Ấn Độ: Phản đối chính phủ bán rẻ mỏ than
Cuộc chiến chống tham nhũng tại Ấn Độ lại bùng phát khi hàng trăm người xuống đường phản đối việc chính phủ bán rẻ các mỏ than không thông qua đấu giá, làm thiệt hại 34 tỉ USD.
Người biểu tình phản đối tham nhũng trong ngành than tại New Delhi ngày 26-8 – Ảnh: Reuters
Vụ biểu tình ngày 27-8 tiếp nối hai vụ tuyệt thực rầm rộ của nhà hoạt động chống tham nhũng nổi tiếng Anna Hazare và chuyên gia yoga Baba Ramdev. AFP mô tả hàng trăm người là thành viên của Tổ chức Chống tham nhũng Ấn Độ, do nhà hoạt động Hazare dẫn đầu, đã xuống đường ở thủ đô New Delhi để bày tỏ sự tức giận trước những sự mờ ám trong việc bán rẻ mỏ than không thông qua đấu thầu công khai, minh bạch. Tâm điểm của vụ bê bối này là Thủ tướng Manmohan Singh, người từng nắm giữ vai trò bộ trưởng ngành than từ năm 2004 đến 2009 – thời điểm tập trung nhiều vụ mua bán loại này.
Cảnh sát đã sử dụng dùi cui, hơi cay để giải tán những người biểu tình và dùng vòi rồng giải tán đám đông đang cố bao vây tư dinh Thủ tướng Singh và Chủ tịch Đảng Quốc đại Sonia Gandhi. Cảnh sát cũng bắt giữ nhiều người nằm dài trên con đường dẫn vào nhà các quan chức.
Thiệt hại 34 tỉ USD
Dư luận Ấn Độ sôi sục kể từ tuần trước, khi một báo cáo của các kiểm toán viên nhà nước tiết lộ Ấn Độ bị thiệt hại ít nhất 34 tỉ USD từ việc bán rẻ những mỏ than cho các công ty tư nhân. Reuters dẫn nguồn Cơ quan Tổng kiểm toán (CAG) cho biết những mỏ than được bán rẻ đã không được khai thác hoặc bị sang nhượng lại để kiếm lợi. Trong một báo cáo bị rò rỉ hồi đầu năm, số tiền mà các công ty tư nhân kiếm được từ các vụ mua bán hời này lên đến 211 tỉ USD.
Trong nhiều năm, Ấn Độ đã trực tiếp sang nhượng các mỏ than cho những công ty sử dụng nhiều năng lượng như sản xuất sắt thép hay ximăng, theo đề xuất của chính quyền địa phương. Từ năm 2004, chính phủ tuyên bố sẽ áp dụng các hình thức đấu giá để tăng cường minh bạch, nhưng đến nay vẫn chưa áp dụng. Tổng cộng 195 khu mỏ với trữ lượng 44,23 tỉ tấn đã được giao cho nhiều dự án công nghiệp. Nhưng đến nay chỉ có 28 dự án đang hoạt động với tổng công suất đầu ra khoảng 38 triệu tấn mỗi năm.
Dù sở hữu trữ lượng than dồi dào, ước tính thuộc hàng lớn nhất thế giới, song nguồn cung ứng than lại không thể đáp ứng được nhu cầu của nước này vốn sử dụng than để tạo ra 2/3 năng lượng toàn quốc. Việc thiếu hụt đã đẩy Ấn Độ tìm đến nguồn than từ Úc, Nam Phi… Tháng trước, hơn một nửa dân số Ấn Độ đã sống trong bóng tối sau khi mạng lưới điện bị quá tải.
Theo CNN, Thủ tướng Singh tuyên bố sẽ chịu mọi trách nhiệm về quyết định cấp các mỏ than của mình, nhưng cho rằng báo cáo của CAG là “không chắc chắn”, “thiếu căn cứ” và bác bỏ yêu cầu từ chức. Bộ trưởng ngành than Shriprakash Jaiswal cũng tuyên bố “không làm gì sai trái”. Cục Điều tra trung ương Ấn Độ đã vào cuộc để làm sáng tỏ nghi vấn cho rằng các quan chức nhà nước đã đồng lõa với các công ty tư nhân để bán rẻ mỏ than. Báo cáo điều tra dự kiến được cục này đưa ra vào đầu tháng 9.
Ngăn cản quốc hội hoạt động
Video đang HOT
Phe đối lập đã gây sức ép buộc Thủ tướng Singh từ chức. Đảng đối lập chính Bharatiya Janata Party (BJP) tuyên bố sẽ tiếp tục ngăn cản quốc hội hoạt động trở lại cho đến khi ông Singh ra đi. “Ông ta chỉ đưa ra những lời biện hộ để che giấu sự thật” – người phát ngôn Prakash Javdekar của BJP nhận định.
Trong khi đó, lãnh đạo đảng Arun Jaitley cho rằng nếu chỉ đối chất trong nội bộ quốc hội thì sẽ làm “chìm xuồng” một trong những vụ bê bối nghiêm trọng nhất từ trước đến nay.
Theo báo The Hindu, ông Arvind Kejriwal, lãnh đạo phong trào biểu tình, yêu cầu công bố tên của những thủ hiến và các công ty liên quan đến vụ bê bối bán rẻ mỏ than.
Người dân Ấn Độ đang rất bức xúc sau hàng loạt bê bối tham nhũng gần đây. Một trong những vụ nghiêm trọng nhất là ngành viễn thông năm ngoái làm thiệt hại 40 tỉ USD và khiến bộ trưởng ngành này ngồi tù 15 tháng.
