Ấn Độ ráo riết theo dõi Trung Quốc tại Ấn Độ Dương
Từng là những hòn đảo hẻo lánh, im lìm của Ấn Độ trên Ấn Độ Dương, Andaman và Nicobar đang bỗng chốc trở thành tiền đồn trọng yếu tấp nập tàu hải quân sau khi New Delhi ngày một lo ngại trước những động thái của hải quân Trung Quốc.
Lần lượt từng chiếc một, 4 tàu hải quân của Ấn Độ tiến vào một bến cảng vắng lặng tại các đảo xa xôi nhất là Andaman và Nicobar, sau khi kết thúc chuyến thăm các nước Đông Nam Á, và tham dự các cuộc tập trận trên Biển Đông.
Tàu hải quân INS Satpura (phải) của Ấn Độ (Ảnh: IndiaExpress)
Sự xuất hiện của tàu chiến tại Port Blair hồi đầu tháng này là dấu hiệu rõ ràng nhất cho sự chuyển mình của chuỗi đảo. Từ chỗ chỉ được biết đến với các bãi biển và khu lặn biển, Andaman và Nicobar đang âm thầm trở thành tiền đồn then chốt trong chiến lược của New Delhi nhằm đối phó sự hiện diện hải quân ngày một lớn của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương.
Trong các cuộc phỏng vấn tại New Delhi và Port Blair, giới chức trên đảo cùng quan chức quốc phòng Ấn Độ đã vạch ra kế hoạch biến nơi đây thành một điểm do thám chiến lược. Dự kiến cả ba lực lượng hải, lục và không quân đều sẽ được điều động tới đây.
Mặc dù một số quan chức cho biết các kế hoạch mở rộng trước đây đều “chết yểu”, có thông tin cho thấy chính quyền Thủ tướng Narendra Modi đang quan tâm trở lại, với mục tiêu tái khẳng định ưu thế vượt trội truyền thống của Ấn Độ tại Ấn Độ Dương.
Tất cả những người được phỏng vấn đều khẳng định vị trí của chuỗi đảo này chính là tài sản giá trị nhất của Ấn Độ để theo dõi hải quân Trung Quốc.
Nằm rải rác trong khu vực giữa vịnh Bengal và biển Andaman, nhóm đảo Andaman và Nicobar nằm gần Myanmar và Indonesia hơn đại lục Ấn Độ. Điều quan trọng hơn đó là các đảo ở rìa phía Nam của nhóm đảo này nằm gần eo biển Malacca, cánh cổng vào Ấn Độ Dương và cũng là nơi 3/4 lượng dầu mỏ chảy vào Trung Quốc phải đi qua.
“Những tuyến hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới nằm ngay phía Nam”, phó tỉnh trưởng A. K. Singh, một cựu tư lệnh quân đội, người đang phụ trách Andamans cho biết.
“Trong suốt thời gian dài chúng tôi luôn có tâm lý hòn đảo là pháo đài và phải được bảo vệ. Nhưng giờ đã đến lúc chúng tôi phải tính tới vị trí chiến lược của hòn đảo với tư cách bàn đạp cho Ấn Độ”, ông Singh khẳng định.
Giám sát hàng hải
Video đang HOT
Ấn Độ từ lâu đã có mối quan hệ không êm đẹp với Trung Quốc, nhất là sau cuộc chiến tranh biên giới trên dãy Himalaya năm 1962. Gần đây, New Delhi lại càng lo ngại khi các tàu ngầm Trung Quốc đang lén lút tiến vào Ấn Độ Dương.
Đường băng Ấn Độ đang nâng cấp tại Port Blair (Ảnh: RT)
Bắc Kinh luôn bác bỏ sự hiện diện của hải quân nước mình dẫn tới việc New Delhi phải tăng cường lực lượng tại đây. Bộ quốc phòng Trung Quốc thì tuyên bố đang hợp tác với quân đội nhiều nước trung khu vực, bao gồm cả Ấn Độ.
Bất chấp điều đó, Ấn Độ vẫn đang xây dựng những đường băng dài hơn tại chuỗi đảo Andaman và Nicobar, nhằm đón các máy bay do thám tầm xa, giới chức quân sự nước này cho biết.
Một trong những sân bay như vậy nằm tại vịnh Campbell trên đảo Nicobar Lớn, cách cửa Eo Malacca chỉ 240km.
