Ấn Độ sắp chạy thử tàu ngầm hạt nhân tự chế đầu tiên
Ấn Độ sắp đưa vào chạy thử tàu ngầm hạt nhân tự chế đầu tiên, điều được Thủ tướng Manmohan Singh gọi là “bước tiến vĩ đại” về phát triển năng lực kỹ thuật của nước này.
Tàu ngầm hạt nhân đầu tiên do Ấn Độ tự chế tạo INS Arihant.
Thủ tướng Manmohan Singh hôm qua nói rằng tàu ngầm tự tạo đầu tiên của Ấn Độ INS Arihant đã sẵn sàng chạy thử trên biển, một bước chuẩn bị trước khi đưa tàu vào hoạt động chính thức.
Ông mô tả đây là “một bước tiến vĩ đại trong quá trình phát triển các năng lực kỹ thuật to lớn của Ấn Độ”, đồng thời bày tỏ hy vọng sẽ sớm được thấy tàu INS Arihant đi vào hoạt động.
Tàu INS Arihant ( Hủy diệt kẻ thù) nặng 6.000 tấn, dài 112 m và được Ấn Độ công bố năm 2009 trong một phần của dự án chế tạo 5 tàu hạt nhân.
Khi đó, Thủ tướng Manmohan Singh đã ca ngợi đây là một “cột mốc lịch sử trong việc củng cố khả năng sẵn sàng phòng vệ của đất nước”, nhưng đồng thời khẳng định việc chế tạo tàu ngầm hạt nhân này không nhằm “gây thù, chuốc oán” với bất kỳ quốc gia nào.
“Chúng tôi không có ý gây hấn hay đe dọa bất cứ ai mà chỉ muốn thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ đất nước và bắt kịp với những tiến bộ công nghệ của thế giới”, ông nói trong buổi lễ giới thiệu tàu INS Arihant tại cảng hải quân Matsya ở Vishakapatnam.
Video đang HOT
“Chúng ta tìm kiếm một môi trường hòa bình trong khu vực của chúng ta và hơn cả thế là điều này phù hợp với sự phát triển hòa bình, góp phần bảo vệ các hệ thống giá trị của chúng ta”, Thủ tướng Singh nói thêm.
Tàu INS Arihant được cung cấp năng lượng bởi một lò phản ứng hạt nhân công suất 85 megawatt, có thể đạt vận tốc 24 hải lý/giờ và mang theo 95 thành viên thủy thủy đoàn. Tàu được trang bị nhiều ngư lôi và tên lửa, trong đó có 12 tên lửa đạn đạo.
Với việc công bố và nay sắp cho chạy thử tàu ngầm hạt nhân này, Ấn Độ đã tự hoàn thiện được các năng lực phòng vệ hạt nhân cả ở trên bộ, trên không và trên biển, qua đó nâng cao đáng kể vị thế chiến lược trong khu vực vốn đang chứng kiến sự nổi lên gây nhiều mâu thuẫn của Trung Quốc.
Việc đóng 4 tàu ngầm hạt nhân còn tại trong dự án cũng đã được chính phủ Ấn Độ bắt đầu khởi động và sẽ được phiên chế vào lực lượng hải quân trong vài năm tới.
Ấn Độ chính thức gia nhập câu lạc bộ các nước có tàu ngầm hạt nhân với Trung Quốc, Pháp, Mỹ, Anh và Nga sau khi đưa một tàu ngầm thuê của Nga vào hoạt động từ năm 2012.
Theo Dantri
Hôm nay, Ấn Độ ra mắt tàu sân bay nội địa 5 tỷ "đô"
Ấn Độ hôm nay sẽ ra mắt tàu sân bay đầu tiên do nước này tự thiết kế và chế tạo với chi phí ước tính lên tới 5 tỷ USD, chậm 2 năm so với kế hoạch.
Tàu sân bay tự chế của Ấn Độ.
