Ấn Độ phê chuẩn vaccine của hãng Johnson & Johnson
Ngày 7/8, Bộ trưởng Y tế Ấn Độ Mansukh Mandaviya cho biết nước này đã phê chuẩn sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 một liều duy nhất của hãng Johnson & Johnson (J&J) .
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm Johnson & Johnson. Ảnh; AFP/TTXVN
Theo J&J, vaccine của hãng sẽ được chuyển đến Ấn Độ thông qua một thỏa thuận cung cấp với nhà sản xuất vaccine Biological E Ltd của Ấn Độ.
Đến nay, giới chức y tế Ấn Độ đã phê chuẩn sử dụng vaccine của các hãng AstraZeneca (AZN.L), Bharat Biotech, Viện Gamaleya của Nga và hãng Moderna (MRNA.O).
Hiện virus SARS-CoV-2 đã lây lan đến hơn 202 triệu người trên thế giới và cướp đi sinh mạng của hơn 4,2 triệu người. Biến thể Delta, được ghi nhận đầu tiên tại Ấn Độ, đang đe dọa những nơi có tỷ lệ tiêm vaccine phòng bệnh thấp và hệ thống y tế đang quá tải. Ấn Độ ghi nhận trung bình 30.000 – 40.000 ca nhiễm mới mỗi ngày kể từ tháng 7. Chính phủ liên bang cảnh báo dù con số này đã giảm bớt rất nhiều so với mức 400.000 ca/ngày vào thời điểm đỉnh dịch của làn sóng lây nhiễm thứ 2, những nguy hiểm vẫn chưa qua.
* Cùng ngày, Nhật Bản đã bắt đầu xem xét khả năng tiêm mũi vaccine nhắc lại cho người dân vào năm tới hay không. Xét đến khả năng hiệu quả của vaccine giảm dần theo thời gian và nhu cầu ứng phó với các biến thể virus có khả năng lây nhiễm cao, Chính phủ Nhật Bản sẽ tiến hành nghiên cứu, đồng thời nỗ lực đảm bảo nguồn cung ít nhất 200 triệu liều vaccine trong năm 2022. Chính phủ sẽ đưa ra quyết định về vấn đề này sau khi đánh giá tình hình lây nhiễm dịch bệnh và cách các nước khác triển khai tiêm mũi vaccine tăng cường (mũi thứ ba).
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Video đang HOT
Do các nước có những đánh giá khác nhau về tính cần thiết của việc tiêm mũi vaccine tăng cường, Nhật Bản sẽ thu thập dữ liệu về các thử nghiệm lâm sàng được tiến hành ở nước ngoài. Không chỉ nghiên cứu sự cần thiết mà Nhật Bản còn sẽ nghiên cứu xem có nên cho phép tiêm mũi nhắc lại bằng một loại vaccine khác với loại đã được tiêm trong 2 mũi trước đó hay không.
Nhật Bản đã khởi động chương trình tiêm phòng COVID-19 từ tháng 2/2021, ban đầu dành cho các nhân viên y tế. Đến tháng 4, chương trình được mở rộng tới nhóm người cao tuổi và sau đó là các nhóm đối tượng khác. Ngày 30/7 vừa qua, Bộ trưởng phụ trách chương trình tiêm chủng Kono Taro cho biết nước này “nhiều khả năng” sẽ tiêm mũi vaccine nhắc lại vào năm sau.
Trước đó, Israel đã tiến hành tiêm mũi tăng cường cho người từ 60 tuổi trở lên, trong khi Đức đã lên kế hoạch tương tự từ tháng 9 tới. Thụy Điển cũng đã có quyết định như vậ, có thể vào mùa Thu trong khi Anh đang chuẩn bị bắt đầu tiêm mũi nhắc lại từ tháng 9.
Trong khi đó, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi một số nước phát triển ngừng các kế hoạch tiêm nhắc lại ít nhất cho đến hết tháng 9, để dành ưu tiên cao hơn cho tất cả các nước tiếp cận công bằng với vaccine. Tại một cuộc họp báo, ông Ghebreyesus nêu rõ: “Trong khi hàng trăm triệu người vẫn đang chờ được tiêm liều vaccine đầu tiên, một số nước giàu lại tiến hành tiêm mũi nhắc lại”.
