Ấn Độ sắp ký hợp đồng cấp 4 tàu tuần tra cho Việt Nam
Tâm điểm trong chuyến công du ngày 3.9 tới đến Việt Nam của thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi là việc ký kết hợp đồng cung cấp 4 tàu tuần tra cho Hải quân nhân dân Việt Nam.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Tờ Economic Times (Ấn Độ) mới đây đã tiết lộ một số nội dung trong chuyến thăm Việt Nam sắp tới của thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, nhân dịp ông Modi đến Trung Quốctham dự hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu.
Nổi bật trong chuyến thăm sẽ là lễ ký hợp đồng cung cấp 4 tàu tuần tra cho Hải quân nhân dân Việt Nam, nằm trong khoản tín dụng 100 triệu USD được thông qua nhân chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Việt Nam tháng 10/2014.
Ngoài ra, Ấn Độ có thể trợ giúp thêm Việt Nam về mặt tài chính để nâng cao năng lực quân sự, tăng số lượng quân nhân được Ấn Độ đào tạo, hỗ trợ thêm trong việc sửa chữa và bảo trì thiết bị quân sự. Sự giúp đỡ trong lĩnh vực quốc phòng của New Delhi nhằm mục đích tăng cường năng lực của quân đội Việt Nam.
Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Ấn Độ được đánh giá là một phần của sự thay đổi cách nhìn trong các chính sách của New Delhi đối với Biển Đông. Mục tiêu của ông Modi là khẳng định sự hiện diện của nước này tại khu vực Đông Nam Á, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc không che giấu tham vọng bành trướng ở Biển Đông.
Video đang HOT
Tàu tuân tra Ấn Độ.
Economic Times nhận định, Việt Nam và Singapore là hai đối tác chiến lược hàng đầu của Ấn Độ trong khối ASEAN.
Bên cạnh quan hệ đối tác quốc phòng Việt Nam-Ấn Độ ngày càng gia tăng, hai nước còn hợp tác với nhau trong lĩnh vực an ninh hàng hải và an ninh mạng. Một trong những kết quả quan trọng của chuyến thăm Việt Nam sắp tới của ông Modi có thể là việc hai nước đạt được thỏa thuận về hợp tác an ninh mạng.
Việc ông Modi chọn ghé thăm Việt Nam trước khi đến Trung Quốc, rồi sau đó là Lào để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – ASEAN và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á được đánh giá mang ý nghĩa biểu tượng quan trọng.
Theo Đăng Nguyễn – Economic Times (Dân Việt)
Mỹ được cho dùng căn cứ hải quân Ấn Độ "sát nách" TQ
Trước đây, nếu Mỹ muốn sử dụng căn cứ quân sự của Ấn Độ thì thủ tục hết sức rườm rà và tốn thời gian, gây cản trở hoạt động tác chiến hoặc cứu hộ khẩn.
Tàu khu trục INS Sahyadri Ấn Độ thăm Trân Châu Cảng năm 2014.
Mỹ và Ấn Độ mới ký kết một thỏa thuận quân sự lớn đồng ý chia sẻ căn cứ hải quân cho cả hai bên. Động thái này giúp Mỹ có thể hiện diện quân sự ngay tại "ngưỡng cửa" của Trung Quốc.
Lễ kí kết Thỏa thuận Ghi nhớ Trao đổi Kho vận (LEMOA) đã được chuẩn bị trong hơn 10 năm. Đây là điểm nhấn quan trọng trong chuyến thăm 3 ngày của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar tới Mỹ.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter khen ngợi thỏa thuận đạt được và nói rằng "an ninh hàng hải" và "tự do lưu chuyển" sẽ được thúc đẩy trên toàn cầu.
Thỏa thuận này cho phép Hải quân Mỹ sử dụng căn cứ quân sự của Ấn Độ nhằm cung cấp nguyên liệu, vũ khí trong các đợt tập trận. Đồng thời, hoạt động cứu nạn và nhân đạo cũng sẽ được thực thi. Phía New Delhi cũng được phép tới căn cứ quân sự của Mỹ nếu cần.
Thỏa thuận LEMOA không cho phép điều động quân tới căn cứ quân sự. Hai bên sẽ phải kí kết một thỏa thuận riêng cho vấn đề này.
Trước đây, Hải quân Mỹ và Ấn Độ nếu muốn vào căn cứ quân sự của nhau phải được sự đồng ý của bên còn lại. Thủ tục thực hiện rất rườm rà và tốn thời gian.
Thỏa thuận LEMOA giúp Washington tăng cường năng lực chiến đấu ở Biển Đông. Gần đây, Hải quân Mỹ đã gia tăng sự hiện diện ở khu vực này và làm căng thẳng Mỹ-Trung thêm leo thang.
Mỹ đã thực hiện vài cuộc tập trận hải quân ở Biển Đông trong tháng 6 vừa qua. Tàu chiến, máy bay Mỹ cũng xuất hiện rất gần các đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Mới đây nhất, 3 máy bay ném bom hạt nhân hạng nặng của Mỹ đã xuất phát từ căn cứ đảo Guam và bay lượn trên Biển Đông.
Mỹ liên tục khẳng định quyền tự do lưu chuyển trong Biển Đông dưới sự điều chỉnh của luật pháp quốc tế.
Hải quân Mỹ sẽ được tự do sử dụng căn cứ hải quân Ấn Độ làm "bàn đạp" ở Biển Đông.
Khu vực này là một trong những nơi có lưu lượng hàng hóa đông đúc nhất thế giới, mỗi năm tổng lượng đạt trên 5.000 tỉ USD. Tháng 3 vừa qua, Mỹ từng kêu gọi Ấn Độ tập trận chung ở Biển Đông.
Việc Mỹ tiến sát "ngưỡng cửa" với Trung Quốc cho phép Washington kiểm soát được các tuyến hàng hải quan trọng từ Đông Á tới vịnh Ba Tư, theo Joseph Cheng, giáo sư nghỉ hưu ngành khoa học chính trị ở đại học Hong Kong.
"Hỗ trợ kho vận giúp Mỹ duy trì tầm ảnh hưởng ở tuyến hàng hải cực kì quan trọng này", ông Cheng nhấn mạnh.
Theo Quang Minh - RT (Dân Việt)
Uy lực sấm sét của 'rồng lửa' S-400 Triumf được đồn thổi sắp về Việt Nam Tên lửa S-400 Triumf của Nga được chính chuyên gia Mỹ đánh giá là &'hệ thống vũ khí với khả năng đáng kinh ngạc và đánh bại nó là điều vô cùng khó khăn'. Theo những tin tức mới nhất trên báo Infonet, tạp chí quốc phòng Kanwa (Canada) cho hay Quân đội Việt Nam đang muốn mua hệ thống phòng thủ tên...