Ấn Độ: Phát tán bản đồ biên giới sai, bị phạt 15 triệu USD
Bất kỳ ai phát tán bản đồ phân định biên giới của Ấn Độ sai với qui định sẽ bị phạt 1 tỉ rupee, tương đương 15 triệu USD và có thể đối mặt với án tù 7 năm.
Lực lượng biên phòng Pakistan (phải) và Ấn Độ kéo cờ ở điểm kiểm tra biên giới chung tại Wagah, ngày 3.11.2014Reuters
Đó là bản dự thảo về mức phạt đối với hành vi liên quan đến việc sử dụng bản đồ phân định biên giới mà New Delhi cho rằng rất nhạy cảm trước thực trạng Ấn Độ có biên giới dài và đối mặt với nhiều tranh chấp từ các nước láng giềng, theo AFP ngày 7.5.
Những tranh chấp biên giới gây khó khăn cho chính phủ Ấn Độ là với Trung Quốc và Pakistan dẫn đến những xung đột giữa quân đội Án Độ và các nước láng giềng trong nhiều năm qua.
Bản dự thảo được công bố trên trang web của Bộ Nội vụ Ấn Độ để lấy ý kiến từ công chúng.
“Không người được phép mô tả, phổ biến, xuất bản hoặc phát tán thông tin địa hình sai hay thiếu chính xác liên quan đến Ấn Độ, bao gồm ranh giới quốc tế, trên internet, dịch vụ trực tuyến hoặc trong bất kỳ hình thức điện tử hay vật lý nào”, dự thảo viết.
Video đang HOT
New Delhi đã áp đặt những biện pháp hạn chế chặt chẽ đối với việc sử dụng bản đồ, nhưng để trở thành luật, dự thảo cần có hình phạt cụ thể. Năm 2015, New Delhi đã phạt kênh tin tức Al Jazeera, không cho phát sóng gần một tuần vì nhiều lần đưa bản đồ không chính xác về vùng Kashmir.
Khu vực Kashmir đang được cả Ấn Độ và Pakistan kiểm soát, nhưng cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền đối với khu vực này, dẫn đến chiến tranh hai lần để giành quyền kiểm soát kể từ khi phân vùng hồi năm 1947.
Bản đồ Ấn Độ Reuters
Năm 2011, Ấn Độ đã ra lệnh tạp chí The Economist phải sửa lại bản đồ biên giới ở Kashmir, khiến tờ tuần san về kinh tế này phải dán đè lên chỗ sai về biên giới trong 28.000 ấn bản được phân phối tại Ấn Độ.
Google cũng gặp vấn đề rắc rối tương tự với các nhà chức trách Ấn Độ. Năm 2014, cơ quan khảo sát quốc gia đã đệ đơn khiếu nại Google vì đã hiển thị bản đồ Ấn Độ khác nhau trên các trang web khác nhau của Google.
Bản dự thảo, dự kiến trình quốc hội vào tháng 7.2016, cũng có qui định giấy phép bắt buộc phải có trước khi phổ biến, xuất bản hoặc phát tán, có nghĩa là các dịch vụ như Google Maps và Apple Maps phải xin phép các cơ quan chức năng của Ấn Độ. Qui định này cũng bắt buộc đối với mục đích sử dụng bên ngoài lãnh thổ của Ấn Độ.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Ông Hun Sen nhờ Anh, Pháp, Mỹ xác thực bản đồ biên giới với Việt Nam là đúng
Thủ tướng Campuchia, ông Hun Sen đã viết thư gửi các nước Pháp, Mỹ và Anh để nhờ những người đứng đầu 3 nước này xác thực bản đồ phân chia biên giới giữa Campuchia và Việt Nam hiện tại là đúng pháp luật.
Người dân Campuchia ở Phnom Penh xuống đường ủng hộ ông Hun Sen - Ảnh: Minh Quang
Báo Cambodia Daily hôm nay 16.7 cho hay để bác bỏ những cáo buộc của phe đối lập cho rằng chính phủ đã phân định biên giới với Việt Nam không đúng, Thủ tướng Hun Sen đã gửi thư cho Tổng thống Pháp Francois Hollands, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Anh David Cameron.
Ông yêu cầu lãnh đạo 3 nước này gửi bản đồ biên giới Campuchia với các nước láng giềng mà ba nước này đang lưu trữ nhằm mục đích xác nhận việc phân định biên giới hiện nay của Phnom Penh là đúng luật.
Từ tháng 6.2015, đảng đối lập Cứu nguy Dân tộc (CNRP) tổ chức một chiến dịch nhằm nói xấu Việt Nam, cho rằng Việt Nam &'xâm lấn' (?) Campuchia. Cũng trong chiến dịch này, lãnh đạo của CNRP cáo buộc chính phủ của đảng cầm quyền CPP không theo đúng bản đồ chuẩn khi phân định biên giới với Việt Nam.
Lãnh đạo đảng này còn nại ra rằng bản đồ Phnom Penh đang sử dụng là do Việt Nam vẽ (?).
Ông Hun Sen hôm qua 15.7 đã đề nghị sự giúp đỡ của phương Tây và Mỹ, nhờ cung cấp bản đồ để chứng minh rằng bản đồ Phnom Penh đang sử dụng là đúng với bản lưu giữ ở 3 nước này. Bởi theo Thủ tướng Campuchia, 3 nước Mỹ, Anh, Pháp từng sản xuất và công nhận bản đồ Đông Dương.
"Pháp là nơi sản xuất ra bản đồ "Bonnie" theo tỷ lệ 1:100.000 vẽ biên giới Campuchia với những nước láng giềng, đặc biệt là với Việt Nam. Tôi đề nghị ngài cung cấp (cho chúng tôi) bản đồ này", Thủ tướng Campuchia viết trong thư gửi cho Tổng thống Pháp Francois Hollands, Cambodia Daily cho hay.
Ông Hun Sen cũng đề nghị người đứng đầu nước Pháp cử một nhóm chuyên gia về bản đồ sang Campuchia để chứng thực bản đồ mà người Pháp đã vẽ và bản đồ mà Campuchia và Việt Nam sử dụng để phân định biên giới là một.
Bức thư tương tự cũng được ông Hun Sen gửi đến Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Anh David Cameron. TheoCambodia Daily, lãnh đạo trước đây của Mỹ và Anh từng có mặt trong cuộc đàm phán hòa bình năm 1964 có sử dụng bản đồ được Thủ tướng Hun Sen đề cập.
Hồi tháng 6.2015, ông Hun Sen cũng có đề nghị tương tự với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon và yêu cầu người đứng đầu Liên Hiệp Quốc cung cấp bản sao của bản đồ mà Campuchia từng đệ trình cho tổ chức này hồi năm 1964. Người phát ngôn của Liên Hiệp Quốc cho biết Tổng Thư ký Ban đang xem xét lời đề nghị của Thủ tướng Campuchia, theo Cambodia Daily.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Tòa Campuchia xét xử nghị sĩ vu khống chuyện biên giới với Việt Nam Tòa án Campuchia đã bác đơn xin tại ngoại và mở phiên tòa ngày 2.10 xét xử nghị sĩ đảng đối lập có bình luận sai trái trên Facebook về việc phân định biên giới giữa Campuchia và Việt Nam. Nghị sĩ Hong Sok Hour (áo cam) của đảng đối lập CNRP bị dẫn ra tòa ngày 2.10 - Ảnh: Reuters Nghị sĩ...