Trước đó, ngày 6/8, Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) cho rằng còn quá sớm để khẳng định cần tiêm mũi bổ sung vaccine ngừa COVID-19. Theo cơ quan này, hiện chưa có đủ dữ liệu từ các chương trình tiêm chủng cũng như các nghiên cứu đang diễn ra để hiểu vaccine có thể bảo vệ trong bao lâu. Giữa tháng 7 vừa qua, EMA cũng ra tuyên bố cho biết cần phải có thêm dữ liệu trước khi đưa ra khuyến cáo về các mũi tiêm bổ sung.
EU, Thụy Sĩ nhất trí công nhận chứng nhận tiêm phòng của nhau
Ủy ban châu Âu (EC) cho biết từ ngày 9/7, Liên minh châu Âu (EU) và Thụy Sĩ sẽ công nhận chứng nhận tiêm phòng ngừa COVID-19 của nhau.
Tiêm vaccine phòng bệnh COVID-19 cho người già tại vùng Lucerne, miền Trung Thụy Sĩ. Ảnh: AFP/TTXVN
Ủy viên châu Âu về tư pháp Didier Reynders cho biết: "Tôi nhiệt liệt hoan nghênh các cơ quan chức năng Thụy Sĩ đã quyết định triển khai hệ thống dựa trên chứng nhận kỹ thuật số về tiêm phòng COVID-19 của EU". Như vậy, chứng nhận này sẽ không chỉ tạo điều kiện cho việc di chuyển trong EU mà cả giữa khối này với Thụy Sĩ, cho phép công dân EU và Thụy Sĩ di chuyển tự do và an toàn hơn trong mùa Hè này.
Chứng nhận của EU thực chất là một mã QR trên điện thoại hoặc dưới dạng văn bản giấy, nhằm thể hiện tình trạng tiêm phòng COVID-19 của người sở hữu cũng như cho biết người đó đã khỏi bệnh hoặc gần đây đã có xét nghiệm âm tính.
Bằng chứng tiêm chủng hoặc đã có miễn dịch thông qua một chứng nhận được công nhận có thể giúp người dân đi lại không vấp phải các biện pháp hạn chế như cách ly khi nhập cảnh. Nhưng các nước thành viên EU vẫn chịu trách nhiệm về quy định biên giới của nước mình và bảo lưu quyền áp đặt kiểm soát khẩn cấp nếu tình hình dịch bệnh xuống cấp. Trong tháng này, 27 quốc gia thành viên EU cùng với Iceland, Na Uy và Liechtenstein đã thống nhất các tiêu chuẩn chung trong cách đọc các chứng nhận kỹ thuật số về tiêm phòng COVID-19. Hiện EU đang thảo luận với một số nước ngoài khối và khu vực Kinh tế châu Âu (EAA), trong đó có Anh và Nga, về việc công nhận chứng nhận tiêm phòng của nhau.
Cùng ngày, Đại sứ EU tại Moskva, Markus Ederer cho biết hai bên đang thảo luận về việc này. Nga đã phê chuẩn 4 loại vaccine ngừa COVID-19, trong đó không có vaccine nào được EU phê chuẩn. Nga cũng chưa phê chuẩn bất cứ vaccine nào của nước ngoài.
* Theo phóng viên TTXVN tại Praha, từ ngày 9/7 - 9/8, người dân CH Séc có thể đến Slovakia ngay sau khi tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên và sẽ không phải cách ly khi nhập cảnh. Bộ trưởng Ngoại giao Séc Jakub Kulhánek cho biết Slovakia mới đây đã thông báo từ ngày 9/7, nước này sẽ yêu cầu cách ly đối với những người chưa được tiêm phòng đầy đủ khi nhập cảnh, trừ một số ngoại lệ. Tháng 8 là giai đoạn chuyển tiếp, vì vậy có thể các điều kiện sẽ được thắt chặt sau ngày 9/8. Theo ông Kulhánek, đối với những người lao động xuyên biên giới, Slovakia sẽ không cần tiếp tục yêu cầu tiêm đủ hai mũi vaccine ngừa COVID-19 nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân Séc sống gần biên giới.
