Ấn Độ phóng thành công tên lửa mang 5 vệ tinh
Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ ngày 30.6 đã phóng thành công tên lửa PSLV C-23 (Polar Satellite Launch Vehicle C-23) mang theo năm vệ tinh nước ngoài lên quỹ đạo Trái đất.
Tên lửa PSLV C-23 mang theo 5 vệ tinh rời bệ phóng tại Trung tâm vũ trụ Satish Dhawan – Ảnh: AFP
Tên lửa PSLV C-23 rời bệ phóng tại Trung tâm vũ trụ Satish Dhawan ở Sriharikota thuộc bang Andhra Pradesh, miền nam Ấn Độ, vào lúc 9 giờ 52 phút (theo giờ địa phương), Tân Hoa xã cho hay.
Chứng kiến tên lửa PSLV C-23, cao khoảng 44,4 mét và nặng 230 tấn, xé bầu trời lao lên quỹ đạo ở Satish Dhawan, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết ông cảm thấy đặc biệt vinh dự khi có mặt ở sự kiện này.
Ngoài tải trọng chính là vệ tinh quan sát Trái đất của Pháp SPOT-7 nặng 714 kg, tên lửa PSLV C-23 còn đưa lên quỹ đạo các vệ tinh khác gồm, AISAT của Đức nặng 14 kg, NLS7.1 (CAN-X4) và NLS7.2 (CAN-X5) của Canada cùng nặng 15 kg và VELOX-1 của Singapore nặng 7 kg.
Video đang HOT
Đây là một “sự chứng thực toàn cầu về năng lực vũ trụ của Ấn Độ”, ông Modi nói sau đợt phóng thành công.
Cho đến nay, Ấn Độ đã phóng được 35 vệ tinh cho 19 quốc gia trên thế giới.
Theo AFP dẫn Hiệp hội Công nghiệp vệ tinh Mỹ thì trong năm 2012, doanh thu ngành công nghiệp phóng vệ tinh thuê của Ấn Độ đạt 2,2 tỉ USD, và nước này đang muốn mở rộng thị trường như là một nhà cung cấp các đợt phóng vệ tinh chi phí thấp.
Năm ngoái, Ấn Độ đã trở thành quốc gia châu Á đầu tiên thực hiện thành công việc đưa tàu thăm dò bay đến thám hiểm sao Hỏa, với chi phí chỉ 73 triệu USD (khá rẻ so với con số 455 triệu USD cho việc phóng tàu đến sao Hỏa của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) thực hiện ngay sau đó).
Theo TNO
Thủ tướng Malaysia tái khẳng định cam kết tìm máy bay mất tích
Ngày 15/6, Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã nhắc lại cam kết của Chính phủ nước này về việc tìm kiếm vị trí chiếc máy bay mang số hiệu MH370 của Malaysia, đã mất tích được 100 ngày.
Trên Twitter của mình, Thủ tướng Najib đã khẳng định cam kết của Chính phủ về việc tìm kiếm MH370 với các thành viên gia đình của các hành khách và phi hành đoàn của chuyến bay đi từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh, mất tích ngày 8/3.
Thủ tướng Najib Razak tại một cuộc họp báo.
Ông viết: "Vào ngày thứ 100 kể từ khi MH370 mất tích, ghi nhớ những người trên máy bay và gia đình của họ. Malaysia vẫn cam kết nỗ lực tìm kiếm."
Hồi đầu tuần này, các quan chức Malaysia và Australia đã nhóm họp tại Canberra nhằm thảo luận về kế hoạch tiếp tục tìm kiếm máy bay mất tích số hiệu MH370 của Hãng hàng không Malaysia Airlines.
Sau cuộc họp, đại diện Trung tâm Điều phối Cơ quan chung (JACC) cho biết trong giai đoạn tiếp theo này, Cơ quan An toàn giao thông Australia đang lên kế hoạch tìm kiếm trên vùng biển rộng tới 60.000km2, dựa theo lần liên lạc vệ tinh cuối cùng của máy bay MH370.
Tính đến nay, Chính phủ Malaysia đã chi gần 9 triệu USD cho công tác hậu cần phục vụ các lực lượng tìm kiếm máy bay MH370, trong khi tổng kinh phí mà Australia dự chi cho công tác tìm kiếm là 84 triệu USD.
Thứ trưởng Quốc phòng Malaysia Abdul Rahim Bakri cho biết kinh phí tìm kiếm sẽ được chia đều giữa nước này và Australia.
Chuyến bay MH370 chở 227 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn trong hành trình bay từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh ngày 8/3 vừa qua, song đã mất tích ngay sau khi ra khỏi không phận của Malaysia.
Tại cuộc họp báo khẩn cấp tối 24/3, Thủ tướng Najib Razak thông báo rằng dựa vào dữ liệu mới nhất của một công ty vệ tinh Anh, MH370 đã kết thúc hành trình tại Nam Ấn Độ Dương.
Theo Vietnam
Hàn Quốc phát triển vệ tinh trinh sát nội địa giám sát Triều Tiên Ngày 11-6, Cơ quan mua sắm quốc phòng Hàn Quốc cho biết, nước này đã quyết định phát triển một vệ tinh trinh sát bằng công nghệ nội địa nhằm tăng cường khả năng giám sát Triều Tiên. Ngày 11-6, Cơ quan mua sắm quốc phòng Hàn Quốc cho biết, nước này đã quyết định phát triển một vệ tinh trinh sát bằng...