Ấn Độ phê duyệt hai vaccine Covid-19
Cơ quan quản lý dược phẩm Ấn Độ ngày 3/1 phê duyệt hai vaccine Covid-19 cho sử dụng khẩn cấp, một loại của nước ngoài, loại còn lại được nghiên cứu nội địa.
Hai vaccine vừa được phê duyệt là vaccine do công ty dược phẩm AstraZeneca phối hợp cùng Đại học Oxford, Anh, phát triển, và vaccine mang tên COVAXIN do công ty Ấn Độ Bharat Biotech nghiên cứu.
Một nhân viên y tế đang bơm đầy ống tiêm vaccine COVAXIN do Ấn Độ nghiên cứu. Ảnh: Reuters .
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới này dự kiến bắt đầu chương trình tiêm chủng Covid-19 quy mô lớn trong vài tuần nữa với chủ đạo là vaccine AstraZeneca/Oxford, trong khi vaccine COVAXIN sẽ được quản lý với điều kiện nghiêm ngặt hơn do chưa có dữ liệu nào về tính hiệu quả của nó được công bố.
Theo lãnh đạo cơ quan quản lý dược phẩm Ấn Độ V.G. Somani vaccine AstraZeneca/Oxford đạt hiệu quả ở mức 70,42% còn vaccine COVAXIN “đủ an toàn và cho thấy phản ứng miễn dịch mạnh mẽ”.
Video đang HOT
Somani giải thích rằng vaccine của Bharat Biotech được phê duyệt “vì lợi ích cộng đồng, như một biện pháp phòng ngừa… để có nhiều lựa chọn hơn cho việc tiêm chủng, đặc biệt trong các trường hợp nhiễm chủng virus đột biến”.
Ấn Độ là nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới. Ngành công nghiệp dược phẩm nước này đang tăng cường tối đa công suất và tăng tốc đầu tư trước cơn sốt vaccine Covid-19 toàn cầu.
"Cạnh tranh Mỹ-Trung là đua đường dài, không phải nước rút"
Quyền Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhận định cạnh tranh Mỹ - Trung tại Ấn Độ - Thái Bình Dương là cuộc đua đường dài chứ không phải chạy nước rút.
Mỹ cần chiến lược dài hạn và "các đối tác cùng chí hướng" để cạnh tranh với Trung Quốc trong "cuộc đua marathon" dài hơi để lãnh đạo trật tự quốc tế, David Helvey, Quyền Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về các vấn đề an ninh Ấn Độ - Thái Bình Dương nhận định.
Quyền Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về các vấn đề an ninh Ấn Độ - Thái Bình Dương David Helvey. Ảnh: Handout
"Cùng với nhau, chúng ta phải bền bỉ khi đối mặt với thách thức dài hạn này bằng cách tiếp tục duy trì và đại diện cho những nguyên tắc cốt lõi như tôn trọng chủ quyền, tôn trọng sự minh bạch, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, ủng hộ tự do hàng hải và hàng không".
Ông Helvey là người phụ trách chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của chính quyền Tổng thống Trump - một nội dung trở thành tâm điểm trong chính sách châu Á của Mỹ. Chiến lược này đã mở rộng khu vực châu Á - Thái Bình Dương từ Nam Á cho tới bờ biển Thái Bình Dương của Mỹ. Bắc Kinh đã coi chiến lược này là một nỗ lực nhằm tập hợp các quốc gia như Ấn Độ và Nhật Bản để chống lại sự nổi lên của Trung Quốc trong khu vực.
Sự đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc đã leo thang và mở rộng trên nhiều lĩnh vực trong những năm qua, từ xung đột thương mại cho tới các vấn đề trên Biển Đông và gần đây nhất là vấn đề Hong Kong.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị từng cảnh báo rằng Mỹ sẽ đẩy 2 quốc gia này đến "một cuộc Chiến tranh Lạnh mới".
"Cộng đồng quốc tế không thể ngồi yên khi Trung Quốc tiếp tục bẻ cong, coi thường và viết lại các quy tắc nhằm áp đặt mong muốn của họ", ông Helvey nói.
Quyền Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng cho rằng: "Đó là lý do tại sao ngay bây giờ, hơn lúc nào hết, các đối tác cùng chí hướng phải hành động qua việc chuẩn bị, kết nối và đồng hành lâu dài cùng nhau để chúng ta có thể đảm bảo hòa bình và thịnh vượng trong những thập kỷ sắp tới".
Mỹ sẽ "vẫn tập trung vào việc chống lại các hành vi thô bạo" bằng cách duy trì một lực lượng có khả năng và sẵn sàng hành động, thúc đẩy các sáng kiến cũng như đầu tư nhiều hơn nhằm củng cố lợi thế công nghệ, trong đó bao gồm lĩnh vực vũ trụ và không gian mạng".
"Chúng ta cũng phải quyết tâm bảo vệ mạng lưới và hệ thống truyền thông, nền kinh tế, các thể chế chính trị và xã hội của chúng ta trước ảnh hưởng tiêu cực từ Trung Quốc để bảo vệ các lợi ích và an ninh chung".
Quan chức Mỹ cho rằng Washington cần tìm kiếm cơ hội để đưa các đối tác mới cùng tham gia nỗ lực này, cũng như kêu gọi các đồng minh và đối tác hiện tại tăng cường năng lực quốc phòng, "đóng góp vào việc bảo vệ lợi ích chung của chúng ta", đồng thời làm sâu sắc thêm khả năng tương tác, hoạt động huấn luyện, tập trận chung và các kế hoạch song phương để các bên có thể hoạt động "hiệu quả và gắn kết với nhau".
Liu Weidong, một chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc nhận định chính quyền Tổng thống Trump hiện đang thúc đẩy những nỗ lực nhằm tập hợp các đồng minh và đối tác để đối phó với Trung Quốc.
"Hiện nay, mối quan hệ Mỹ - Trung đã thay đổi theo hướng của một cuộc Chiến tranh Lạnh, tập trung vào sự đối đầu về ý thức hệ. Mỹ đã bị chỉ trích vì quá chú tâm vào bản thân mà không hợp tác với các đồng minh. Hiện nay, nước này đang tận dụng mọi cơ hội để châm ngòi cho làn sóng chống Trung Quốc", chuyên gia này bình luận
Collin Koh, một chuyên gia nghiên cứu thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam của Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore thì phân tích, Mỹ và các đồng minh khu vực sẽ hợp tác mạnh mẽ hơn sau nhiều năm lo ngại về cam kết của Mỹ trong khu vực dưới thời Tổng thống Trump với đường lối "Nước Mỹ trước tiên"./.
"Liên thủ" để ứng phó với thách thức chung Ấn Độ và Úc vừa nâng cấp quan hệ hai nước lên đối tác chiến lược toàn diện, hoàn thiện cạnh còn lại của "Tứ giác kim cương" (Mỹ - Nhật - Úc - Ấn), cùng chia sẻ lợi ích chung trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở rộng mà Mỹ đang triển khai . Thủ...