Ấn Độ sắp đưa tiêm kích Rafale tới gần Trung Quốc
Ấn Độ sẽ nhận 6 tiêm kích Rafale của Pháp và triển khai tại căn cứ không quân Ambala, gần khu vực giáp biên giới với Trung Quốc và Pakistan.
Không quân Ấn Độ dự kiến nhận 6 tiêm kích Rafale từ Pháp vào ngày 27/7 và triển khai số máy bay này tại căn cứ không quân Ambala, ngoại ô thành phố Ambala, gần vùng Ladakh giáp Trung Quốc và Jammu Kashmir giáp Pakistan, hai khu vực xảy ra tranh chấp lãnh thổ.
Không quân Ấn Độ đã nhận trước tên lửa hành trình Scapl và tên lửa không đối không Meteor dành cho tiêm kích Rafale.
Ấn Độ trong những tuần gần đây điều quân và khí tài tăng viện các khu vực giáp Trung Quốc và Pakistan, trong đó có Ladakh, gần nơi xảy ra vụ ẩu đả chết người hồi giữa tháng 6.
Lục quân và không quân Ấn Độ hồi tuần trước đưa các hệ thống phòng không phản ứng nhanh lên Ladakh, các tiêm kích của nước này cũng thường xuyên quần thảo trong khu vực.
Tiêm kích Rafale của Ấn Độ trên dây chuyền sản xuất của hãng Dassault Aviation ở Bordeaux, Pháp. Ảnh: AFP.
Ấn Độ năm 2016 ký thỏa thuận trị giá 8,7 tỷ USD mua 36 tiêm kích Rafale do tập đoàn Dassault Aviation của Pháp sản xuất. Theo thỏa thuận ban đầu, lô tiêm kích Ấn Độ sắp nhận gồm 4 chiếc, song đã tăng lên 6 chiếc sau khi không quân nước này đàm phán lại với Dassault Aviation.
Video đang HOT
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh ngày 2/6 phàn nàn với người đồng cấp Pháp Florence Parly vì tiến trình bàn giao số tiêm kích Rafale bị chậm. “Pháp khẳng định cam kết đảm bảo cung cấp kịp thời tiêm kích Rafale bất chấp thách thức do Covid-19 đặt ra”, Bộ trưởng Singh nói sau cuộc hội đàm.
“Tiêm kích Rafale là hệ thống không chiến có tính tích hợp cao, linh hoạt và thông minh. Nó sẽ mang lại lợi thế cho chúng tôi trước Pakistan và Trung Quốc khi phối hợp cùng Su-30 và các máy bay khác”, tướng Rakesh Kumar Singh Bhadauria, tư lệnh không quân Ấn Độ, nói.
Các tiêm kích Rafale sẽ được tùy biến theo yêu cầu của Ấn Độ, bao gồm màn hình hiển thị trên mũ phi công do Israel sản xuất, thiết bị cảnh báo tín hiệu radar, thiết bị gây nhiễu băng tần thấp, hệ thống ghi dữ liệu bay trong 10 tiếng, hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại.
Vị trí thành phố Ambala, bang Haryana, Ấn Độ. Đồ họa: Google.
Mẫu pháo tự hành Trung Quốc bố trí gần Ấn Độ Ấn Độ đưa tên lửa phòng không tới gần Trung Quốc Tướng về hưu Trung Quốc cảnh báo xung đột vũ trang với Ấn Độ Ấn Độ muốn mua gấp tên lửa, súng đạn Nga Trung Quốc bị nghi xây tiền đồn gần biên giới Ấn Độ
"Rồng lửa" S-400 Ấn Độ quyết mua bằng được đe dọa Trung Quốc ra sao?
Trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc leo thang, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh yêu cầu Nga giao sớm tổ hợp tên lửa phòng không S-400.
Ấn Độ muốn Nga giao sớm các tổ hợp phòng không S-400.
Theo SCMP, đề nghị trên được ông Rajnath Singh đưa ra trong chuyến đi đến Nga dự lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng.
