Ấn Độ phê chuẩn mua 6 trực thăng Mỹ giữa lúc căng thẳng với Trung Quốc
Giới chức Ấn Độ cho biết nước này đã phê chuẩn thương vụ mua 6 máy bay trực thăng tấn công Apache của tập đoàn hàng không Boeing, Mỹ trong bối cảnh căng thẳng ở khu vực biên giới với Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Máy bay trực thăng Apache (Ảnh: Sputnik)
Hội đồng Mua sắm Quốc phòng (DAC), cơ quan chịu trách nhiệm phê chuẩn những thỏa thuận mua sắm quốc phòng lớn của Ấn Độ, đã “bật đèn xanh” cho thương vụ mua 6 máy bay trực thăng tấn công Apache của Boeing.
Hai nguồn tin quốc phòng giấu tên cho biết thỏa thuận mua trực thăng mới nhất giữa Ấn Độ và Mỹ được phê chuẩn dành riêng cho lục quân Ấn Độ. Theo một nguồn tin, DAC đã thông qua thương vụ mua 6 máy bay trực thăng Apache cùng những thiết bị kèm theo cho quân đội với tổng giá trị khoảng 650 triệu USD.
Trước đó, Ấn Độ cũng đã mua 22 chiếc Apache và đây là một phần trong gói thỏa thuận trị giá 2,5 tỷ USD được ký năm 2015 giữa chính phủ Ấn Độ, chính phủ Mỹ và tập đoàn Boeing. Lô 22 trực thăng này được trang bị các tên lửa Hellfire, Stinger và sẽ thay thế cho phi đội máy bay lỗi thời của Không quân Ấn Độ.
Video đang HOT
Theo NDTV, 6 trực thăng Apache do Ấn Độ đặt hàng Boeing sẽ là những trực thăng tấn công đầu tiên được cấp cho lực lượng lục quân Ấn Độ. Theo đó, lục quân Ấn Độ sẽ tự vận hành các trực thăng Apache trong các chiến dịch của lực lượng này và chấm dứt tình trạng độc quyền của không quân Ấn Độ như trước đây.
Theo AFP, 6 trực thăng Apache có thể sẽ được triển khai ở khu vực biên giới trên cao của Ấn Độ, đặc biệt là vùng biên giới giáp với Trung Quốc. Các trực thăng này sẽ hỗ trợ hoạt động của các đơn vị xe tăng và dự kiến sẽ được biên chế vào lực lượng lục quân Ấn Độ từ năm 2021.
Những trực thăng Apache mà quân đội Ấn Độ đặt mua sẽ được trang bị các tên lửa chống tăng, rocket và súng cỡ nòng 30 mm. Apache có khả năng tiêu diệt các xe tăng hoặc các phương tiện kiên cố của đối phương mà trực thăng này phát hiện được thông qua hệ thống cảm biến, từ đó cho phép Apache hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết bất kể ngày hay đêm.
Thông tin về thương vụ mua sắm trực thăng tấn công của Ấn Độ được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa nước này với Trung Quốc tại cao nguyên Doklam ở dãy Himalaya vẫn chưa hạ nhiệt. Truyền thông Ấn Độ cho biết, ngày 15/8, binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ được cho là đã xảy ra xô xát ở khu vực biên giới phía tây dãy Himalaya khiến một số binh sĩ ở cả hai bên bị thương.
Thành Đạt
Tổng hợp
Theo Dantri
Trung Quốc kêu gọi Ấn Độ bảo vệ hòa bình khu vực biên giới
Trung Quốc kêu gọi Ấn Độ bảo vệ hòa bình, ổn định ở khu vực biên giới, sau khi có thông tin binh sĩ hai nước ẩu đả tại đây.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh. Ảnh: Xinhua.
"Biên phòng Trung Quốc luôn bảo vệ hòa bình tại khu vực biên giới Trung Quốc - Ấn Độ. Chúng tôi luôn tuần tra ở phía Trung Quốc", Reuters dẫn lời bà Hoa Xuân Doanh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hôm nay nói.
Bà Hoa kêu gọi Ấn Độ "tuân thủ các thỏa thuận, hiệp định và quy tắc giữa hai nước, tôn trọng đường kiểm soát thiết lập năm 1959, bảo vệ hòa bình, ổn định tại khu vực biên giới".
Bình luận trên được đưa ra sau khi một nguồn tin Ấn Độ, được báo cáo về tình hình biên giới, nói binh sĩ nước này đã phát hiện và ngăn một nhóm lính Trung Quốc đi vào lãnh thổ Ấn Độ ở Ladakh, gần hồ Pangong. Lính Trung Quốc có mang theo gậy sắt và đá. Binh sĩ hai bên xảy ra ẩu đả và bị thương nhẹ.
Nguồn tin còn cho biết các sự kiện giữa binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ tại 5 điểm dọc biên giới chung, thường tổ chức vào ngày 15/8 hàng năm để kỷ niệm quốc khánh Ấn Độ, năm nay đã bị hủy.
Bà Hoa nói bà không biết thông tin chi tiết vụ việc. Bộ Quốc phòng Trung Quốc chưa có bình luận.
Căng thẳng Trung - Ấn bùng lên từ giữa tháng 6, khi quân đội Trung Quốc điều lực lượng công binh và máy móc cơ giới tiến vào vùng tranh chấp ở Doklam giữa Bhutan và Trung Quốc để xây dựng các công trình giao thông. Phản đối bất thành, Bhutan đã đề nghị Ấn Độ đưa quân đội tới Doklam để ngăn cản các động thái từ phía Trung Quốc.
Ấn Độ sau đó triển khai vài trăm binh sĩ tới Doklam. Bắc Kinh cho rằng New Delhi phải rút quân vô điều kiện và ngay lập tức khỏi Doklam để giải quyết tình trạng đối đầu. Truyền thông Trung Quốc còn cảnh báo Ấn Độ sẽ phải đối mặt với thất bại tồi tệ hơn so với cuộc chiến biên giới năm 1962. Trong khi đó, Ấn Độ tuyên bố điều kiện cho bất cứ cuộc đàm phán nào là hai bên đều phải rút quân.
Như Tâm
Theo VNE
Binh sĩ Trung Quốc, Ấn Độ ẩu đả tại biên giới Các nguồn tin Ấn Độ xác nhận đã xảy ra một vụ ẩu đả giữa lính Trung Quốc và Ấn Độ tại khu vực biên giới gần dãy Himalaya. Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ mặt giáp mặt tại Doklam. Ảnh: SCMP. Theo các nguồn tin tại New Delhi, đụng độ xảy ra ngày 15/8 ở phía tây dãy Himalaya, khi binh...