Ấn Độ phớt lờ lời đe dọa của Mỹ, tiếp tục “bắt tay” Iran
Trong bối cảnh Mỹ đang “tức tối”, đơn phương áp đặt các lệnh cấm vận lên Iran và buộc các nước khác phải theo Mỹ, Ấn Độ đã “phớt lờ” luôn Washington.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani (trái) gặp gỡ Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi tại New Delhi (Ấn Độ). Ảnh: Reuters.
Vào hôm qua (28.6), Ấn Độ tuyên bố nước này không công nhận các lệnh trừng phạt đơn phương của Mỹ nhằm vào Iran, đồng thời khẳng định New Delhi sẽ vẫn tiếp tục mua dầu mỏ từ Tehran như hiện tại.
“Ấn Độ sẽ chỉ công nhận lệnh trừng phạt được đưa ra bởi LHQ”, CNN dẫn lại lời của ông Sunjay Sudhir – thư ký chung phụ trách hợp tác quốc tế thuộc Bộ dầu khí Ấn Độ.
Video đang HOT
Được biết, Ấn Độ là một trong những khách hàng dầu mỏ lớn nhất của Cộng hòa Hồi giáo với lượng mua dầu thô chỉ đứng sau Trung Quốc. Theo số liệu chính thức, Iran là nhà cung cấp dầu mỏ lớn thứ 3 của Ấn Độ, đứng sau Iraq và Ả Rập Saudi.
“Việc Ấn Độ phải làm theo yêu cầu của Mỹ là rất khó xảy ra”, truyền thông dẫn lại lời của các nhà phân tích thuộc Công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group. “Các nhà máy lọc dầu của chính phủ Ấn Độ sẽ vẫn tiếp tục nhập khẩu dầu thô Iran”.
Theo ước tính của Eurasia Group, Ấn Độ hiện đang mua từ Iran khoảng 700.000 thùng dầu/ngày. Điều này khiến cho vai trò của Tehran ngày càng quan trọng trong bối cảnh nền kinh tế của xứ sở cà ri đang phát triển mạnh và cần tiêu thụ nhiều năng lượng.
Theo Danviet
Đại giáo chủ Iran thách thức Trump thổi bùng nguy cơ Thế chiến 3
Lãnh thụ tinh thần tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei vừa thách thức Tổng thống Mỹ Donald Trump với đe dọa sẽ ra lệnh tăng cường khả năng hạt nhân của Cộng hòa Hồi giáo nếu các mối quan hệ với Washington tiếp tục xấu đi.
Chính quyền Mỹ Donald Trump được cho là sẽ không để yên để Đại giáo chủ Iran tăng cường khả năng hạt nhân
Theo Daily Star, lãnh tụ Khamenei đã sẵn sàng yêu cầu các nhà khoa học Iran tăng cường khả năng làm giàu urani nếu thỏa thuận hạt nhân với Mỹ sụp đổ.
Các quan chức Lầu Năm góc Mỹ tin rằng, bất cứ động thái nào như vậy có thể đưa Iran tới khả năng sở hữu vũ khí hạt nhân.
Căng thẳng giữa Washington và Tehran đã leo thang đỉnh điểm khi Tổng thống Trump quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân gây tranh cãi với Iran được cho là không đủ để ngăn chặn nước này phát triển các đầu đạn hạt nhân.
Thỏa thuận được ký dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama, nhằm ngăn chặn những nỗ lực của Iran để phát triển vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, lãnh tụ tinh thần tối cao của Iran đã lên tiếng thách thức rằng, với việc ông Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận, hiện không ai có thể ngăn chặn được nước này phát triển khả năng hạt nhân của riêng mình.
Trong một bài phát biểu trên truyền hình, đại giáo chủ Khamenei nhấn mạnh: "Những kẻ thù của chúng ta sẽ không bao giờ có thể ngăn chặn tiến trình hạt nhân của chúng ta. Điều đó sẽ không bao giờ xảy ra và đó là cơn ác mộng của họ".
Các đối tác châu Âu, bao gồm Pháp, Đức và Anh, hiện đang gấp rút đàm phán để kiềm chế tham vọng hạt nhân của Iran. Tuy nhiên, đại giáo chủ Khamenei đã loại bỏ điều này và tuyên bố: "Một số người châu Âu đang bàn cách hạn chế chương trình phòng thủ của chúng tôi. Tôi nói với người châu Âu rằng: Hạn chế chương trình tên lửa của chúng tôi là một giấc mơ sẽ không bao giờ trở thành hiện thực".
Theo Danviet
Tung đòn trừng phạt chưa từng có với Iran, Mỹ mất bạn thêm thù? Liên minh châu Âu không muốn theo Mỹ trừng phạt Iran trong khi Tehran có rất nhiều lựa chọn để trả đũa quyết định trừng phạt của Washington. Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran cách đây 2 tuần, ông Trump đã không đưa ra chiến lược thay thế nào để ngăn ngừa nước...