Ấn Độ phản ứng trước sự mở rộng hải quân của Pakistan
Tại cuộc họp báo ở New Delhi ngày 2/12, Đô đốc Hải quân Ấn Độ Dinesh K. Tripathi đã bày tỏ mối quan ngại về sự mở rộng nhanh chóng của Hải quân Pakistan, với sự hỗ trợ đáng kể từ Trung Quốc.
Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường INS Visakhapatnam và tàu tiếp tế INS Aditya của Ấn Độ. Ảnh: ANI/TTXVN
Ông Tripathi nhấn mạnh rằng Pakistan đang ưu tiên xây dựng sức mạnh quân sự trên biển bất chấp những thách thức kinh tế nội tại, điều này dẫn đến sự hy sinh phúc lợi của người dân.
Theo Đô đốc Tripathi, Hải quân Pakistan đặt mục tiêu trở thành một lực lượng gồm 50 tàu trong thập kỷ tới, bao gồm việc bổ sung tám tàu ngầm Hangor II với công nghệ từ Trung Quốc. Tàu ngầm đầu tiên trong số này đã được hạ thủy tại Trung Quốc vào tháng 4, mặc dù việc giao hàng bị trì hoãn do hạn chế xuất khẩu động cơ từ Đức. Ông cho rằng sự tăng cường hợp tác này phản ánh lợi ích chiến lược sâu rộng của Trung Quốc trong khu vực, đồng thời tái khẳng định rằng Hải quân Ấn Độ đã sẵn sàng ứng phó với mọi thay đổi trong cán cân sức mạnh trên biển.
Video đang HOT
Để đáp trả, Ấn Độ đang điều chỉnh các chiến lược và tập trung vào việc tăng cường năng lực nội địa. Đô đốc Tripathi tiết lộ kế hoạch đưa vào biên chế 95 tàu chiến trong thập kỷ tới, bao gồm các tàu ngầm và tàu chiến hiện đại. Các dự án nổi bật gồm việc hoàn tất thỏa thuận mua 26 máy bay chiến đấu Rafale Marine và ba tàu ngầm Scorpene từ Pháp. Ấn Độ cũng đang phát triển hai tàu ngầm tấn công hạt nhân tự thiết kế, với chiếc đầu tiên dự kiến hoàn thành vào năm 2036-37.
Bên cạnh đó, Ấn Độ đang theo dõi sát sao các hoạt động của Hải quân Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ Dương, đặc biệt là các tàu chiến và tàu nghiên cứu của họ. Đô đốc Tripathi khẳng định rằng lực lượng hải quân nước này cam kết bảo vệ lợi ích hàng hải và đảm bảo không có sự xâm phạm từ các cường quốc bên ngoài. Đồng thời, ông nhấn mạnh rằng sự hiện diện mạnh mẽ của Hải quân Ấn Độ là yếu tố then chốt trong việc duy trì ổn định khu vực và đối phó với mọi mối đe dọa tiềm tàng.
Ấn Độ đang tập trung xây dựng lực lượng hải quân với khả năng răn đe hiệu quả, đồng thời đẩy mạnh phát triển các tàu ngầm năng lượng hạt nhân và tăng cường năng lực chiến đấu nội địa. Với 62 tàu chiến và một tàu ngầm đang được đóng mới, những nỗ lực này phản ánh chiến lược dài hạn nhằm chuẩn bị đối phó với các thách thức khu vực và củng cố vị thế như một cường quốc hàng hải vững mạnh vào năm 2047.
Bảo vệ môi trường: Ấn Độ phun sương để giảm nồng độ bụi
Đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng, hai quốc gia đông dân ở Nam Á là Ấn Độ và Pakistan đang gấp rút đưa ra các biện pháp tạm thời nhằm đối phó tình hình, giảm thiểu tác động của điều kiện không khí đến sức khỏe người dân.
Xe tải phun nước nhằm giảm nồng độ bụi trong không khí tại New Delhi, Ấn Độ ngày 8/11/2024. Ảnh: ANI/TTXVN
Tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ, nhà chức trách đã thử nghiệm sử dụng thiết bị bay không người lái phun sương để giảm nồng độ bụi và các hạt độc hại trong không khí. Sáng kiến này là một phần của dự án thí điểm nhằm kiểm tra hiệu quả của công nghệ bay này trong việc giảm thiểu ô nhiễm ở các khu vực có mật độ bụi cao.
Ông Gopal Rai, người phụ trách vấn đề môi trường tại New Delhi - cho biết nếu chương trình thí điểm nói trên thành công, chính quyền thành phố sẽ tiến hành mua thêm hai thiết bị nữa để phủ rộng hơn khu vực ô nhiễm của thành phố.
Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn hoài nghi về tính hiệu quả của biện pháp này, coi đây chỉ là giải pháp tạm thời cho một vấn đề mang tính cấu trúc sâu rộng hơn. Theo ông Sunil Dahiya từ tổ chức bảo vệ môi trường Envirocatalysts, "quan trọng hơn là phải giảm ô nhiễm ngay từ nguồn".
Mặc dù chính quyền Delhi đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau như xây dựng tháp lọc không khí và triển khai chiến dịch khuyến khích tắt máy xe khi đèn đỏ, tình trạng ô nhiễm vẫn không có dấu hiệu giảm. Nồng độ bụi mịn PM2.5 trong không khí tại Delhi đã vượt ngưỡng 300 microgam trên mét khối - cao hơn 20 lần mức khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Trong khi đó, Pakistan đã áp dụng các biện pháp quyết liệt hơn. Tại tỉnh Punjab, nơi có các thành phố lớn như Lahore và Multan, chính quyền địa phương đã ra lệnh đóng cửa các khu công cộng như công viên, sở thú, bảo tàng và các điểm giải trí cho đến ngày 17/11.
Các trường học ở một số thành phố lớn cũng đã được lệnh đóng cửa từ ngày 5/11, sau khi chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại đây vượt qua mức 1.000, trong khi mức 300 đã được coi là "nguy hiểm". Nồng độ PM2.5 ở Lahore và Multan cao gấp hàng chục lần mức an toàn của WHO, khiến cuộc sống của người dân nơi đây ngày càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm tại Pakistan chủ yếu là do khí thải từ động cơ diesel kém chất lượng, khói từ việc đốt rơm rạ của nông dân, và khí thải công nghiệp. Ô nhiễm không khí gây tác động tiêu cực đến sức khỏe, làm giảm trung bình 7,5 năm tuổi thọ của cư dân Lahore.
Báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho thấy khoảng 600 triệu trẻ em tại Nam Á đang phải đối mặt với mức độ ô nhiễm cao, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe hô hấp và tăng nguy cơ tử vong do viêm phổi.
Cuộc tập trận chung chưa từng có tiền lệ giữa Iran và Saudi Arabia Cuộc tập trận này diễn ra sau khi Iran tham gia tập trận hải quân với Nga và Oman ở Ấn Độ Dương vào tuần trước, với sự góp mặt của Saudi Arabia, Qatar, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh và Thái Lan. Tàu khu trục Sahand của Iran. Ảnh: Getty Imges/TTXVN Iran và Saudi Arabia cắt đứt quan hệ vào năm 2016 sau đó...