Ấn Độ phóng tàu vũ trụ thăm dò Sao Hỏa
Tàu vũ trụ không người lái – Mangalyaan ( Mars Orbiter )của Ấn Độ hôm qua (1/12) đã rời quỹ đạo Trái đất, bắt đầu chuyến hành trình dài 750 triệu km đến Hành tinh Đỏ.
Thông tin trên vừa được Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ đưa ra cùng ngày.
Cơ quan trên cho biết, tàu vũ trụ Mangalyaan sẽ thực hiện sứ mệnh trong vòng 300 ngày. Nhiệm vụ của tàu sẽ là vẽ bản đồ bệ mặt Sao Hỏa, nghiên cứu bầu khí quyển và tìm kiếm khí mê-tan – một dấu hiệu cho thấy một hành tinh có thể có sự sống. Tàu Mars Orbiter được trang bị nhiều bộ cảm biến nhằm thu nhận dấu vết của loại khí trên.
“Hành trình đưa tàu vũ trụ Mangalyaan lên Quỹ đảo Di chuyển Sao hỏa đã được tiến hành thành công vào đầu giờ sáng hôm nay (Chủ Nhật)…Tàu vũ trụ này hiện đang trên đường tới Sao Hỏa sau chuyến du ngoạn kéo dài 10 tháng quanh Mặt Trời”, ISRO hôm qua cho biết.
Trước đó, ngày 5/11, tàu vũ trụ không người lái Mangalyaan đã được phóng lên Sao Hỏa từ Trung tâm vũ trụ Satish Dhawan, thuộc bang Andhra Pradesh, đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử ngành khoa học không gian của Ấn Độ.
Video đang HOT
Nếu Mars Orbiter hoàn thành nhiệm vụ, Ấn Độ sẽ được xếp vào nhóm những khu vực và quốc gia hiếm hoi đã đưa được vệ tinh lên quỹ đạo hoặc đưa tàu thăm dò bề mặt Sao Hỏa.
Tuy nhiên, chỉ có thể đánh giá thành công sứ mệnh của tàu Mangalyaan khi nó vào quỹ đạo của Sao Hỏa ngày 24/9/2014. Cho đến nay, chưa có quốc gia nào phóng tàu vũ trụ đến được Sao Hỏa trong lần phóng đầu tiên.
Hiện chỉ có Mỹ, Nga và Liên minh châu Âu thành công trong việc đưa tàu thăm dò lên Sao Hỏa và Mỹ là nước nước duy nhất đưa tàu thăm dò đáp xuống bề mặt Sao Hỏa, đó là tàu Curiosity.
Kế hoạch khám phá hành tinh đỏ của Ấn Độ bắt đầu từ năm 2012 với kinh phí 4,5 tỉ rupee (72,8 triệu USD), rất khiêm tốn so với 2,5 tỉ USD mà Mỹ bỏ ra để gửi tàu tự hành Curiosity lên sao Hỏa hồi tháng 8/2012.
Đan Khanh – (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Tàu thăm dò của Ấn Độ bắt đầu tiến đến sao Hỏa
Ngày 1.12, tàu thăm dò Mars Orbiter (còn gọi là Mangalyaan) bắt đầu rời quỹ đạo trái đất để tiến đến sao Hỏa, theo AFP.
Truyền hình Ấn Độ truyền trực tiếp sự kiện tên lửa đưa vệ tinh thăm dò sao Hỏa Mars Orbiter vào không gian - Ảnh: AFP
Mars Orbiter nặng 1,3 tấn được một tên lửa nặng 350 tấn phóng lên từ căn cứ Sriharikota ở vịnh Bengale (Ấn Độ) hôm 5.11.
Nếu Mars Orbiter hoàn thành nhiệm vụ, Ấn Độ sẽ được xếp vào nhóm những khu vực và quốc gia hiếm hoi đã gửi được vệ tinh lên quỹ đạo hoặc đưa tàu thăm dò bề mặt sao Hỏa (Mỹ, EU, Nga).
Mars Orbiter được trang bị nhiều bộ cảm biến nhằm thu nhận "vết tích" của khí mê tan (CH4) trong khí quyển sao Hỏa. Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy từng có sự sống ở hành tinh này.
Kế hoạch khám phá hành tinh đỏ của Ấn Độ bắt đầu từ năm 2012 với kinh phí 4,5 tỉ rupee (72,8 triệu USD), rất khiêm tốn so với 2,5 tỉ USD mà Mỹ bỏ ra để gửi tàu tự hành Curiosity lên sao Hỏa hồi tháng 8.2012.
Kế hoạch được đưa ra ngay sau khi chương trình thăm dò sao Hỏa với vệ tinh Huỳnh Hỏa - 1 của Trung Quốc thất bại. Qua đó, Ấn Độ mong muốn khẳng định vị trí cường quốc về không gian tại châu Á.
Tuy quốc gia Nam Á này nổi tiếng với những sản phẩm công nghệ giá rẻ nhưng nhiều chuyên gia tỏ ra nghi ngờ về khả năng thành công của kế hoạch Mars Orbiter. Chẳng hạn, tên lửa phóng tàu thăm dò này bị đánh giá là không đủ mạnh. Ngoài ra, đến nay, có hơn 50% chương trình tiếp cận hành tinh đỏ thất bại.
Dự kiến, Mars Orbiter sẽ mất khoảng 1 năm để đến được sao Hỏa, vốn cách trái đất 200 triệu km.
Thoe TNO
Hàn Quốc sẽ đưa tàu vũ trụ tự chế lên Mặt trăng Hàn Quốc dự kiến sẽ phóng tên lửa vũ trụ tự chế đầu tiên để đưa một vệ tinh lên quỹ đạo vào năm 2020, chính phủ nước này hôm qua (26/11) cho hay. Ủy ban Vũ trụ Quốc gia của Hàn Quốc hôm qua đã thông qua chương trình phát triển không gian mới, trong đó có việc phát triển và phóng...