Ấn Độ quan tâm đến Biển Đông?
Kể từ khi bước vào thế kỷ 21, Ấn Độ bắt đầu quan tâm đến Biển Đông. Trong hơn một thập kỷ qua, Ấn Độ đã triển khai đồng thời cả hai chính sách “láng giềng mở rộng” và “khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”. Tuy nhiên, kể từ năm 2013, Ấn Độ đã triển khai mạnh mẽ chính sách tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Trong đó khu vực Biển Đông được coi là một phần của môi trường an ninh của Ấn Độ.
Từ “ngoại giao láng giềng mở rộng”…
Mối quan tâm Chính sách lớn nhất của Ấn Độ tại khu vực này là Trung Quốc. Ấn Độ cũng lo ngại về sự hiện diện ngày càng lớn của Trung Quốc. Mối lo ngại này không chỉ có “chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc đặt dọc theo bờ biển mà Trung Quốc có thể tiếp cận dễ dàng gồm các cảng mới của Gwadar tại Pakistan, cảng Hambantota ở Sri Lanka, cả hai đều được xây dựng với sự trợ giúp về tài chính của Trung Quốc và vai trò của Trung Quốc ở Sittwe, nơi Ấn Độ có nhiều mối quan tâm và lo ngại về mối liên hệ chính trị giữa Trung Quốc với ba nước này và với Bangladesh.
Mặt khác, các hoạt động triển khai thực hiện chính sách “láng giềng mở rộng” của Ấn Độ thường va chạm với lợi ích của Trung Quốc. Về địa chính trị, Trung Quốc cũng nằm trong phạm vi Chính sách láng giềng mở rộng của Ấn Độ, nhưng những vấn đề còn tồn tại, nhất là các vấn đề do lịch sử để lại trong một thời gian dài giữa hai nước làm cho ngoại giao láng giềng mở rộng của Ấn Độ có khuynh hướng đối trọng rõ ràng với Trung Quốc. Trong bối cảnh đó, việc nhấn mạnh khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương trong chính sách “ngoại giao láng giềng” giúp cho Ấn Độ mở rộng được phạm vi hành động và không gian rộng lớn hơn, đồng thời, ít nhiều tránh được đối đầu với Trung Quốc.
Tân thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi
Năm 2013 là năm quan hệ Trung-Ấn phát triển sâu rộng nhất. Thủ tướng hai nước đã thực hiện các chuyến thăm lẫn nhau. Các nhà bình luận cho rằng, hai nước đang phát triển theo hướng từ “5 nguyên tắc cùng chung sống hòa bình” sang “xây dựng quan hệ đối tác hợp tác Chính sách hướng đến hòa bình và phồn vinh”, đồng thời, thúc đẩy việc hai nước từng bước xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới. Việc làm này có ảnh hưởng nhất định trên phạm vi quốc tế. Đồng thời, Trung Quốc và Ấn Độ đã khôi phục các cuộc tập trận chung vào năm 2013 sau 5 năm bị gián đoạn, lòng tin quân sự từng bước được khôi phục.
Tuy nhiên, trong mối quan hệ hai bên đều không đề cập đến vấn đề Biển Đông trong các chuyến thăm lẫn nhau. Sau chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đến Ấn Độ vào tháng 5/2013, tuyên bố chung giữa hai nước đã đề cập đến việc “bảo vệ một cách thiết thực an ninh tuyến đường biển quốc tế và tự do đi lại trên biển”. Tuy nhiên những từ ngữ trên vừa có thể hiểu là Ấn Độ Dương, vừa có thể hiểu là Biển Đông.
Tháng 10/2013, Thủ tướng Ấn Độ Singh đi thăm Trung Quốc, nhằm cải thiện quan hệ Trung-Ấn, trong chương trình nghị sự cũng không coi vấn đề Biển Đông là trọng điểm, tuyên bố chung của hai nước sau đó cũng không đề cập đến vấn đề Biển Đông. Trước khi Thủ tướng Singh đến Bắc Kinh, Ngoại trưởng Ấn Độ đã bày tỏ thái độ tương đối hòa dịu trong vấn đề Biển Đông khi trả lời phỏng vấn của tờ “Hoa Nam buổi sáng” của Hongkong. Ông cho rằng “tranh chấp trên biển giữa Trung Quốc và Philippines là việc song phương của hai nước, Ấn Độ không thể can dự”.
