Ấn Độ quyết chi hàng trăm triệu USD đặt chế tạo vệ tinh quân sự mới
Hải quân Ấn Độ đã đặt hàng Tổ chức nghiên cứu không gian Ấn Độ (ISRO) chế tạo một vệ tinh quân sự chuyên dụng mới phục vụ hoạt động liên lạc của các tàu chiến, máy bay và các đơn vị trên bờ của lực lượng này.
Đơn đặt hàng vệ tinh mới mang tên GSAT 7R có trị giá 230 triệu USD, trong đó bao gồm cả chi phí phóng và mua sắm cơ sở hạ tầng cần thiết trên mặt đất. Vệ tinh này dự kiến sẽ thay thế vệ tinh quân sự chuyên dụng đầu tiên của Ấn Độ GSAT 7 được phóng năm 2013.
GSAT 7 – vệ tinh quân sự chuyên dụng đầu tiên của Ấn Độ được phóng năm 2013. (Nguồn: ISRO)
Theo báo Economic Times ngày 18/7, GSAT 7R sẽ được thiết kế để tương thích với nhiều nền tảng khác nhau như các tàu ngầm tương lai của Hải quân Ấn Độ, với thời gian phóng dự kiến vào năm 2020.
Tháng 12 năm ngoái, ISRO cũng đã phóng một vệ tinh liên lạc quân sự chuyên dụng cho Không quân Ấn Độ có tên GSAT 7A. Vệ tinh này đang phục vụ liên lạc trong lực lượng không quân , như máy bay chiến đấu, máy bay không người lái và máy bay cảnh báo sớm. Trong khi đó, vệ tinh GSAT 6 phóng năm 2016 đang phục vụ các lực lượng trên bộ.
Hiện Ấn Độ đang từng bước gia tăng sự hiện diện trong lĩnh vực không gian . Một thành tựu đáng kể là nước này đã thử nghiệm thành công tên lửa diệt vệ tinh hồi tháng 3 vừa qua, đưa Ấn Độ trở thành quốc gia thứ 4 sau Mỹ, Nga và Trung Quốc sở hữu năng lực này.
Video đang HOT
Theo TG&VN
Xung đột Ấn Độ-Pakistan: VKHN khó ngăn chiến tranh thông thường
Vũ khí hạt nhân không thể ngăn sự bùng phát chiến tranh thông thường giữa Ấn Độ-Pakistan, mà chỉ ngăn nó leo thang lên cấp độ chiến tranh quy mô lớn.
Căng thẳng giữa New Dehli và Islamabat bùng phát sau khi Không quân Ấn Độ giáng đòn tấn công một trại huấn luyện lớn của nhóm Hồi giáo "Jaish-e-Mohammad" ở phần Kashmir thuộc Pakistan vào đêm ngày 26, rạng ngày 27/02. Kết quả cuộc không kích là tiêu diệt vô số chiến binh, các phương tiện vận chuyển, vũ khí và đạn dược của bọn khủng bố đã bị phá hủy toàn bộ.
Bình luận về sự kiện này, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Ấn Độ, ông Vijay Gokhale tuyên bố rằng đòn tấn công phủ đầu vào sào huyệt khủng bố là "tuyệt đối cần thiết" bởi nhóm chiến binh ở đó đang chuẩn bị thực hiện những vụ cuộc tấn công tự sát ở nhiều khu vực của đất nước.
Ngoài ra, theo quan điểm của chính giới New Delhi thì cho đến nay, Islamabad vẫn chưa hề thực hiện bất kỳ bước đi thực tế nào để xóa bỏ cơ sở hạ tầng của bọn khủng bố trên lãnh thổ Pakistan.
Trước đó, nhóm "Jaish-e-Mohammad" đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công khủng bố hôm 14 tháng 2 vào đoàn xe quân cảnh Ấn Độ trên lãnh thổ bang Jammu và Kashmir do Ấn Độ kiểm soát, làm 45 quân nhân thiệt mạng.
Cuộc xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan ngày 27 tháng 2 là vụ đụng độ lớn nhất giữa hai cường quốc hạt nhân sau cuộc xung đột Kargil năm 1999.
Vũ khí hạt nhân cũng khó ngăn xung đột thông thường
Bình luận về vấn đề này, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin cho biết, cuộc xung đột này có thể gây ra những hậu qủa nghiêm trọng về chính trị-quân sự, gây ra đợt căng thẳng mới ở Nam Á.
Trong gần hai thập kỷ trôi qua sau cuộc xung đột Kargil, Ấn Độ và Pakistan đã có những đụng độ, cuộc giao tranh, cũng như những chiến dịch đặc nhiệm. Tuy nhiên, những đụng độ đó không sánh được với các sự kiện hiện tại về quy mô và mức độ nguy hiểm.
Xung đột quân sự là hậu quả của sự tích tụ mâu thuẫn đã nhiều năm giữa Ấn Độ và Pakistan
Cuộc khủng hoảng lần này cho thấy rằng, các cường quốc hạt nhân quá dễ dàng chạm tới ngưỡng cửa xung đột quân sự, và cuộc xung đột này leo thang rất nhanh. Đây là một bài học quan trọng chỉ ra rằng, quan điểm cho rằng, sử dụng vũ khí hạt nhân như một phương tiện để ngăn chặn các cuộc xung đột quân sự, cũng có những hạn chế của nó.
Về số lượng đầu đạn hạt nhân, Ấn Độ và Pakistan xấp xỉ bằng nhau, nói đúng hơn Pakistan có một ưu thế nhất định. Tuy nhiên, trong lĩnh vực vũ khí thông thường, sự vượt trội của Ấn Độ là rất đáng kể.
Đây là một yếu tố quan trọng trong tương quan thế và lực giữa hai bên; do đó, Độ đã đáp trả mạnh mẽ đối với vụ tấn công khủng bố vào ngày 14 tháng 2 đã cướp đi sinh mạng 45 người, bởi New Delhi tin rằng, họ có khả năng kiểm soát tiến trình của cuộc xung đột.
Theo chiều ngược lại, Pakistan nghi ngờ tính hiệu quả vụ không kích của Ấn Độ, nhờ đó ban lãnh đạo Pakistan có cơ hội chính trị từ chối một "phản ứng quân sự dữ dội".
Rất khó để đánh giá tính hiệu quả của các vụ không kích của Ấn Độ vào lãnh thổ Pakistan ngày 26 tháng 2.
Pakistan khẳng định rằng, các vụ không kích đó đã không gây ra thiệt hại đáng kể, trong khi đó Ấn Độ tuyên bố hiệu quả rất cao. Dữ liệu từ các nguồn tin độc lập cho thấy rằng, Không quân Ấn Độ không thể tiêu diệt tất cả các mục tiêu đã được lên kế hoạch.
Cuộc không chiến với máy bay chiến đấu của hai nước cũng phải được phân tích bởi các chuyên gia độc lập. Cả hai bên đưa ra những dữ liệu khác nhau về tiến trình và kết quả của các trận không chiến, kết quả là trên mạng Internet xuất hiện những kịch bản khác nhau.
Tuy nhiên, một điều không thể nghi ngờ rằng, việc sử dụng lực lượng không quân có quy mô lớn cho thấy, đã có nguy cơ bùng nổ một trận chiến toàn diện, trong đó chỉ huy của cả hai bên đưa thêm những đơn vị và phương tiện quân sự mới để tránh thất bại.
Khó biến thành chiến tranh quy mô lớn
Những mâu thuẫn giữa Ấn Độ và Pakistan đã tích tụ từ lâu và khó có thể được giải quyết trong tương lai gần. Nhiệm vụ quan trọng nhất là giữ những mâu thuẫn này trong một khuôn khổ an toàn.
Theo Datviet
Máy bay chiến đấu Ấn Độ được trang bị tên lửa Brahmos 'khủng' phát triển chung với Nga Hai máy bay chiến đấu Su-30 MKI đầu tiên của Không quân Ấn Độ đã được trang bị tên lửa hành trình mới nhất Brahmos-A, hãng tin Sputnik dẫn lời ông Pravin Patak - đại diện Công ty Brahmos thông báo. Ảnh minh họa. Theo Sputnik , thông tin trên được ông Patak đưa ra tại Triển lãm hải quân quốc tế do...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Houthi tấn công sân bay Israel, Iran tuyên bố cứng rắn

