Ấn Độ phóng thử thành công tên lửa hành trình siêu thanh tấn công từ mặt đất
Ngày 7/11 đã phóng thử thành công tên lửa hành trình siêu thanh tấn công từ mặt đất Brahmos từ một bãi thử ở Pokhran thuộc bang Rajasthan ở miền Tây Ấn Độ.
Theo TTXVN tại New Delhi, một quan chức Ấn Độ cho biết Brahmos – hệ thống vũ khí tiềm năng nhất với độ tấn công chính xác cao của Lục quân Ấn Độ – một lần nữa chứng minh được tính hiệu quả trong vụ thử trên.
Tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos. (Nguồn: oneindia.com).
Tên lửa BrahMos có tầm bắn gần 300km, với tốc độ Mach 2,8 (khoảng 3.500km/h). Quân đội Ấn Độ đã phiên chế loại tên lửa chiến lược trên vào kho vũ khí của nước này. Hiện Lục quân Ấn Độ đã có 3 trung đoàn tên lửa Brahmos.
Trước đó, hãng tin PTI đưa tin tên lửa BrahMos ngày 1/11 đã được phóng đi từ tàu khu trục tàng hình mới nhất của Hải quân Ấn Độ INS Kochi và bắn trúng mục tiêu.
Video đang HOT
VOV dẫn tin từ Tân Hoa xã, theo Công ty BrahMos Aerospace, nhà sản xuất loại tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos, là vũ khí tấn công hàng đầu, sẽ đảm bảo cho sự không thể xâm phạm của tàu chiến này khi nó có thể đương đầu với các mục tiêu nổi của hải quân ở phạm vi rất xa.
Đức An (Tổng hợp)
Nga sẽ lắp tên lửa siêu thanh BrahMos cho tàu hải quân Việt Nam?
Những chiếc tàu tên lửa của Việt Nam tới đây có thể sẽ được Nga trang bị thêm vũ khí mới đó là tên lửa hành trình siêu âm BrahMos hoặc Yakhont.
Ngày 16/6, tại diễn đàn quân sự Army 2015 đang diễn ra ở thủ đô Moscow, Tổng Giám đốc Cục Thiết kế Hải quân Trung ương Almaz, ông Alexander Shlyakhtenko cho biết Nga có khả năng sẽ trang bị các tên lửa hành trình mới cho tàu tên lửa dự án 12418 (Molniya) dành cho Hải quân Việt Nam.
"Việt Nam đang đóng theo giấy phép và yêu cầu nâng cấp các tàu tên lửa Project 1241.8. Họ đã yêu cầu trang bị thêm vũ khí mới như loại tên lửa hành trình siêu âm BrahMos hoặc Yakhont", ông Shlyakhtenko cho biết tại diễn đàn quân sự Army 2015 đang diễn ra ở thủ đô Moscow.
Tên lửa BrahMos do Nga và Ấn Độ hợp tác sản xuất
Theo ông Shlyakhtenko, loại vũ khí mới cho tàu tên lửa Molniya của Việt Nam còn có thể là Club - phiên bản xuất khẩu của tên lửa hành trình Caliber.
"Chúng tôi có thể nhanh chóng thay đổi thiết kế vũ khí trên các tàu tên lửa thuộc dự án này mà không cần dừng công việc sản xuất", ông Shlyakhtenko nói.
Trước đó, Tổng Giám đốc nhà máy đóng tàu Vympel cho biết tại triển lãm hải quân và hàng không quốc tế LIMA 2015 diễn ra ở Malaysia rằng, Việt Nam có thể sẽ ký hợp đồng đóng thêm 4 tàu tên lửa lớp Molniya nâng cấp trong năm 2015.
"Phía Việt Nam muốn tiếp tục duy trì một chu trình chế tạo lớp tàu tên lửa Molniya, họ không muốn hủy bỏ những cơ sở đã có. Trong năm 2015, hai bên sẽ tiến hành các thủ tục ký kết hợp đồng và thực hiện việc mua bán các trang thiết bị cần thiết. Sang năm 2016, sẽ bắt đầu việc chế tạo", ông Belkov nói.