Video đang HOT
Tuyên bố nêu trên phù hợp với lập trường nhất quán của Trung Quốc thông qua đàm phán song phương để giải quyết vấn đề Biển Đông, nhưng lại trái ngược với lập trường nhất quán của Ấn Độ về giải quyết đa phương theo luật pháp quốc tế và càng mâu thuẫn nhiều hơn với phát biểu của Thủ tướng Singh tại Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS). Đồng thời, trong khi Thủ tướng Singh đi thăm Bắc Kinh, Ngoại trưởng Ấn Độ Khurshid đến thăm Philippines và ký tuyên bố chung với Philippines, đã sử dụng cụm từ “Biển Tây Philippines” thay thế cho vùng biển đang tranh chấp Biển Đông. Tuyên bố chung này được cho là để làm vừa lòng Trung Quốc, khi trước đó Ấn Độ đều dùng từ “Biển Đông”. Ông Khurshid luôn tuyên bố đã “bày tỏ rõ ràng rằng, Ấn Độ ủng hộ Công ước Luật Biển của Liên Hiệp Quốc” được coi là xuất phát điểm để giải quyết vấn đề Biển Đông, ủng hộ Philippines thông qua trọng tài quốc tế để giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Một số nhà phân tích đánh giá, lập trường dễ thay đổi trong vấn đề Biển Đông của Ấn Độ đã thể hiện sự thiếu tầm Chính sách lớn về vấn đề Biển Đông. “Láng giềng mở rộng” chỉ có thể giải thích mang tính ngoại giao cho hành động ở Biển Đông của Ấn Độ, nhưng khó tiến triển mang tính thực chất, hơn nữa lại kích động mâu thuẫn với Trung Quốc. Việc làm này không phù hợp với lợi ích Chính sách lâu dài của Ấn Độ. Ấn Độ phát hiện thấy dựa vào thuật ngữ Chính sách “ngoại giao láng giềng mở rộng” không đủ để thể hiện yêu cầu lợi ích của một nước lớn như Ấn Độ.
Từ năm 2007 đến nay, Ấn Độ bắt đầu sử dụng khái niệm “khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” để thay thế thuật ngữ “láng giềng mở rộng”. Đây được đánh giá là cách diễn đạt mang ý nghĩa Chính sách hơn so với “láng giềng mở rộng”. Cách diễn đạt này được nhiều nước chấp nhận, về vĩ mô, đã tăng cường tính chủ động Chính sách của Ấn Độ và Ấn Độ rộng đường hơn trong việc can dự vào Biển Đông vì lợi ích an ninh của mình.
… Đến “Ấn Độ DươngThái Bình Dương”
Khái niệm khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương được đưa ra từ thập niên 30 của thế kỷ 20, nhưng khi đó khái niệm mang nặng tính học thuật do các học giả Ấn Độ sử dụng đầu tiên. Năm 2007, trong bài viết “An ninh tuyến đường biển: Triển vọng hợp tác Ấn Độ-Nhật Bản” trên tạp chí “Phân tích Chính sách”, học giả Ấn Độ Gurpreet S.Khurana cho rằng giới học giả Ấn Độ chính thức sử dụng khái niệm này. Tháng 11/2011, Viện nghiên cứu chính sách quốc tế của Australia, Quỹ truyền thống của Mỹ và Quỹ nghiên cứu của các nhà quan sát Ấn Độ đã phối hợp nghiên cứu và đưa ra báo cáo: “Mục tiêu chung và xu thế chung: Kế hoạch hợp tác MỹAustraliaẤn Độ tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”, trong đó, kiến nghị Mỹ, Australia và Ấn Độ tổ chức đối thoại ba bên, thúc đẩy xây dựng trật tự giúp ổn định chính trị, kinh tế, an ninh, mở cửa tự do thương mại và quản lý một cách dân chủ.
Sự xuất hiện trong báo cáo nêu trên đã đánh dấu khái niệm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã được giới học giả của ba nước chấp nhận. Những năm gầy đây, khái niệm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương bắt đầu được sử dụng trong các buổi họp chính thức của các nước Australia, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản…. Ấn Độ và Australia đã nhiều lần mở rộng thêm đối với khái niệm này. Nghiên cứu viên của Viện nghiên cứu chính sách quốc tế Australia Rory Medcalf cho rằng: “Những năm gần đây, cụm từ “khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” nhiều lần được sử dụng trong các văn kiện chính thức của Mỹ, Australia và Ấn Độ. Đây là ba quốc gia tiếp giáp với hai đại dương này, việc trình bày như vậy cũng phù hợp với lợi ích tự nhiên của ba nước”.