Lễ hạ thủy tàu sân bay nội địa tên gọi INS Arihant, với sự tham dự của giới chức quốc phòng cấp cao và các nhà ngoại giao, sẽ đánh dấu việc Ấn Độ gia nhập câu lạc bộ các nước có thể tự thiết kế và chế tạo tàu sân bay của riêng mình, sau Anh, Pháp, Nga và Mỹ.
Tàu sân mới trọng tải 40.000 tấn sẽ được hạ thủy tại thành phố cảng Kochi ở phía nam Ấn Độ và con tàu sẽ thiết lập một chuẩn toàn cầu mới xét về kích thước và độ phức tạp, Bộ quốc phòng Ấn Độ cho hay.
"Chúng tôi mất 7-8 năm để thiết kế nó", Giám đốc văn phòng thiết kế của hải quân Ấn Độ, ông A K Saxena, cho hay.
Ông A K Saxena nhắc tới dự án chế tạo tàu sân bay được khởi động vào năm 2009 là "phức tạp và đầy thách thức".
Lễ hạ hủy diễn ra chỉ vài ngày sau khi Ấn Độ thông báo rằng tàu ngầm hạt nhân tự chế đầu tiên của mình đã sẵn sàng để thử nghiệm trên biển - một bước đi trước khi nó có thể hoạt động đầy đủ - và gọi đó là một "thành tựu lớn" của đất nước.
Chính phủ Ấn Độ đang đầu tư hàng chục tỷ USD để nâng cấp các vũ khí quân sự chủ yếu từ thời Liên Xô trong bối cảnh New Delhi tăng cường sự phòng thủ tại một khu vực bất ổn.
Ấn Độ đã hạ thủy tàu ngầm INS Arihant trọng tải 6.000 tấn vào năm 2009 trong khuôn khổ một dự án nhằm chế tạo 5 tàu như vậy. Các tàu này sẽ được trang bị ngư lôi và tên lửa hạt nhân.
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh hôm 10/8 cho hay ông "rất vui khi biết rằng lò phản ứng hạt nhân trên tàu INS Arihant, tàu ngầm hạt nhân bản địa đầu tiên của Ấn Độ, giờ đây đã đạt được tính giới hạn", một dấu mốc mà trong đó một lò phản ứng có khả năng tự hoạt động.
Sau khi hoàn thiện việc lắp đặt các trang thiết bị và tiến hành các cuộc chạy thử trên biển, tàu sân bay tự chế dự kiến sẽ gia nhập hải quân Ấn Độ vào năm 2018.
Con tàu mới sẽ hoạt động cùng một tàu sân bay khác mua của Nga, INS Vikramaditya. Nga dự kiến sẽ được bàn giao tàu sân bay này cho Ấn Độ vào cuối năm nay, chậm 4 năm so với kế hoạch.
Hồi năm 2011, Nga đã bàn giao tàu ngầm tấn công hạt nhân Nerpa trọng tải 8.140 tấn cho Ấn Độ sau 2 năm trì hoãn.
Ấn Độ hiện có một tàu sân bay - một tàu 60 năm tuổi của Anh mà Ấn Độ mua năm 1987 và đặt tên là INS Viraat.
Theo công ty tư vấn KPMG, Ấn Độ sẽ chi 112 tỷ USD cho việc mua sắm quốc phòng trong giai đoạn 201-2016.
Theo Dantri
Ấn Độ: Rơi máy bay cứu trợ, 20 người thiệt mạng Một chiếc trực thăng bị rơi khi làm nhiệm vụ cứu trợ nạn nhân lũ lụt tại bang Uttarakhand, miền Bắc Ấn Độ, vào 12h30 ngày 25-6 (theo giờ địa phương), khiến 20 người thiệt mạng, trong đó có 5 thành viên phi hành đoàn, 6 người thuộc cơ quan cảnh sát và 9 nhân viên cứu hộ. Bộ Quốc phòng Ấn Độ...