Ấn Độ quan ngại khi tàu ngầm tấn công Trung Quốc vào Ấn Độ Dương
Hải quân Ấn Độ đã bày tỏ quan ngại khi Trung Quốc triển khai tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đi qua vùng biển gần với nước này.
Tàu ngầm Trung Quốc (Ảnh Marsecreview)
Trong thông báo được công bố ngày 29/3, Hải quân Ấn Độ đã thông báo với chính phủ nước này về hoạt động nêu trên của tàu ngầm Trung Quốc, có thể là tàu ngầm hạt nhân T094 lớp Thương.
Thông báo cho rằng tàu ngầm của Trung Quốc đã tiến sát vùng biển của Ấn Độ tại Ấn Độ Dương. Ngay sau đó, hải quân Ấn Độ đã triển khai các biện pháp để chuẩn bị cho mọi tình huống.
Hải quân Ấn Độ cho rằng việc Trung Quốc triển khai tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân tới gia nhập lực lượng Trung Quốc đang làm nhiệm vụ chống cướp biển ở Vịnh Aden là điều không hợp lý.
Theo đó, việc triển khai tàu ngầm mang tên lửa tới vùng Ấn Độ Dương đã đặt Ấn Độ vào trong tầm bắn.
Video đang HOT
Ngoài ra, đi cùng với tàu ngầm trên là tàu nghiên cứu có khả năng nghiên cứu và lập bản đồ về độ sâu của đáy biển.
Hải quân Ấn Độ nhận định có thể tàu của Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu thủy văn ở bờ biển phía Tây của nước này song các radar của hải quân không phát hiện thấy bất cứ vụ xâm phạm lãnh hải Ấn Độ nào của tàu Trung Quốc.
Hải quân Ấn Độ cho biết thêm các lực lượng của nước này luôn nghiên cứu hoạt động chống cướp biển của hải quân Trung Quốc ở vùng biển quốc tế từ năm 2008.
Ngay cả hải quân Mỹ, quốc gia có lực lượng hải quân hùng mạnh nhất thế giới, cũng ấn tượng trước việc triển khai của hải quân Trung Quốc.
Để đáp ứng lại vấn đề này, Hải quân Ấn Độ đã kéo dài thời gian triển khai các tàu khu trục đang tham gia hoạt động chống cướp biển.
Tháng 9 năm ngoái, Ấn Độ cũng đã bày tỏ sự phản đối sau việc Trung Quốc triển khai tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân tới thủ đô Colombo của Sri Lanka.
Từ lâu, Ấn Độ luôn coi Sri Lanka là đối tác chiến lược và việc Colombo ủng hộ hành động của Bắc Kinh đã làm New Delhi bất bình. Tuy nhiên, vấn đề này thay đổi thời gian qua sau khi ông Maithripala Sirisena lên nắm quyền.
Ngọc Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Trung tá Mỹ: Cần lập trung tâm điều phối hàng hải quốc tế đối phó Trung Quốc
Trong bài viết đăng tải trên website của Học viện Hải quân Mỹ ngày 9/3, Trung tá Jeff W. Benson đã đưa ra đề xuất thành lập trung tâm điều phối hàng hải quốc tế ở Indonesia để đối phó với các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông và Ấn Độ Dương.
Đô đốc Harry B. Harris Jr., chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương Mỹ (trái) và chỉ huy lực lượng tự vệ hàng hải Nhật Bản Kazutaka Sugimoto. (Ảnh: US Navy)
Trong bài viết đăng tải ngày 9/3 trên trang web USNI News, Trung tá Benson, thuộc Trung tâm Tác chiến mặt nước của Hải quân Mỹ, dẫn lời Đô đốc Harry B. Harris, tân tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ (PACOM), khẳng định hồi cuối năm ngoái rằng: "Sự trỗi dậy của Trung Quốc thành một cường quốc quân sự trong khu vực và cường quốc kinh tế của thế giới, với tốc độ hiện đại hóa quân sự nhanh chóng cùng thái độ hung hăng của Bắc Kinh với láng giềng, mang đến cả cơ hội và thách thức cho nước Mỹ".
Bài viết của ông Benson cho hay hải quân Trung Quốc (PLAN) đã không ngừng nỗ lực chế tạo tàu ngầm, tàu chiến. Bắc Kinh dự định đưa vào hoạt động 3 tàu sân bay trong thời gian tới, đồng thời duy trì khả năng phòng thủ biển dựa vào loại tên lửa đạn đạo chống hạm như DF-21D.
Đến năm 2020, PLAN sẽ tiếp tục bổ sung các tàu ngầm hoạt động ở châu Á-Thái Bình Dương, nâng tổng số lên gấp đôi so với hiện nay, tương đương 60% số tàu ngầm Mỹ sẽ được triển khai tại vùng biển này.
Để đối phó với thách thức từ Bắc Kinh, Trung tá Benson đã nêu ra đề xuất thành lập trung tâm điều phối hàng hải quốc tế (IMOC) tại Jakarta (Indonesia) để chứng minh cam kết của Washington với châu Á-Thái Bình Dương cũng như theo dõi các diễn biến trên Biển Đông và Ấn Độ Dương.
Theo ông Benson, IMOC sẽ đóng vai trò như cầu nối để tăng cường mối quan hệ với các lực lượng hải quân Ấn Độ, Indonesia và các nước Đông Nam Á khác. Đồng thời, cơ quan này sẽ đảm bảo việc giao thương hàng hải vốn rất quan trọng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trung tá Benson lý giải lựa chọn Indonesia làm nơi đặt trung tâm IMOC rằng: Trước hết Indonesia là một nước lớn trong khu vực với nền kinh tế tương đối phát triển. Thứ hai, Tổng thống đương nhiệm Joko Widodo nhiều lần bày tỏ mong muốn đưa Indonesia thành một cường quốc về hàng hải. Hơn nữa, vị trí của nước này cũng nằm ở trung tâm giúp hạm đội 7 của Mỹ có thể bao quát vùng biển rộng lớn nhờ liên kết với 35 quốc gia trong khu vực.
Trong bài viết của mình, ông Benson nhấn mạnh Mỹ cần có hành động tại châu Á-Thái Bình Dương để tránh mất uy tín với các đồng minh dù chiến dịch xoay trục sang châu Á-Thái Bình Dương của nước này đang bị phân tán bởi một số điểm nóng khác trên thế giới.
Thoa Phạm
Theo Dantri/USNI News
Lo ngại ảnh hưởng Trung Quốc, Thủ tướng Ấn Độ thăm 3 nước Ấn Độ Dương Thủ tướng Ấn Độ Modi sẽ có chuyến thăm gia quốc gia Nam Á trong tuần này. Theo một số nguồn tin, chuyến công du lần này của ông Modi sẽ giúp thúc đẩy hợp tác các vấn đề về dân sự và quân sự giữa Ấn Độ với Seychelles, Mauritius và Sri Lanka, qua đó gia tăng ảnh hưởng của New Delhi....