Nhà nhiên cứu Chính sách Ấn Độ Raja Mohan nêu rõ: “Khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương bao gồm vùng biển rộng lớn từ Ấn Độ Dương đến phía Tây Thái Bình Dương”. Cùng với việc địa vị của Trung Quốc và Ấn Độ ngày càng quan trọng trong Chính sách toàn cầu, khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương ngày càng có ý nghĩa địa chính trị quan trọng. Mặc dù học giả nhiều nước đã đưa ra giới hạn riêng đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nhưng phạm vi phương hướng cụ thể vẫn chưa được xác định, vấn đề có thể xác định là sự trỗi dậy của khái niệm này bao gồm nội hàm địa chính trị nhiều hơn, đó là đưa các nước như Ấn Độ, Nhật Bản, Australia… và khu vực xung quanh là điểm then chốt Chính sách của châu Á, làm suy yếu địa vị mang tính chủ thể của Trung Quốc trong khái niệm châu Á-Thái Bình Dương.
Về vấn đề Biển Đông, Ấn Độ sử dụng khái niệm khu vực châu Á-Thái Bình Dương cho thấy: Trọng tâm Chính sách của Ấn Độ ở khu vực Ấn Độ Dương, nhưng việc bảo vệ lợi ích Ấn Độ Dương liên quan đến khu vực tiếp giáp giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Biển Đông. Đây là khu vực có lợi ích then chốt của Ấn Độ.
Mặt khác, việc sử dụng khái niệm khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cũng đã thể hiện sự lo ngại của Ấn Độ lâu nay đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc, muốn dựa vào sức mạnh bên ngoài để đối trọng với Trung Quốc. Mohan viết: “Trung Quốc đang đóng vai trò chủ đạo tại khu vực Biển Đông, đồng thời không ngừng hiện diện tại khu vực Ấn Độ Dương, Ấn Độ phải hợp tác với Mỹ, Nhật Bản, Australia và các nước khác tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để đối phó với Trung Quốc”
Từ “láng giềng mở rộng” đến “khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”, Ấn Độ không ngừng điều chỉnh thuật ngữ ngoại giao và bảo đảm Chính sách của họ, nhằm tạo ra “tính chất hợp lý” và trụ cột Chính sách để can dự vào vấn đề Biển Đông. Khi bắt đầu, Ấn Độ chú trọng tăng cường quan hệ với các quốc gia xung quanh Biển Đông, đặc biệt là Việt Nam khi sử dụng thuật ngữ láng giềng mở rộng, liên tục can dự vào vấn đề Biển Đông, nhưng lại khiến Trung Quốc tức giận, làm gia tăng tranh chấp địa chính trị.
Những năm gần đây, Ấn Độ bắt đầu sử dụng khái niệm “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”, đưa vấn đề Biển Đông vào khuôn khổ Chính sách lớn hơn, đồng thời không ngừng giành được sự ủng hộ của Mỹ, Australia và Nhật Bản, từng bước nâng cấp thành Chính sách, tăng cường sự hiện diện của mình tại khu vực Biển Đông.
Do Ấn Độ bắt đầu chuyển trọng tâm Chính sách của họ sang khu vực Thái Bình Dương, nên chính sách “ngoại giao láng giềng mở rộng” không còn phù hợp, và khách quan đòi hỏi phải sử dụng cụm từ Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, để làm rõ chủ trương, chính sách và hành động tại Biển Đông của Ấn Độ. Ngoại trưởng Ấn Độ nêu rõ tại Hội nghị năm 2013 của Hiệp hội người tiêu dùng rằng: “Sự phát triển kinh tế làm cho khu vực xung quanh chúng ta không ngừng mở rộng, từ Iran đến Afghanistan, từ Trung Quốc đến ASEAN, hiện tại không những bao gồm cả ASEAN mà còn khu vực Thái Bình Dương, do đó, chúng ta đã bắt đầu sử dụng cụm từ khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”.
Và những giải pháp chủ yếu
Để triển khai Chính sách “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”, Ấn Độ đã xác định các giải pháp cơ bản:
Một là, Thông qua các phương thức như triển khai Chính sách, nâng cấp trang thiết bị quân sự, tham gia cơ chế quốc tế tại vùng biển Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Ấn Độ đã điều chỉnh, bố trí lại lực lượng tại Biển Đông. Biểu hiện đầu tiên là quan hệ Ấn Độ-Nhật Bản nhanh chóng nồng ấm. Từ ngày 25-30/5/2013, Thủ tướng Ấn Độ Singh đã đã tiến hành chuyến thăm chính thức Nhật Bản, hai bên nhấn mạnh vào đưa quan hệ đối tác Chính sách đi vào chiều sâu, một lần nữa nhấn mạnh quyền tự do đi lại và tự do thúc đẩy hoạt động thương mại trong khuôn khổ luật pháp quốc tế.