Các biến thể của virus SARS-CoV-2 đã khiến Slovakia phải đóng các cửa khẩu với Séc từ ngày 5/7. Bộ trưởng Ngoại giao Séc cho biết các cuộc đàm phán đang diễn ra. Một nhóm công tác cấp thứ trưởng các Bộ Nội vụ và Ngoại giao hai nước cũng đã được thành lập để điều chỉnh các điều kiện.
* Cùng ngày, Chính phủ Anh thông báo công dân Anh trở về từ hầu hết các nước EU sẽ không phải cách ly nếu đã được tiêm phòng đầy đủ. Quy định mới sẽ được áp dụng từ ngày 19/7 tới, thời điểm Anh hy vọng dỡ bỏ các biện pháp phòng dịch tại England song kế hoạch này đang ngày càng bị chỉ trích vì sự gia tăng số ca nhiễm biến thể Delta.
Theo quy định hiện hành, người Anh sẽ phải cách ly tại nhà 10 ngày khi trở về từ các nước trong "danh sách màu hổ phách" (gồm hầu hết các nước châu Âu trong đó có cả các điểm đến du lịch như Pháp, Tây Ban Nha và Italy). Với quy định mới, họ sẽ không phải cách ly nhưng vẫn phải có xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ trước khi khởi hành và vào ngày thứ 2 sau khi nhập cảnh.
Cũng theo quy định mới, trẻ em - đối tượng chưa được tiêm phòng tại Anh - cũng được miễn cách ly sau khi nhập cảnh. Tuy nhiên, những người Anh sống ở nước ngoài đã tiêm đầy đủ vaccine và các cư dân không phải là công dân Anh vẫn phải áp dụng quy định cách ly sau nhập cảnh.
Ngành lữ hành đã hoan nghênh các thay đổi nói trên. Giám đốc sân bay Heathrow, ông John Holland-Kaye gọi đây là "cú hích rất cần thiết đối với hàng triệu người".
* Trong một diễn biến khác, Hy Lạp thông báo sẽ bắt buộc tiêm phòng đối với một số nhóm nghề đặc biệt từ tuần tới, sau khi số ca nhiễm tăng mạnh gần đây. Ủy ban đạo đức sinh học Hy Lạp hồi tháng trước đã khuyến cáo việc tiêm chủng bắt buộc đối với các nhân viên y tế và những người làm việc ở các cơ sở dưỡng lão sẽ là lựa chọn cuối cùng khi các nỗ lực khuyến khích tiêm chủng không hiệu quả. Người phát ngôn chính phủ cho biết: "Chính phủ đã lắng nghe khuyến cáo trên và sẽ thông báo quyết định vào tuần tới".
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Athens, Hy Lạp. Ảnh: AFP/TTXVN
Có một số tranh cãi về việc tính đạo đức của việc bắt buộc tiêm phòng. Trong một cuộc thăm dò, đa số người Hy Lạp được hỏi ủng hộ bắt buộc tiêm phòng đối với một số nhóm đặc biệt phải tiếp xúc nhiều với công chúng.
Hiện khoảng 38% người dân Hy Lạp thuộc đối tượng được tiêm đã tiêm đủ liều vaccine. Chính phủ nước này đã đặt ra những phần quà hấp dẫn để người dân đi tiêm, như tiền mặt hoặc dữ liệu mạng internet miễn phí cho giới trẻ, nhằm nâng tỷ lệ tiêm phòng lên 70% vào mùa Thu tới.
Từ ngày 8/7, Hy Lạp đã tái áp đặt các biện pháp hạn chế nhà hàng, quán rượu và câu lạc bộ ban đêm do tình hình dịch tễ diễn biến phức tạp trở lại.
Số ca mắc COVID-19 tại Campuchia vượt ngưỡng 35.000 ca Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại Campuchia khi tổng số ca bệnh tại nước này đã vượt ngưỡng 35.000 ca vào ngày 8/6, trong đó 34.367 ca liên quan đến "sự cố cộng đồng ngày 20/2". Người dân đợi tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 1/6/2021. Ảnh: THX/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, Bộ Y...