Ấn Độ sắp thử tên lửa “kẻ hủy diệt Trung Quốc”
Theo báo chí Ấn Độ, nước này sẽ tiến hành vụ thử thứ hai tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và có tầm xa nhất trong các tên lửa nước này vào khoảng ngày 15/9. Tên lửa còn được mệnh danh là “ kẻ hủy diệt Trung Quốc”.
Tờ Hindu của Ấn Độ hôm thứ hai vừa qua dẫn lời một quan chức không được nêu tên tại Tổ chức nghiên cứu và phát triển quân sự (DRDO), cơ quan công nghệ quân sự của Ấn Độ, cho biết DRDO hiện đang chuẩn bị cho vụ thử thứ hai của tên lửa đạn đạo Agni-V tại đảo Wheeler. Cũng theo quan chức này vụ thử sẽ được tiến hành “vào khoảng 15/9″, tùy thuộc vào tình hình thời tiết và khâu chuẩn bị. Tờ báo cũng dẫn lời một quan chức Ấn Độ khác cho hay 2 tàu hải quân Ấn Độ hiện đã ở Ấn Độ Dương, gần với địa điểm thử.
Tên lửa Agni-V là tên lửa 3 tầng, nhiên liệu rắn, có tầm xa 5.000km khi mang đầu đạn 1.000kg. Đây là tên lửa tầm xa nhất của Ấn Độ, được báo chí địa phương gọi là tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên của nước này. Mặc dù tên lửa có mọi đặc tính công nghệ cần thiết của tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), nhưng về mặt kỹ thuật đây chỉ là tên lửa đạn đạo tầm trung, bởi ICBM phải có tầm xa ít nhất 5.500km.
Ấn Độ lần đầu thử Agni-V vào tháng 4 năm ngoái. Vụ thử đầu tiên, cũng ở đảo Wheeler, thành công và được ca ngợi hết lời ở Ấn Độ, vì thành tự khoa học đạt được cũng như bởi Agni-V sẽ cho phép nước này lần đầu tiên nhắm thiết bị có khả năng mang đầu đạn hạt nhân tới nhiều thành phố lớn của Trung Quốc. Chính vì vậy, mà một số người ở Ấn Độ gọi Agni-V là “kẻ hủy diệt Trung Quốc”.
Tháng trước, tờ Hindu dẫn lời Tessy Thomas, giám đốc Dự án tên lửa Agni tại DRDO, cho biết sẽ có 2 hoặc 3 vụ thử thên lửa Agni-V nữa trước khi nó được đưa vào sử dụng năm 2015. Bà cũng cho biết Agni-V, giống như các tên lửa khác của Ấn Độ, là “ vũ khí hòa bình”.
Vũ Quý
Theo Diplomat
Video đang HOT
5 cuộc bạo động đẫm máu nhất trong lịch sử
"Thảm sát Cairo" và vụ đụng độ giữa người Hồi giáo và Hindu tại Ấn Độ năm 1992 là hai trong số những vụ bạo động khủng khiếp nhất mà nhân loại từng chứng kiến.
Thủ đô Cairo của Ai Cập nhuốm máu sau khi lực lượng an ninh trấn áp những người biểu tình ủng hộ cựu Tổng thống Mohamed Morsi. Phía cảnh sát dùng đạn cao su, hơi cay và xe ủi để dẹp đoàn người biểu tình. Đụng độ đẫm máu khiến ít nhất 638 người chết. Xác chết la liệt trong các bệnh viện. Thủ đô Cairo chìm trong không khí tang thương, chết chóc.
Ngày 14/8 trở thành ngày đẫm máu nhất trong nhiều thập kỷ ở quốc gia đông dân nhất trong thế giới Ả rập.
Chính quyền Kenya dẹp người biểu tình năm 2007
Tháng 12/2007, Tổng thống Mwai Kibaki tái đắc cử tại Kenya. Nhiều người dân ở thủ đô Nairobi nghi ngờ chính phủ gian lận trong bầu cử. Họ biểu tình. Trước tình hình bạo loạn lan rộng, nhà chức trách Kenya dùng hơi canh và súng để đàn áp.