Kết hợp với các chiến đấu cơ Ấn Độ được thiết kế để tác chiến ở vùng cao, "rồng lửa" S-400 được cho là sẽ tạo ra mối đe dọa rõ rệt với quân đội Trung Quốc, theo các nhà quan sát.
Ấn Độ đồng mua tổ hợp phòng không S-400 của Nga với giá lên tới 5,2 tỉ USD. Hợp đồng dự kiến hoàn tất vào tháng 12.2021.
Cả Trung Quốc và Ấn Độ trước đây đều sở hữu tên lửa phòng không S-300. Nhưng Trung Quốc đã vượt mặt Ấn Độ trong năng lực phòng không, kể từ khi tiếp nhận các tổ hợp S-400 mua của Nga vào năm 2018.
Căng thẳng Trung-Ấn leo thang buộc New Delhi phải sớm nâng cấp hệ thống phòng không để đối phó với Trung Quốc, Collin Koh, nhà nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore nói.
Nga khẳng định "rồng lửa" S-400 là vũ khí phòng không uy lực nhất thế giới hiện nay, đủ sức đánh chặn tên lửa đạn đạo và máy bay ở tầm cao từ 10 mét - 27km và tầm xa 600km.
Trung Quốc đã mở rộng kho vũ khí ở biên giới Ấn Độ kể từ căng thẳng ở cao nguyên Doklam năm 2017. Các vũ khí tiên tiến như máy bay tàng hình J-20, trực thăng Z-20, chiến đấu cơ J-10C và J-11B, máy bay không người lái Wing Loong II, xe tăng Type 99A và xe tăng hạng nhẹ Type 15, đều có khả năng tác chiến ở vùng cao.
J-20 là tiêm kích tàng hình hiện đại nhất Trung Quốc đưa đến vùng tranh chấp với Ấn Độ.
Chuyên gia quân sự Hong Kong Liang Guoliang nói S-400 có thể đối phó hiệu quả với chiến đấu cơ J-10C và J-11B, và sẽ gặp khó khăn trước tiêm kích tàng hình J-20 và các tên lửa siêu thanh.
"S-400 không đủ sức đánh chặn tên lửa DF-10 hay tên lửa đạn đạo siêu thanh DF-17", Liang nói. "Giá trị lớn nhất của S-400 là giúp bảo vệ thủ đô New Delhi nếu chiến tranh nổ ra".
Song Zhongping, chuyên gia quân sự khác ở Hong Kong, cho rằng "rồng lửa" S-400 vẫn đủ sức răn đe Trung Quốc.
"Tổ hợp S-400 có tầm hoạt động xa, tỉ lệ chính xác cao, kết hợp với chiến đấu cơ Su-30MKI và trực thăng tấn công Apache. Đây là bộ ba vũ khí tác chiến vùng cao đáng gờm của Ấn Độ mà Trung Quốc phải đề phòng", ông Song nói.
Đánh giá về sức mạnh quân sự Trung-Ấn, ông Koh nói chỉ so sánh năng lực vũ khí là chưa đủ.
"Vẫn còn có các yếu tố khác ảnh hưởng như yếu tố con người, năng lực kết hợp chiến đấu giữa các binh chủng", Koh nhận định. "S-400 là sự bổ sung đáng giá của Ấn Độ, nhưng bên nào chiếm ưu thế trên dãy Himalaya thì không thể khẳng định được".
Ấn Độ muốn Nga sớm bàn giao tên lửa S-400 Ấn Độ có thể hối thúc Nga tăng tiến độ chuyển giao hệ thống phòng không S-400 trong bối cảnh căng thẳng biên giới với Trung Quốc chưa hạ nhiệt. "Bắt đầu lên đường đến Moskva. Chuyến thăm ba ngày sẽ mang tới cơ hội đối thoại nhằm thúc đẩy hợp tác quốc phòng Ấn - Nga và quan hệ đối tác chiến...