WFP cảnh báo nguy cơ cắt giảm viện trợ lương thực

Xung đột vẫn tiếp diễn tại CHDC Congo bất chấp tuyên bố ngừng bắn

Gambia tuyên bố bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉ

Mỹ chính thức lên tiếng về việc nối lại đàm phán hòa bình UkraineNga tại Istanbul

EU kỳ vọng cơ hội giải quyết vấn đề thương mại then chốt với Trung Quốc

Afghanistan: Hơn 20 người thương vong do nổ mỏ than

Rộ tin quân Nga đã tiến vào cứ điểm Pokrovsk

Giới chức Trung Quốc kêu gọi các hãng xe hơi 'đình chiến'

Tàu ngầm hạt nhân lớp mới của Mỹ vừa trễ hẹn, vừa tăng giá

Mỹ đề xuất vai trò trung gian hòa giải Israel, Syria

Thống đốc BoE: Nới lỏng quy định ngân hàng có nguy cơ làm tái diễn khủng hoảng 2008
Có thể bạn quan tâm

NTK Công Trí: Hơn 20 năm làm nghề kín tiếng và cú sốc dư luận
Sao việt
18:16:39 23/07/2025
Lisa (Blackpink) gây "choáng" với bộ sưu tập siêu xe trị giá hơn 76 tỷ đồng
Sao châu á
18:08:40 23/07/2025
Camila Cabello và bạn trai tỷ phú tình tứ trên biển
Sao âu mỹ
17:28:23 23/07/2025
Dịch Dương Thiên Tỉ vượt áp lực sao nhí
Hậu trường phim
17:24:59 23/07/2025
2 MV đưa sự nghiệp Rosé (BLACKPINK) bùng nổ toàn cầu đều có dấu ấn của NTK Công Trí
Nhạc quốc tế
17:10:40 23/07/2025
Người vợ tào khang của Diogo Jota chưa nguôi nỗi đau mất chồng sau vụ tai nạn kinh hoàng: "Cái chết chia lìa đôi ta"
Sao thể thao
17:09:05 23/07/2025
"Bao luật" xe tải vi phạm, quản trị viên trang mạng "Luật giao thông và An toàn giao thông" bị bắt
Pháp luật
16:53:36 23/07/2025
Xe khách chở 20 người mắc kẹt do lũ, nhà xe cầu cứu nhiều giờ
Tin nổi bật
16:46:26 23/07/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa tối toàn món dễ nấu mà trôi cơm
Ẩm thực
16:36:10 23/07/2025
Biểu tình bùng phát tại Ukraine vì luật hạn chế cơ quan chống tham nhũng
