Ấn Độ sắp trở lại khai thác dầu ở Biển Đông
Tập đoàn dầu khí quốc gia của Ấn Độ (ONGC) dự kiến mở lại hoạt động khai thác ở Biển Đông trong bối cảnh New Delhi tăng cường hợp tác với các nước nhằm đảm bảo tự do hàng hải ở khu vực.
Ấn Độ sắp khôi phục hoạt động hợp tác khai thác dầu ở khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông. Ảnh minh họa: Khabarindia
ONGC đã nhận được sự chấp thuận của chính quyền Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi về việc thăm dò các giếng dầu ở khu vực Biển Đông mà tập đoàn từng hoạt động hồi năm 2006, Today Online của Ấn Độ dẫn lời một nguồn tin giấu tên cho biết hôm qua.
Tập đoàn ngày 27/8 cho biết đối tác là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã gia hạn cấp phép hoạt động ở lô 128 đến tháng 6 năm sau. ONGC cũng muốn trở lại khai thác ở lô 06.1, với thời hạn kéo dài đến cuối năm 2022.
Chủ tịch ONGC Dinesh Kumar Sarraf hồi giữa tháng 8 cho hay tập đoàn đang tăng cường sự hiện diện của mình ở mọi nơi và Việt Nam không phải ngoại lệ.
Giới quan sát đánh giá động thái khẳng định quyền thương mại ở khu vực đang có tranh chấp ở Biển Đông này của Ấn Độ có thể là một dấu hiệu cho thấy ông Modi đang cùng Mỹ và các nước Châu Á- Thái Bình Dương “thử” tham vọng của Trung Quốc khu vực này.
Video đang HOT
“Rõ ràng Ấn Độ có lợi ích ở Biển Đông khi họ tăng cường hợp tác trên biển với Mỹ và Nhật Bản. Chắc chắn việc Trung Quốc hoạt động tích cực ở Ấn Độ Dương khiến Ấn Độ khá lo lắng”, ông Ralf Emmers, chuyên gia tại Trường nghiên cứu quốc tế S Rajaratnam, Singapore, nói.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua cảnh báo Ấn Độ tránh khỏi bất kỳ hoạt động khai thác nào ở khu vực đang có tranh chấp. Bắc Kinh cho rằng bất kỳ công ty nước ngoài nào thực hiện hoạt động ở khu vực “thuộc quyền tài phán mà không xin phép là phi pháp”.
Khu vực OMGC khai thác cùng PVN ở Biển Đông là khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam. Với yêu sách chiếm gần 80% Biển Đông, Trung Quốc bị nhiều nước chỉ trích vì vi phạm các thỏa thuận và luật pháp quốc tế.
Thủ tướng Ấn Độ Modi từ khi nắm quyền năm ngoái đã thực hiện chính sách đầu tư cho hải quân và kêu gọi các nước bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông. Ông cũng tăng cường quan hệ quốc phòng với các nước trong khu vực, thông qua việc diễn tập hải quân đầu tiên của Ấn với Australia, đồng ý bán cho Việt Nam 4 tàu tuần tra trên biển.
Khánh Lynh
Theo VNE
Trung Quốc dùng giàn khoan ở biển Hoa Đông để theo dõi Nhật Bản
Quân đội Trung Quốc sẽ sử dụng giàn khoan hạ đặt ở biển Hoa Đông cho các mục đích quân sự của nước này thay vì chỉ có hoạt động khai thác, thăm dò dầu khí, WantChinaTimes cho hay.
Một giàn khoan dầu khí của Trung Quốc - Ảnh minh họa: Reuters
Ngày 14.7, trang tin Đài Loan Want China Times dẫn nguồn tin từ Hoàn Cầu thời báo (Trung Quốc) cho biết quân đội Trung Quốc có thể sử dụng giàn khoan này làm bãi đáp cho trực thăng nhằm đối phó với các mục tiêu của Nhật ở gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Want China Times cũng cho rằng Trung Quốc sẽ triển khai cả máy bay không người lái và hệ thống radar, và với những phương tiện này Bắc Kinh có thể trinh sát, theo dõi từ trên không các hoạt động của Nhật Bản ở khu vực mà 2 bên đang tranh chấp.
Trung Quốc lâu nay không thể giám sát hoạt động của Nhật Bản trên toàn bộ vùng nhận dạng phòng không mà Bắc Kinh tự công bố với hệ thống radar lắp đặt dọc theo bờ biển của Trung Quốc.
Việc triển khai hệ thống radar ở giàn khoan này có thể là câu trả lời hoàn hảo cho quân đội của Trung Quốc để giải quyết vấn đề này, Want China Times nhận định.
Tờ Sankei Shimbun của Nhật cho biết các quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Nhật Bản tuần qua bày tỏ lo ngại sâu sắc về việc triển khai các hệ thống radar của Trung Quốc.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản sẽ leo thang nếu quân đội Trung Quốc biến giàn khoan dầu thành cơ sở quân sự và là trạm đóng quân, Sankei Shimbun đánh giá.
Dưới áp lực chiến lược quân sự của Trung Quốc, chính phủ Nhật Bản cũng đẩy mạnh phát triển hệ thống vệ tinh mini quốc gia. Tờ Keizai Shimbun cho biết nhiều công ty của Nhật Bản được chính phủ mời gọi tham gia chương trình quốc gia phát triển vệ tinh này.
Nếu được phóng lên quỹ đạo, các vệ tinh này có nhiệm vụ giám sát, theo dõi chuyển động của quân đội Trung Quốc.
Quần đảo Senkaku/Đếu Ngư ở biển Hoa Đông đang được Nhật Bản quản lý và xảy ra tranh chấp với Trung Quốc. Đài Loan cũng đòi chủ quyền đối với quần đảo này, mà Đài Bắc gọi là Điếu Ngư Đài.
Minh Quang
Theo Thanhnien
VOA: "Không ai có thể ngăn Ấn Độ thăm dò dầu khí trong vùng biển Việt Nam" Việt Nam tuyên bố không một ai có thể ngăn cản Ấn Độ thăm dò dầu khí trong các vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Hãng tin Press Trust of India chiều ngày 28/04/2015 đăng bài viết có tựa đề vừa kể, và dẫn lời Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Tôn Sinh Thành, nói rằng "Việt Nam hoan nghênh các...