biện pháp cải cách phải được thực hiện với tốc độ tối đa. Trong số đó có việc thực thi thuế suất đồng nhất cho hàng hóa và dịch vụ, thông qua những luật lệ lao động có tính chất linh hoạt hơn và giảm những chướng ngại của guồng máy hành chính, những chướng ngại thường làm cho các dự án đầu tư bị chững lại.
Các nhà kinh tế học ở Ấn Độ đã tán đồng nhận định của bà Lagarde. Nhà kinh tế chính của công ty xếp hạng tín dụng CRISIL Mumbai – ông D.K. Joshi – cho rằng những chính sách mới của chính phủ đã giúp cho nền kinh tế tăng trưởng tốt, nhưng vẫn còn nhiều việc cần phải làm.
Ông nói: “Tôi nhận thấy chính phủ đang áp dụng một số biện pháp để làm cho công việc kinh doanh được dễ dàng hơn. Những biện pháp này sẽ giúp Ấn Độ duy trì tốc độ tăng trưởng.
Tuy nhiên, nếu Ấn Độ không áp dụng các biện pháp cải cách khác, mức tăng trưởng này có thể không kéo dài được lâu, và Ấn Độ có lẽ sẽ không có khả năng để chuyển đổi sang mức tăng trưởng 9% hoặc 10%. Đó là mức tăng trưởng mà Ấn Độ cần đạt được”.
Trong khi ở thăm Ấn Độ, bà Lagarde đã kêu gọi các thị trường mới nổi chuẩn bị để ứng phó với khả năng Mỹ tăng lãi suất. Bà nói rằng điều đó có thể tạo ra những biến động trên thị trường tài chính và gây ra những rủi ro lớn như những gì đã từng xảy ra năm 2013. Lúc đó, những nước như Ấn Độ đã bị tác động sau khi Ngân hàng Trung ương Mỹ cắt giảm chương trình nhiều tỉ USD để mua tài sản.
Các nền kinh tế đang phát triển trong vài năm qua đã chứng kiến một sự tăng mạnh của nguồn vốn đến từ các nước công nghiệp hóa, nhưng họ vẫn lo ngại rằng việc Mỹ tăng lãi suất có thể làm cho nguồn vốn rút khỏi nước họ. Mặc dù vậy, nhà kinh tế Joshi cho rằng so với các nền kinh tế mới nổi khác, Ấn Độ có nhiều khả năng hơn để ứng phó với một “chấn động” như vậy.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ngày 18/3 đã phát đi những tín hiệu về khả năng tăng lãi suất trong năm nay, với điều kiện ngân hàng này có được những chỉ dấu kinh tế thuận lợi cho một quyết định như vậy.
Theo TTK/baotintuc.vn
Trung Quốc đã vượt mặt Mỹ như thế nào?
Tuy không tỏ ra công khai nhưng rõ ràng đã có sự rạn nứt trong "mối quan hệ đặc biệt" giữa Mỹ và Anh kể từ khi London quyết định tham gia Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng mà không hề tham vấn Mỹ. Không những vậy, ngày 16/3, cả Đức, Pháp và Ý lại tiếp tục theo bước người Anh, gia nhập AIIB.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Nguy cơ làm xấu đi mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương
Từ nay trở đi, mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương có nguy cơ bị lu mờ bởi một đối tượng mới - AIIB. Tất nhiên cũng không thể không nhắc tới sự quản lý, kiểm soát tình hình yếu kém của Mỹ. Mặc cho những nỗ lực vận động đồng minh không tham gia AIIB từ nhiều tháng nay, Washington vẫn không tránh khỏi trở thành kẻ thua cuộc.
Thể chế mới này được Trung Quốc đưa ra vào tháng 10 năm ngoái với số vốn lên tới 50 tỷ USD. Nó đã được phần lớn các quốc gia châu Á chào đón, chỉ trừ đồng minh thân cận của Mỹ là Hàn Quốc và Úc. Thực ra trước đó 6 tháng, hai quốc gia này đã thực hiện nhiều cuộc vận động hành lang để Mỹ cân nhắc lại vị trí của họ. Còn về phía Nhật Bản, quốc gia tài trợ chính cho Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), cũng không có ý định tham gia vào AIIB được xem như đối thủ của Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và ADB.