Trong một bài diễn văn trong chuyến thăm này, Thủ tướng Singh nêu rõ: “Khi Ấn Độ thực hiện chính sách hướng Đông thì kinh tế đóng vai trò chủ đạo, phát triển đến hiện tại thì có ý nghĩa Chính sách, Ấn Độ đã liên kết chặt chẽ với các nước ASEAN về chính trị”. Ông còn cho rằng việc đảm bảo mở cửa và tự do đi lại của các tuyến giao thông hàng hải là điều rất quan trọng nếu xem xét sự phụ thuộc của Ấn Độ đối với dầu mỏ của Trung Đông.
Điều đáng chú ý là chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Singh cách sự kiện đối đầu ở Ladakh giữa Ấn Độ và Trung Quốc chỉ có 6 tuần, cách chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đến Ấn Độ 1 tuần. Dư luận cho rằng chuyến thăm tới Nhật Bản đã phát đi tín hiệu mạnh mẽ đối với Trung Quốc, thể hiện tình hình biên giới tạm thời ổn định và sự lo ngại đối với sự phát triển của Trung Quốc.
Tháng 12/2013, nhân chuyến thăm của Nhật hoàng đến Ấn Độ, Ấn Độ đã bày tỏ nguyện vọng xây dựng một châu Á rộng lớn hơn, đồng thời cho rằng Ấn Độ hài lòng khi sử dụng cụm từ “khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”, hy vọng việc xây dựng châu Á trong tương lai bao gồm sức mạnh của các nước như Australia, Nhật Bản và Mỹ…
Ngày 21/12/2013, Lực lượng phòng vệ biển của Nhật Bản và Hải quân Ấn Độ đã tổ chức tập trận chung tại thành phố Jinai, thành phố lớn thứ hai ở miền Nam Ấn Độ. Cuộc tập trận lần này chú trọng thực tiễn chiến đấu hơn so với cuộc tập trận đầu tiên vào năm 2012, tập trung vào các kỹ năng đảm bảo an ninh trên biển và nâng cao chiến thuật.
Ấn Độ đã tham gia vào Hợp tác khu vực của Hiệp hội các quốc gia ven Ấn Độ Dương (IORARC). Tổ chức này được thành lập năm 1997 nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các quốc gia ven biển. Gần đây, Ấn Độ đã triển khai nhóm tư vấn cho hải quân của các nước có biên giới tiếp giáp Ấn Độ Dương, còn gọi là Hội nghị Hải quân Ấn Độ Dương (IONS). Hội nghị này đã thu hút được sự quan tâm chủa các nước, điều đáng chú ý là chính phủ Ấn Độ không chỉ quan tâm giải quyết vấn đề an ninh mà còn quan tâm đến vấn đề quản lý thảm họa, các nguồn lợi biển và các vấn đề khu vực. Ấn Độ mong muốn xây dựng mối quan hệ rộng với các nước xung quanh tuyến đường hàng hải trọng yếu này.
Hai là, Ấn Độ tích cực liên kết với Australia để cùng mở rộng khái niệm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Năm 2011, khi đến thăm Ấn Độ và gặp gỡ Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Stephen Smith tuyên bố: “Australia và Ấn Độ đều nhất trí cho rằng vấn đề tranh chấp tại các vùng biển không phải thảo luận với việc luôn lấy Trung Quốc làm trung tâm, bởi vì các quốc gia và tổ chức khác cũng đối mặt với vấn đề tương tự”. Ấn Độ và Australia đều không phải là quốc gia thuộc khu vực Biển Đông nhưng lợi ích của hai nước trong vấn đề Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là rất lớn.
Ba là, Ấn Độ duy trì thái độ trung lập trong quan hệ giữa Ấn Độ và Mỹ. Mặc dù khái niệm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hướng về phía Mỹ, nhưng Ấn Độ hy vọng duy trì khả năng hành động độc lập, do đó hai bên không trực tiếp đề cập đến vấn đề Biển Đông trong quan hệ song phương, chỉ thảo luận về hợp tác hải quân. Tháng 5/2013, các quan chức hải quân Mỹ và Nhật Bản đến Ấn Độ để triển khai đàm phán về tập trận chung, nhưng Ấn Độ cho rằng, trên cơ sở các cuộc tập trận khá nhạy cảm đối với Trung Quốc, phải thay đổi các cuộc tập trận song phương Mỹ-Ấn Độ hoặc Nhật Bản-Ấn Độ, cuối cùng quyết định chuyển các cuộc tập trận đến đảo Guam. Cuộc tập trận chung trên biển định kỳ giữa Ấn Độ và Mỹ bắt đầu từ năm 2007 mang tên Malabar có sự tham gia của Australia, New Zealand khiến Trung Quốc bất bình, sau đó, Ấn Độ giảm bớt quy mô các bên tham gia tập trận chung. Mặc dù Ấn Độ lấy lý do là vấn đề ngân sách nên giảm bớt quy mô, nhưng một số nhà quan sát cho rằng điều này chủ yếu để làm dịu sự nghi ngại của Trung Quốc.