Về việc bảo đảm các động cơ tuabin khí trang bị cho 4 tàu tên lửa Project 1241.8 nâng cấp, nhà máy Zorya-Mashproekt ở Nikolayev (Ukraina) sẽ tiếp tục cung cấp cho Việt Nam một cách động lập mà không chịu ảnh hưởng nào bởi mối quan hệ giữa Nga - Ukraina hiện nay bởi các động cơ này sẽ được công ty của Ukraina trực tiếp cung cấp cho Việt Nam. Ông Belkov cũng lưu ý rằng các tàu tên lửa này cũng có thể tùy chọn sử dụng động cơ do Nga sản xuất.
Theo hợp đồng được ký kết trong năm 2003, Việt Nam đã nhận được 2 tàu tên lửa Project 1241.8 đầu tiên do Nga sản xuất và thêm 6 tàu cùng loại được đóng và lắp ráp theo giấy phép tại nhà máy đóng tàu Ba Son ở trong nước. Việc đóng mới chiếc tàu tên lửa Project 1241.8 đầu tiên theo giấy phép tại Việt Nam đã bắt đầu từ năm 2010 và có hiệu lực đến hết năm 2016.
Tháng 4/2015,Hội đồng nghiệm thu Bộ Quốc phòng và Quân chủng Hải quân vừa nghiệm thu cặp tàu số 2 (M3, M4) mang số hiệu 379, 380.
Việc trang bị tên lửa hành trình diệt hạm siêu âm như Yakhont hay BrahMos và Club sẽ tạo ra một sức mạnh khủng khiếp cho hạm đội các tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya của Hải quân Việt Nam.
Hiện tại, hai cặp tàu tên lửa Project 1241.8 đầu tiên là M1 (377), M2 (378) và M3 (379), M4 (380) đã được nhà máy đóng tàu Ba Son bàn giao cho Hải quân Việt Nam, cặp tàu thứ ba M5, M6 đang trong giai đoạn chế tạo.
Tàu tên lửa Molniya có lượng giãn nước 560 tấn, có tính năng đi biển rất cao với vận tốc tối đa gần 70 km/h trong điều kiện tiêu chuẩn. Thời gian hoạt động trên biển là 10 ngày, cự ly hoạt động khi chạy ở tốc độ trung bình từ 1.650 đến 2.400 hải lý. Tàu được thiết kế để tiêu diệt các đội hoặc nhóm tàu chiến, tàu đổ bộ, tàu hộ tống và các đội tàu khác của đối phương một cách độc lập; bảo vệ các tàu ngầm, tàu đổ bộ; thực hiện nhiệm vụ trinh sát...
Về hệ thống vũ khí, với hệ thống radar bám bắt mục tiêu hiện đại đảm bảo độ chính xác trong phát hiện và tiêu diệt mục tiêu, Molniya được lắp đặt hệ thống phóng 16 tên lửa đối hải Uran-E có tầm bắn 130 km. Để phòng thủ, tàu được trang bị pháo tự động AK-176 và AK-176M nâng cấp, có tầm bắn 15 km, độ cao 11 km được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu trên không, trên mặt nước, và trên đất liền; 2 pháo 6 nòng tự động AK-630M có tầm bắn 4-5 km và nhịp bắn 4.000-5.000 phát/phút.
Thanh Ngọc
Theo_Người Đưa Tin
Ấn Độ thử thành công tên lửa hành trình BrahMos từ tàu khu trục lớn nhất INS Kochi Ngày 1-11, hải quân Ấn Độ đã phóng thử thành công tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos từ chiếc tàu khu trục tàng hình mới và lớn nhất của nước này mang INS Kochi trên biển Arap. Quả tên lửa có tầm bắn 290km này đã tiêu diệt thành công mục tiêu là một chiếc tàu cũ mang tên Alleppey, với độ...