Một chiến lược ngoại giao xuất sắc của Bắc Kinh
Bắc Kinh giờ đây có thể vui mừng trước sự thành công của công tác đối ngoại vừa qua. Trung Quốc, từ nhiều năm nay, đã tận dụng sự cạnh tranh giữa các quốc gia phương Tây để thu về nhiều lợi ích khác nhau (tín dụng, chuyển giao công nghệ hay thậm chí cả những ưu đãi về thuế cho các nhà đầu tư). Còn lần này, con rồng châu Á đã thành công trong việc cô lập Washington, khiến nước Mỹ tự vướng vào những cuộc tranh luận chính trị nội bộ giữa Nhà Trắng, Kho bạc và Quốc hội - cơ quan thuộc quyền kiểm soát của Đảng Cộng hòa - những người đang tìm cách hạ bệ chính quyền Obama.
Phía châu Âu, chính phủ David Cameron thì làm khuynh đảo giới truyền thông khi thông báo về việc tham gia AIIB đồng thời sẽ sớm có chuyến thăm tới Thượng Hải - nơi đặt trụ sở của ngân hàng mới này.
London sẽ sớm trở thành trung tâm giao dịch tài chính giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới
Nhiều ngân hàng lớn của Trung Quốc như Ngân hàng Dân sinh Trung Quốc (China Minsheng Bank), Ngân hàng Thương mại Trung Quốc (China Merchants Bank) đã đặt chi nhánh tại London. Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc còn đặc biệt mở các trung tâm giao dịch đồng nhân dân tệ tại đây. Thủ tướng Anh - người đang đối mặt với cuộc bầu cử Quốc hội khốc liệt vào tháng 5 tới, đã nhiều lần tuyên bố rằng các nhà đầu tư Trung Quốc được chào đón tại Anh. "Tôi không thấy có vấn đề hay khó khăn gì với thực tế rằng Trung Quốc đang đầu tư vào lĩnh vực hạt nhân, hàng không và thậm chí cả hạ tầng cơ sở liên quan đến nguồn nước ở Anh", ông Cameron phát biểu hồi cuối năm 2014.
Do vậy, cũng không có gì ngạc nhiên khi Tổng Công ty Đầu tư Trung Quốc (CIC) đã mua lại 10% vốn của Thames Water - công ty xử lý nước lớn nhất Vương quốc Anh, phục vụ hơn 14 triệu khách hàng; Trung Quốc cũng nắm giữ 10% vốn của sân bay nhộn nhịp nhất Vương quốc Anh cũng như châu Âu - Heathrow. Vào năm ngoái, Trung Quốc đã ký cam kết đầu tư trị giá hơn 10 tỷ Euro với Anh, biến đất nước này trở thành điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư Trung Hoa.
Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, châu Âu đang "miệt mài" cạnh tranh thu hút các nhà đầu tư Trung Quốc. Tổng thống Pháp Franois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã dành nhiều sự chú ý hơn cho Bắc Kinh; Ý, Hy Lạp và Bồ Đào Nha thì trở nên "mềm tính" hơn với các nhà đầu tư Trung Quốc. Còn Anh, xem ra là người chơi hay nhất khi quyết định đánh cược vào trò chơi "được ăn cả, ngã về không", đe dọa tới mối quan hệ đồng minh thân thiết với Mỹ và thậm chí đã tự tạo chút khoảng cách với lục địa châu Âu.
Điều này một lần nữa cho ta thấy Trung Quốc có khả năng chia rẽ phương Tây mạnh mẽ hơn nhiều nhiều người vẫn nghĩ. Nó cũng cho thấy rằng mối quan tâm của Mỹ và các nước châu Âu đã dần khác xa nhau. Kể từ khi Tổng thống Barack Obama thắng cử vào 6 năm trước, Hoa Kỳ đã khẳng định rằng họ vẫn sẽ là "người chơi chính" trong khu vực về kinh tế, chính trị và sự hiện diện quân sự (vốn được biết đến với chiến lược "trục châu Á" và mới đây đã đổi tên thành "tái cân bằng"). Nhưng sự lúng túng của Washington khi đối mặt với AIIB đã khiến Mỹ rơi khỏi vũ đài và nay đang phải cố gắng để giành lại sân khấu.
Theo Hà My (tổng hợp)
PetroTimes
Trung Quốc cân nhắc đề nghị Mỹ dẫn độ các đối tượng tình nghi tham nhũng Tờ Finacial Times ngày 20/3 đưa tin ông Vương Kỳ Sơn, Trưởng ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương Trung Quốc, đang có kế hoạch tới Mỹ trong năm nay để thảo luận về việc dẫn độ các đối tượng tình nghi tới tham nhũng. Một số nguồn tin thân cận với gia đình ông Vương Kỳ Sơn cho biết công tác chuẩn...