Năm 2012, khi Ấn Độ mở căn cứ không quân tại đây với một đường băng dài hơn 1km, nhiều nhà bình luận quân sự Trung Quốc đã gọi đó là bước đi tấn công. Nhưng quân đội Ấn Độ còn có kế hoạch kéo dài đường băng này lên 1,8km trong năm tới và sau đó là 3km.
Hiện không quân Ấn Độ đang sử dụng các máy bay do thám chống ngầm P8i của Boeing, cất cánh từ lục địa ra Port Blair. Nhưng một khi đường băng dài 1,8km hoàn tất, các máy bay này cũng có thể tới Vịnh Campbell, một phi công hải quân tại Port Blair tiết lộ.
“Trong số nhiều kế hoạch, một số là rất lớn, thì việc nâng cấp Campbell mang tính then chốt. Bạn sẽ thấy rất nhiều thiết bị tại đó”, người này khẳng định.
Tăng gấp đôi lượng tàu chiến
Giới chức quân sự Ấn Độ cũng cho biết, tới năm 2022, số lượng tàu hải quân đóng tại chuỗi đảo này sẽ tăng gấp đôi, từ 16 hiện tại lên 32 tàu. Hạm đội này ban đầu sẽ chỉ gồm tàu tuần tra, tàu tấn công nhanh và tàu đổ bộ, nhưng sang tới giai đoạn cuối của kế hoạch tới năm 2022, các tàu chiến cỡ lớn tương tự như những chiếc từng có 2 tháng hiện diện tại Biển Đông sẽ được điều tới.
Tuy nhiên, khác biệt lớn về lực lượng sẽ là dưới mặt nước.
Ngay từ năm 2002, bộ chỉ quy quân sự tại chuỗi đảo này đã đề xuất xây dựng một căn cứ tàu ngầm trong cảng Kamorta, phía Nam hòn đảo. Tuy nhiên kế hoạch này vẫn đang gặp nhiều khó khăn.
Đến nay, Ấn Độ mới chỉ có 13 tàu ngầm diesel-điện cũ kỹ, so với hạm đội khoảng 70 chiếc, bao gồm cả tàu ngầm hạt nhân, của Trung Quốc.
Trên bộ, Ấn Độ sẽ tăng cường thêm một lữ đoàn bộ binh, khoảng 3000 binh sỹ tới Andamans trong vòng 3 năm tới. Một quan chức quân sự giấu tên tại Port Blair cho biết, sức mạnh quân sự cần phải tăng nhanh hơn nữa. “Nhưng chúng tôi đang bắt đầu đầu tư và lực lượng tại đây chưa bao giờ mạnh như hiện tại”, người này khẳng định.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo Dantri
Trung Quốc muốn độc chiếm Biển Đông để cân bằng cán cân hạt nhân với Mỹ?
Độc chiếm Biển Đông không chỉ là mưu đồ nhằm giúp Trung Quốc sở hữu một khu vực biển rộng lớn giàu tài nguyên thiên nhiên và có nhiều tuyến hàng hải then chốt, mà đây còn là bàn đạp giúp Bắc Kinh đẩy các lực lượng Mỹ ra xa khỏi khu vực.
Một khi làm chủ được Biển Đông, Trung Quốc sẽ tạo ra vùng đệm an toàn cho các tàu ngầm hoạt động (Ảnh: CNS)
Đây là đánh giá của các chuyên gia từ Trung tâm nghiên quốc tế và chiến lược (CSIS). Theo đó, việc Trung Quốc ngày càng quyết liệt và hung hăng trong hiện thực hóa các tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, không chỉ nhằm độc chiếm vùng biển giàu tài nguyên với các tuyến hàng hải then chốt thế giới, mà còn vì mưu đồ quân sự.
Trên đảo Hải Nam, ở rìa phía Bắc của Biển Đông, Trung Quốc hiện có nhiều căn cứ tàu ngầm hạt nhân, bao gồm 4 chiếc được trang bị tên lửa đạn đạo. Dù vậy, vấn đề của nước này đó là họ bị bao bọc trong đường bờ biển hẹp.
Về địa lý, Trung Quốc giáp Hoàng Hải, biển Hoa Đông và Biển Đông. Điều này có nghĩa là lối ra Thái Bình Dương và các vùng biển xa hơn duy nhất của họ là thông qua các eo biển hẹp, tiếp giáp với Nhật, Philippines, Singapore, Malaysia hoặc Indonesia.
