Ấn Độ sắp biên chế tàu ngầm tối tân đối phó Trung Quốc
Tàu ngầm tấn công mới INS Kalvari được biên chế trong bối cảnh quan hệ giữa New Delhi và Bắc Kinh đang căng thẳng.
Tàu ngầm INS Kalvari của Ấn Độ. Ảnh: India Navy.
Hải quân Ấn Độ sẽ đưa vào hoạt động một trong những tàu ngầm tấn công nguy hiểm nhất thế giới mang tên INS Kalvari vào cuối tháng 8, nhằm tăng cường bảo đảm an ninh hàng hải trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc gia tăng, Zee News ngày 4/8 đưa tin.
Đại diện quân đội Ấn Độ cho biết động thái này là dấu mốc quan trọng trong nỗ lực tăng cường năng lực chiến đấu dưới nước của hải quân nước này.
Video đang HOT
INS Kalvari là tàu ngầm tấn công lớp Scorpene, được đặt tên theo môt loài cá mập dưới biển sâu, được kỳ vọng sẽ làm gia tăng đáng kể sức mạnh tác chiến trên biển của hải quân Ấn Độ.
Đây là chiếc tàu ngầm đầu tiên trong số 6 tàu ngầm mà hải quân Ấn Độ đặt hàng nhà máy đóng tàu quốc nội Mazagon Dock phối hợp với tập đoàn đóng tàu hải quân Pháp, với chi phí 3,7 tỷ USD.
Hiện tại, Ấn Độ chỉ có 15 tàu ngầm, so với đội tàu ngầm 60 chiếc của Trung Quốc. Chính phủ Ấn Độ mới đây cũng lên kế hoạch đóng thêm 6 tàu ngầm chạy bằng diesel với chi phí khoảng 7,8 tỷ USD.
Quân đội Ấn Độ đang nỗ lực tăng cường sức mạnh trong bối cảnh căng thẳng do tranh chấp lãnh thổ trên bộ với Trung Quốc trên cao nguyên Doklam gia tăng. New Delhi cũng ngày càng bất an khi Bắc Kinh mở rộng tầm hoạt động của lực lượng hải quân trên Ấn Độ Dương.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Trung Quốc cảnh báo sự kiềm chế ở Doklam đã đến 'đỉnh điểm'
Trung Quốc tuyên bố sự kiềm chế ở biên giới chỉ có giới hạn, kêu gọi Ấn Độ có biện pháp giải quyết xung đột theo hướng hòa bình.
Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ mặt giáp mặt tại Doklam. Ảnh: SCMP.
"Kể từ khi vụ việc xảy ra, Trung Quốc đã thể hiện thiện chí tối đa và nỗ lực làm việc với Ấn Độ thông qua các kênh ngoại giao. Quân đội Trung Quốc luôn kiềm chế vì quan hệ song phương và hòa bình, ổn định ở khu vực. Tuy nhiên, thiện chí cũng có nguyên tắc và sự kiềm chế đã đạt đến đỉnh điểm", PTI hôm qua dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Ren Guoqiang.
Ông Ren cho rằng Ấn Độ nên từ bỏ ảo tưởng về chiến thuật trì hoãn vì không có quốc gia nào có thể đánh giá thấp sự tự tin và khả năng của quân đội Trung Quốc đối với sứ mệnh bảo vệ hòa bình cũng như quyết tâm và sức mạnh của Bắc Kinh nhằm bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia.
Quan chức quốc phòng Trung Quốc cũng kêu gọi Ấn Độ giải quyết nhanh chóng tình hình một cách thỏa đáng để khôi phục hòa bình và ổn định tại khu vực biên giới.
Tuyên bố của ông Ren được đưa ra một ngày sau khi Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj nhận định rằng hòa bình và ổn định dọc đường biên giới Trung - Ấn là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển quan hệ song phương tốt đẹp.
Căng thẳng Trung -Ấn bùng lên từ giữa tháng 6, khi quân đội Trung Quốc điều lực lượng công binh và máy móc cơ giới tiến vào vùng tranh chấp ở Doklam giữa Bhutan và Trung Quốc để xây dựng các công trình giao thông. Phản đối bất thành, Bhutan đã đề nghị Ấn Độ đưa quân đội tới Doklam để ngăn cản các động thái từ phía Trung Quốc.
Sau khi Ấn Độ triển khai vài trăm binh sĩ tới đây, Trung Quốc cho rằng New Delhi phải rút quân vô điều kiện và ngay lập tức khỏi Doklam để giải quyết tình trạng đối đầu. Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj hồi tháng trước thì tuyên bố điều kiện cho bất cứ cuộc đàm phán nào là cả hai bên đều phải cùng rút quân.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Trung Quốc tố Ấn Độ tăng cường lực lượng gần biên giới Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Ấn Độ tăng số lượng binh sĩ và sửa đường dọc biên giới trong bối cảnh căng thẳng chưa lắng dịu. Lính Trung Quốc và Ấn Độ ở biên giới. Ảnh: SCMP. "Ấn Độ không chỉ hiện diện phi pháp trên lãnh thổ Trung Quốc hơn một tháng qua mà còn sửa đường ở phía sau,...