Ấn Độ phát triển vũ khí hạt nhân để chống lại Trung Quốc và Pakistan?
Chương trình vũ khí hạt nhân của Ấn Độ được coi là chìa khóa bảo đảm sức mạnh và tiếng nói của họ trên thế giới. Ấn Độ chưa bao giờ dấu mục đích chính của họ trong việc nghiên cứu hạt nhân là để chống lại Trung Quốc và Pakistan.
Tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của Ấn Độ có thể tấn công bất cứ vị trí nào của Pakistan
Ấn Độ là một cường quốc mới nổi, ưu thế dân số và giáo dục giúp đất nước Ấn Độ đang dần khẳng định mình trong môi trường địa, chính trị quốc tế.
Khi mà thế giới đang phải chứng kiến Nga và Mỹ đang có một sự dân cao căng thẳng chưa từng có sau thời kỳ chiến tranh lạnh thì bộ ba Trung Quốc -Ấn Độ -Pakistan lại dấy lên mối lo ngại hơn.
Đặc biệt là với việc Pakistan hoàn toàn có thể rơi vào vòng xoáy cực đoan hóa thì không điều gì là không có thể xảy ra. Nên việc Ấn Độ dùng con bài hạt nhân để chống lại Trung Quốc và Pakistan là hết sức bình thường.
Thực tế với số đầu đạn hạt nhân của 3 nước là Pakistan, Ấn Độ và Trung Quốc đang sở hữu là cực kì đáng lo ngại cho khu vực Nam Á, nhất là trong lịch sử quan hệ ba nước thời hiện đại đã có nhiều cuộc chiến đẫm máu vì tranh chấp lãnh thổ.
Video đang HOT
Đặc biệt hơn việc tranh chấp lãnh thổ giữa Ấn Độ với Trung Quốc và Pakistan vốn chỉ giải quyết phần nổi chứ không hề đi vào thực chất và các bên vẫn đang có nguy cơ rơi vào vòng xoáy bạo lực bất cứ lúc nào.
Nhìn lại lịch sử quan hệ của ba nước trong thế kỷ 20 kể từ sau khi ấn độ được Anh trao trả độc lập vào năm 1950 ta có thể thấy đó là một lịch sử đẫm máu.
Năm 1962 Trung Quốc xua quân tấn công tấn công Ấn độ trên dãy Himalaya mà kết quả là quân đội Ấn Độ đã thua toàn diện trước một quân đội Trung Quốc mạnh mẽ và có chiến lược hơn.
Năm 1965 tới lượt Pakistan tấn công Ấn Độ hàng ngàn người bị giết đó là kết quả cuộc chiến nhưng kết quả quan trọng hơn là Quân đội Ấn Độ một lần nữa cho thấy yếu thế hơn Pakistan đù được Liên Xô hỗ trợ hết mức.
Giọt nước làm tràn ly là khi nổ ra cuộc chiến năm 1971 với Pakistan lần này thiệt hại cho Ấn Độ còn nặng nề hơn 3 triệu người chết và 9 triệu người phải bỏ nhà cửa đi tị nạn. Ấn Độ cần một thứ chìa khóa hay đúng hơn là một thanh gươm sắt bén để đảm bảo nền an ninh mong manh của mình.
Ấn Độ quyết tâm cải tổ Quân đội của họ nhưng như thế là chưa đủ họ cần có thứ gì đó mạnh hơn, đầy tính răn đe hơn và câu trả lời chính là vũ khí hạt nhân.
Năm 1974 Ấn Độ tiến hành thử nghiệm đầu đạn hạt nhân đầu tiên của họ. Một thiết bị nhỏ chỉ 6 -15 Kiloton nhưng đó cũng là quá đủ để Ấn Độ bước vào câu lạc bộ hạt nhân toàn cầu.
Song song với việc phát triển chương trình hạt nhân của mình thì Ấn Độ cũng phát triển các loại vũ khí mang đầu đạn hạt nhân để tăng tính răn đe chiến lược.
Cho đến nay Ấn Độ đã gần như hoàn tất bộ ba hạt nhân răn đe chiến lược để sánh vai cùng Mỹ, Nga và Trung Quốc trong câu lạc bộ hạt nhân. Bộ Ba đó gồm Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mang đầu đạn hạt nhân, Tàu ngầm hạt nhân chiến lược và tên lửa không đối đất mang đầu đạn hạt nhân.
Bên cạnh đó, thời gian gần đây Ấn Độ tích cực tăng cường phát triển tiềm lực quốc phòng mua sắm và thử nghiệm nhiều vũ khí hiện đại chuẩn bị cho cuộc đối đầu với hai mặt trận Pakistan và cả Trung Quốc.
Vũ khí hạt nhân của Ấn Độ cũng chính là một công cụ răn đe. Những thành tựu về chương trình hạt nhân Ấn Độ thực sự là một phản ứng song song không chỉ răn đe Pakistan mà còn ngầm đáp trả chương trình vũ khí hạt nhân của Trung Quốc.
Theo nhận định của các chuyên gia Ấn Độ, với những vũ khí và sức mạnh quân sự Ấn Độ hiện có là quá đủ để đẩy lui Pakistan. Những loại tên lửa đạn đạo và đầu đạn hạt nhân trang bị cho Không quân Ấn Độ có thể tấn công bất cứ mục tiêu nào ở Pakistan. Còn đối với việc kiềm chế Trung Quốc, Ấn Độ cần phải phát triển lực lượng hạt nhân chiến lược mạnh hơn.
Theo Một Thế Giới
Iran tập trận quy mô lớn nhằm phô trương sức mạnh quân sự
Hãng Mehr ngày 24/12 đưa tin từ ngày 25-31/12 Iran sẽ tiến hành tập trận quy mô lớn nhằm phô trương sức mạnh quân sự và để chứng minh cho thế giới thấy được nội lực của Tehran trong lĩnh vực này.
Theo kế hoạch, trong cuộc tập trận diễn ra ở miền Nam mang tên "Muhammad - công sứ của Allah", quân đội Iran sẽ huy động sức mạnh đáng kể của các lực lượng trên bộ, không quân và hải quân.
Theo Đài Tiếng nói nước Nga, một trong những mục tiêu diễn tập là hoàn thiện khả năng phối hợp tác chiến giữa các binh chủng quân đội khác nhau, trong đó lực lượng không quân đóng vai trò chủ chốt.
Giới chuyên gia quân sự đánh giá cao sức mạnh của không quân Iran, xem đây là một trong những lực lượng mạnh nhất ở khu vực Trung Đông, mặc dù trong biên chế của lực lượng này còn có nhiều máy bay thế hệ cũ của Mỹ, Liên Xô trước đây và Trung Quốc.
Không quân Iran hiện có 14 căn cứ với 25 phi đội chiến đấu, trong đó có 12 phi đội vận tải và 2 hai phi đội trực thăng. Lực lượng này có hơn 30.000 quân nhân phục vụ.
Theo Vietnam
Trong khối Liên Xô cũ, nước nào có sức mạnh quân sự chỉ sau Nga? Theo Topwar, hiện nay, Kazakhstan là quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh nhất ở khu vực Trung Á và chỉ đứng sau quân đội Nga trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS). Trang mạng Topwar (Nga) đăng bài viết cho hay: Các lực lượng vũ trang của nước Cộng hòa Kazakhstan được thành lập theo sắc lệnh của Tổng...