Nhà nghiên cứu Brad Glosserman, đến từ văn phòng tại Honolulu của Trung tâm quốc tế và chiến lược (CSIS) cho rằng, một trong những lý do Bắc Kinh thúc đẩy những tuyên bố chủ quyền với hầu hết các bãi đá, hòn đảo trên Biển Đông, bất chấp phản ứng của Việt Nam và Philippines, là nhằm đẩy hải quân Mỹ ra khỏi khu vực.
Ngay từ trước khi Mỹ đưa ra đề xuất tăng mạnh hoạt động tuần tra của hải quân quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông hồi tuần này, các tàu và máy bay của nước này vẫn thường xuyên bám sát các tàu ngầm Trung Quốc, điều mà Bắc Kinh rõ ràng không thể hài lòng.
Trung Quốc "quan ngại nhất" về việc tình báo Mỹ thu thập thông tin tại Biển Đông, Wu Shicun, chủ tịch Viện quốc gia nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc khẳng định với các phóng viên nuớc ngoài hôm thứ Tư.
Nếu Bắc Kinh có thể đẩy các tàu, máy bay do thám đó ra xa bằng cách tạo lập chủ quyền với hầu hết Biển Đông, bất chấp phản ứng từ các nước láng giềng, theo ông Glosserman, thì điều này sẽ giúp các tàu ngầm Trung Quốc dễ dàng tiến ra Thái Bình Dương, mà không cần phải đề cập nhiều tới việc này.
Giới chức ngoại giao và quân sự Trung Quốc từng tuyên bố nước này không có ý định hạn chế tự do hàng hải và giao thông hàng không trên Biển Đông, miễn là hoạt động đó diễn ra "theo đúng luật pháp quốc tế".
Tuy vậy, Zhou Bo, một thượng tá của văn phòng đối ngoại bộ quốc phòng Trung Quốc, hôm thứ Ba vừa qua cho rằng điều đó vẫn khiến Trung Quốc và Mỹ có nhiều tranh cãi do cách lý giải luật pháp quốc tế của họ về vấn đề này hoàn toàn khác nhau.
Và với vấn đề tàu ngầm, vẫn có một cách nhìn khác trong vấn đề này. Tàu ngầm hạt nhân luôn được xem như một công cụ răn đe một cuộc chiến tranh hạt nhân. Các tàu ngầm Trung Quốc về thực tế không có giá trị gì trong các cuộc tranh chấp với Việt Nam hay Philippines, thay vào đó lý do duy nhất để sở hữu chúng là răn đe một cuộc tấn công của Mỹ.
Các tàu ngầm khó bị tiêu diệt hơn so với các tên lửa đạn đạo liên lục địa trên mặt đất hoặc máy bay ném bom hạt nhân - và khiến chúng là vũ khí giá trị nhất trong kho vũ khí răn đe của mọi quốc gia.
Vấn đề của Trung Quốc đó là, các tàu ngầm của họ hoạt động quá ồn nên dễ bị phát hiện. Do đó nước này cần tìm ra một tuyến đường hoạt động phù hợp. Không thể luôn để các tàu ngầm tại cảng, bởi bất kỳ sự triển khai đột ngột nào trong tình huống khủng hoảng sẽ khiến nước này bị động.
Nhưng đồng thời các tàu này không thể hoạt động ngoài khơi xa, do có thể dễ dàng bị hải quân Mỹ phát hiện và theo dõi. Tong Zhao, một nhà phân tích tại Trung tâm chính sách toàn cầu Carnegie-Tsinghua tại Bắc Kinh, cho rằng Trung Quốc có vẻ đã quyết định theo chính sách pháo đài, sử dụng chính Biển Đông làm pháo đài.
Nếu bằng các biện pháp áp đặt chủ quyền, Trung Quốc có thể biến Biển Đông thành "ao nhà", được canh gác bởi các tàu mặt nước và máy bay quân sự, tàu ngầm của họ sẽ có được một hành lang an toàn để hoạt động.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ Washington Post
Trung Quốc "trả đũa" Mỹ ở ngoài khơi đảo Hawaii Trung Quốc bắt đầu triển khai tàu do thám đến vùng biển ngoài khơi bờ biển Hawaii để "trả đũa" các hoạt động của Mỹ ở Biển Đông, theo Nihon Keizai Shimbun. Tàu do thám Uranus của Hải quân Trung Quốc. Trong cuộc họp báo ngày 26/ 5 công bố Sách trắng quốc phòng lần thứ 9 của Trung Quốc, Đại tá Wang...