Ấn Độ sắp hoàn tất việc mua tiêm kích Rafale
Không quân Ấn Độ (IAF) có thể hoàn tất thương vụ mua 126 tiêm kích Rafale của công ty Dassault Aviation (Pháp) với giá trị gần 20 tỉ USD trong vòng 3 tháng tới.
Máy bay tiêm kích Dassault Rafale của Pháp
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi coi dự án mua lô máy bay chiến đấu kể trên là ưu tiên hàng đầu đối với IAF, nhằm giữ thế cân bằng đối với Pakistan cũng như Trung Quốc.
Theo Tư lệnh không quân Ấn Độ – Tướng Arup Raha, IAF cần tăng số lượng phi đội tiêm kích từ 34 lên ít nhất 44 chiếc để duy trì sự cân bằng.
Ban đầu, trong khuôn khổ dự án mua các tiêm kích Rafale (MMRCA), Ấn Độ muốn 18 máy bay đầu tiên dự kiến sẽ được chuyển giao ở dạng thành phẩm, còn 108 chiếc còn lại sẽ được lắp ráp tại hãng Hindustan Aeronautics Limited (HAL) trong vòng 6 năm theo giấy phép. Đến tháng 2/2014, Dassault và HAL mới đạt được thỏa thuận phân chia công việc. Theo đó, phía Ấn Độ sẽ đảm nhiệm 70% khối lượng công việc.
Video đang HOT
Nếu hợp đồng giữa Dassault và HAL được ký trong vài tháng tới, 18 máy bay tiêm kích Rafale đầu tiên có thể được chuyển giao từ giữa năm 2016, còn các máy bay do HAL lắp ráp trong nước sẽ được bàn giao trong năm 2018.
Dự kiến, HAL sẽ chuyển giao cho IAF 6 chiếc/năm và sản lượng này sẽ tăng lên đến 20 chiếc trong những năm tiếp theo.
Hồi giữa năm 2007, khi bắt đầu mở thầu chọn nhà cung cấp máy bay chiến đấu, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã đánh giá tổng giá trị bản hợp đồng là 10,4 tỉ USD cho 126 tiêm kích. Tuy nhiên, ở thời điểm này, tính cả lạm phát và các yếu tố khác, dự án MMRCA ước tính đạt 20 tỉ USD.
Được biết, công ty Dassault Aviation từng được Ấn Độ chọn cung cấp cho IAF 126 tiêm kích đa năng hạng trung vào tháng 1/2012, nhưng việc ký hợp đồng đã bị trì hoãn hơn 2 năm vì nhiều lý do.
Rafale là mẫu tiêm kích đa năng thế hệ 4, được thiết kế cho các nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, tấn công mục tiêu mặt đất/mặt biển, trinh sát, tấn công hạt nhân… có giá từ 90 – 100 triệu USD (tùy biến thể).
Tiêm kích Rafale có thể mang tới 9,5 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối không, không đối đất, chống radar, không đối hạm, bom hàng không có điều khiển.
Bên cạnh đó, máy bay này còn được trang bị các hệ thống điện tử hàng không thuộc loại hiện đại nhất trên thế giới như radar mạng pha chủ động RBE2, hệ thống tác chiến điện tử SPECTRA, hệ thống trinh sát – theo dõi hồng ngoại… Với hệ thống chiến tranh điện tử Spectra, giúp nó có thể hoạt động an toàn dưới hỏa lực phòng không đối phương. Ngoài ra, nhờ sở hữu thiết kế khí động học khá ưu việt, lại được sự hỗ trợ của cánh mũi, Rafale thực hiện được những pha quay ngoặt đột ngột trong không gian chật hẹp.
Theo timeofindia
Chiến đấu cơ Rafale so tài Su-30MKI: Ai sẽ thắng?
Chiến đấu cơ Rafale của Pháp sắp gặp phải một thử thách lớn khi đối đầu với máy bay Su-30MKI ở Ấn Độ.
Su-30MKI Ấn Độ đã từng đánh bại F-15 Strike Eagle của Mỹ, giờ đây sẽ tiếp tục đối đấu với máy bay chiến đấu hàng đầu châu Âu Rafale. Ai sẽ chiến thắng? Các máy bay chiến đấu đa năng Su-30MKI của Không quân Ấn Độ và máy bay chiến đấu Rafale của Pháp sẽ cùng nhau tham gia trong một cuộc tập trận không quân mang tên Garuda-5, kéo dài 10 ngày tại căn cứ không quân Jodhpur (thuộc Rajasthan) của Ấn Độ, bắt đầu từ ngày 3/6 tới.
Theo tờ New India Express, cuộc tập trận không quân Garuda-5 nhằm mục đích đào tạo các phi công và phi hành đoàn trên các máy bay chiến đấu của Pháp và Ấn Độ trong hoạt động chiếm ưu thế trên không.
Trong cuộc tập trận này, Pháp dự kiến sẽ gửi 4 chiến đấu cơ đa năng Rafale và một máy bay tiếp dầu cùng hơn 100 nhân viên đến Ấn Độ tập trận. Đặc biệt hơn, Garuda-5 sẽ là chiến trường để các máy bay chiến đấu Rafale được mệnh danh là tiên tiến hàng đầu châu Âu phải đối mặt với những máy chiến đấu Su-30MKI do Nga sản xuất cho Không quân Ấn Độ. Đây cũng sẽ là cơ hội để Ấn Độ đánh giá khả năng chiến đấu của máy bay Rafale của Pháp so với Su-30MKI của Nga ở các khả năng như siêu cơ động trên không, phòng thủ và tấn công các mục tiêu giá trị cao bằng hỗn chiến hoặc gần như vậy.
Su-30MKI: Nỗi ám ảnh của phi công Mỹ và NATO
Mục tiêu của cuộc tập trận này cũng sẽ bao gồm các bài tập không chiến chiến thuật cho các phi công lái máy bay chiến đấu Pháp và Ấn Độ, tham gia tiếp nhiên liệu trên không, trao đổi kinh nghiệm giữa những nhân viên phục vụ dưới mặt đất và tăng thêm hiểu biết về những khái niệm cơ bản của các hoạt động máy bay chiến đấu ở mỗi quốc gia.
Ngoài ra, cuộc tập trận Raruda-5 cũng sẽ cho Không quân Ấn Độ thấy được hiệu suất hoạt động thực sự của chiến đấu cơ Rafale để có thể tạo ra động lực thúc đẩy chương trình mua sắm máy bay chiến đấu đa năng tầm trung (MMRCA) bị trì hoãn đã lâu, cũng như cho họ thấy được Rafale có thể chống lại được máy bay Su-30MKI (kẻ đã từng đánh bại F-15 Strike Eagle của Mỹ) hay không. Tất cả đang chờ đợi ở trước mắt và kết quả sẽ rõ ràng sau 3 tuần tới.
Theo Đất Việt
Pháp triển khai chiến đấu cơ khi máy bay dân sự mất liên lạc Pháp ngày 4/5 đã tức tốc triển khai một chiến đấu cơ sau khi một máy bay dân sự bay trệch khỏi đường bay đã định và mất liên lạc radio với mặt đất trên bầu trời miền tây nước này. Theo cơ quan thông tin của Không quân Pháp SIRPA, chiếc máy bay Boeing của hãng hàng không Mỹ United Airlines khi...