Bốn là, Ấn Độ đã tận dụng tối đa cơ chế quốc tế, vận dụng khái niệm khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để thể hiện yêu sách của mình về Biển Đông, bên cạnh việc tìm kiếm sự ủng hộ của các nước ASEAN, Ấn Độ còn liên kết với các lực lượng như: Mỹ, Australia, Nhật Bản… Năm 2012, tại Hội nghị cấp cao Ấn Độ-ASEAN, Thủ tướng Ấn Độ Singh khẳng định: “Chúng tôi cho rằng quan hệ giữa Ấn Độ và các nước ASEAN không chỉ là láng giềng hay đối tác kinh tế, mà còn là nhân tố quan trọng duy trì hòa bình, an ninh, phồn vinh và phát triển của khu vực châu Á và khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”.
Tháng 12/2012, Hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ Ấn Độ-ASEAN được tổ chức tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ. Tuyên bố chung của Hội nghị thượng đỉnh tuyên bố nâng cấp quan hệ “đối tác Chính sách” với ASEAN. An ninh trên biển và tự do thương mại là điểm sáng của hội nghị lần này, Ấn Độ và ASEAN cam kết hợp tác chặt chẽ hơn trong một số lĩnh vực chính trị và an ninh, bao gồm đảm bảo tự do đi lại trên biển, đảm bảo tự do buôn bán trên biển. Cựu Ngoại trưởng Ấn Độ Shyam Saran nêu rõ: “Hội nghị thượng đỉnh lần này đã đánh dấu bước ngoặt về trật tự chính trị, an ninh và kinh tế ở châu Á, tạo cơ hội cho Ấn Độ gánh vác vai trò lãnh đạo khu vực”.
Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) năm 2013 được các nước quan tâm, bởi vì một số quốc gia hy vọng vấn đề Biển Đông sẽ trở thành chương trình nghị sự chính của hội nghị. Tổng thống Mỹ Obama cũng tham dự hội nghị và muốn thông qua hội nghị để thúc đẩy ASEAN và Trung Quốc tham gia đàm phán “Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông” (COC), khẳng định lại chính sách Mỹ trở lại châu Á-Thái Bình Dương.
Về hành động của Trung Quốc, hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Syed Akbaruddin tuyên bố: “Chúng tôi quan tâm theo dõi những diễn biến gần đây tại Biển Đông. Chúng tôi tin tưởng rằng việc duy trì hòa bình, ổn định, tăng trưởng và thịnh vượng trong khu vực là lợi ích quan trọng đối với cộng đồng quốc tế. Trong bối cảnh này, chúng tôi nhấn mạnh rằng tự do hàng hải ở Biển Đông phải không bị cản trở và kêu gọi sự hợp tác để đảm bảo an ninh tuyến đường biển và tăng cường an ninh hàng hải”. New Delhi đã kiên định lập trường duy trì tự do hàng hải ở Biển Đông, nơi tập đoàn ONGC gần đây đã được Chính phủ Việt Nam dành cho một số lô dầu khí. Ấn Độ đã tăng cường quan hệ quốc phòng với Việt Nam. Ấn Độ đang giám sát chặt chẽ tình hình khu vực có thể ảnh hưởng tới lợi ích của mình.
Như vậy, Trong chính sách “Hướng Đông” của mình, Ấn Độ xác định là quốc gia có nhiều lợi ích liên quan đến khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, bao gồm cả Biển Đông về không gian địachính trị. Chính vì vậy, trong những năm qua Ấn Độ đã đặt trọng tâm vào môi trường biển và khu vực Biển Đông cũng được coi là một phần của môi trường an ninh của Ấn Độ, nhất là việc đảm bảo cung cấp năng lượng, đồng thời là khu vực cạnh tranh tiềm tàng với các nước lớn trong khu vực. Vì thế, Ấn Độ đã xây dựng tiềm lực Hải quân mạnh, tăng cường quan hệ với các nước ASEAN, Việt Nam được coi là một trong những đối tác quan trọng của Ấn Độ. Việt NamẤn Độ cũng đã hợp tác giúp đỡ lẫn nhau, nhất là trên các diễn đàn đa phương, quốc tế, trong đấu tranh gìn giữ hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
Theo PetroTimes