Tình trạng cướp bóc, giết người, tấn công lan rộng. Xác chết nằm la liệt ở thủ đô Nairobi cùng một số nơi khác. Đến ngày 28/1/2008, tổng số người chết trong cuộc bạo loạn này lên tới khoảng 800 người. Chừng 600.000 người mất nhà cửa.
Đụng độ giữa người Hồi giáo và Hindu ở Ấn Độ năm 1992
Ngày 6/12/1992, đoàn người Hindu đập phá nhà thờ cổ Babri ở thành phố Ayodhya, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Sự việc khiến người Hồi giáo nổi giận và căm hờn. Họ đâm chém lẫn nhau.
Cuộc chiến giữa người Hindu và người Hồi giáo chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn một: Người Hồi giáo tấn công người Hindu vì người Hindu đập phá nhà thờ Babri. Giai đoạn 2: Người Hindu trả thù. Các vụ đâm chém, đốt cháy nhà cửa, đền thờ diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt là Mumbai từ cuối tháng 12/1992 đến tháng 1/1993. Hậu quả, khoảng 900 người (cả người Hindu và Hồi giáo) thiệt mạng.
Bạo loạn ở Los Angeles (Mỹ) năm 1992
Ngày 29/4/1992, một tòa án xử trắng án cho 4 cảnh sát. Một đoạn video cho thấy các cảnh sát này từng đánh Rodney King, một người Mỹ gốc Phi. Hàng nghìn người phản đối quyết định của tòa án và bạo loạn nổ ra ở khắp Los Angeles trong vòng 6 ngày.
Cướp bóc, tấn công, đốt phá, giết người tràn lan trong thời điểm trên. 53 người chết và hơn 2.000 người bị thương.
Người ta nhận định, bạo động ở Los Angeles là vụ lớn nhất nước Mỹ kể từ những năm 1960 và là vụ khiến nhiều người chết nhất sau vụ ở thành phố New York năm 1863.
Bạo động ở Brixton (Anh) năm 1981
Sự việc xảy ra vào khoảng hơn 5h chiều ngày 10/4/1981 tại đường Atlantic, Brixton, Anh, khi 3 thanh niên da đen đâm một thanh niên da đen khác. Khi cảnh sát kéo nạn nhân vào ô tô để đưa tới bệnh viện thì đám đông xúm lại. Họ tấn công cảnh sát buộc lực lượng an ninh này phải gọi thêm đồng nghiệp. Bạo lực lắng xuống, phía cảnh sát đưa nạn nhân bị đâm vào bệnh viện.
Đám đông tấn công cảnh sát vì họ cho rằng cảnh sát đến hiện trường vụ ẩu đả để thẩm vấn nạn nhân chứ không giúp đỡ. Người ta truyền tai nhau chuyện cảnh sát chỉ nhìn nạn nhân bị đâm trên đường phố và để thanh niên kia chết.
Hơn 200 thanh niên lại kéo đến và tấn công cảnh sát khiến 299 cảnh sát và ít nhất 65 người dân bị thương. Bạo động khiến 61 phương tiện cá nhân và 56 xe cảnh sát hư hỏng hoặc tan nát. Nhà chức trách ước tính khoảng 5.000 người tham gia vụ đụng độ.
Theo Tri thức
Hội người chết và cuộc chiến đảo ngược giấy khai tử Hàng nghìn người Ấn Độ bị tuyên bố đã chết, bất chấp một sự thật rằng họ vẫn còn sống và khỏe mạnh. Họ cùng thành lập một hiệp hội của người chết để chứng minh rằng họ còn sống. Câu chuyện lạ lùng này xảy ra tại bang Uttar Pradesh, miền bắc Ấn Độ. Nguyên nhân của hiện trượng này là do...