Theo Tuổi Trẻ
Syria thêm loạn vì biểu tình lớn chưa từng có
Các lực lượng Syria đã bắn thẳng vào đám đông trong đợt tuần hành lớn nhất của những người bất đồng chính kiến ở Aleppo. Dấu hiệu này cho thấy sự gia tăng về tinh thần chống chính phủ ở thành phố lớn nhất Syria, vốn vẫn là một sân sau của tổng thống Bashar Assad trong cuộc nổi dậy.
Biểu tình ở Aleppo hôm qua là cuộc biểu tình lớn nhất từng diễn ra ở Syria. Ảnh: Reuters
Người đứng đầu phái đoàn quan sát viên Liên hợp quốc ở Syria đã lên tiếng cảnh báo rằng cả nhóm của ông lẫn các hành động vũ trang đều không thể giải quyết được cuộc khủng hoảng ở đất nước này. Ông đã lên tiếng kêu gọi các bên ngồi lại đề thảo luận ra một lối thoát cho tình trạng hiện nay.
Tuy nhiên, các hành động đàn áp của chính phủ ở những khu vực diễn ra biểu tình và có người bất đồng chính kiến đóng đô không hề thuyên giảm. Trong khi đó, nhóm đối lập lưu vong lớn nhất của Syria thì bác bỏ kế hoạch của Liên hợp quốc và coi đó là không thực tế.
Làn sóng biểu tình phản đối chính quyền ở Aleppo đã bắt đầu dâng cao kể từ khi diễn ra một cuộc đột kích vào khu ký túc xá của trường Đại học Aleppo khiến 4 sinh viên thiệt mạng và dẫn đến việc các trường công buộc phải tạm thời đóng cửa hồi đầu tháng này.
Cuộc đột kích ngày 3/5 là một sự kiện bạo lực bất thường đối với trung tâm kinh tế lớn, nơi mà các mối quan hệ làm ăn kinh doan cùng số lượng lớn các cộng đồng những người dân tộc thiểu số cư trú đã khiến hầu hết cư dân đứng về phía chính quyền hay ít nhất cũng không hào hứng gia nhập phe đối lập.
Hôm thứ 5, khoảng 15.000 sinh viên đã biểu tình trước cổng truờng Đại học Aleppo dưới sự có mặt của các quan sát viên Liên hợp quốc trước khi các lực lượng an ninh ập đến.
Ngày hôm qua, con số người tham gia thậm chí còn lớn hơn. Một nhà hoạt động ở Aleppo, Mohammad Saeed nói rằng đó là cuộc biểu tình lớn chưa từng có ở Aleppo. Khoảng hơn 10.000 người tuần hành dọc hai quận Salaheddine và al-Shaar và một số lượng tương tự ở những nơi khác trong thành phố.
"Số lượng người biểu tình tăng lên mỗi ngày", Saeed nói. Ông còn cho biết thêm rằng một số người đã bị thương vì quân chính phủ đã bắn hơi cay và đạn thật để giải tán cuộc biểu tình.
Hàng ngàn người trên khắp cả nước cũng tổ chức các cuộc biểu tình phản đối chính phủ cùng với Aleppo. Thứ sáu đã trở thành ngày tâm điểm cho các cuộc biểu tình trên toàn Syria và các cuộc biểu tình trong tuần này là để tôn vinh "Những anh hùng của Đại học Aleppo".
Các nhà hoạt động đối lập nói rằng lực lượng an ninh đã bắn vào đám đông ở một số địa điểm trong đó có cả một số khu vực ngoại ô ở Damacus và thành phố miền Trung, Hama. Họ cũng nói chính quyền đã nã pháo vào thị trấn miền Trung Rastan, nơi đã bị lực lượng phiến loạn chiếm đóng kể từ tháng 1.
Cơ quan quan sát cũng báo cáo rằng 3 người ở khu vực al-Tadamon, phía Đông Nam thủ đô Damacus.
Hơn 200 quan sát viên của Liên hợp quốc hiện đang có mặt ở Syria. Đây là một phần trong kế hoạch hoà bình do cựu tổng thư ký Liên hợp quốc, Kofi Annan đề xuất nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng ở nước này.
"Không có quan sát viên nào có thể chấm dứt được bạo lực hoàn toàn nếu đích thân các bên liên quan không tự giác tạo cơ hội đối thoại với nhau", Tướng Robert Mood phát biểu trước báo giới tại thủ đô Damacus.
Hồi tháng 3, theo ước tính của Liên hợp quốc, bạo lực đã cướp đi sinh mạng của hơn 9.000 người dân Syria. Kể từ đó đến nay, hàng trăm người nữa đã thiệt mạng.
Cả hai bên đã coi thường lệnh ngừng bắn, làm dấy lên lo ngại rằng kế hoạch hoà bình không hiệu quả và rằng bạo lực đang tuột ra khỏi tầm kiểm soát.
Người phát ngôn của ông Annan, Ahmad Fawzi phát biểu tại Geneva rằng vị đặc phái viên này sẽ sớm đến thăm Syria nhưng không đưa ra lịch trình cụ thể. Hôm qua, một cố vấn quân sự cấp cao của tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, Babacar Gaye đã đến Damacus.
Tuy nhiên, đối thoại dường như vẫn là một hy vọng khá mong manh. Phe đối lập tuyên bố sẽ không chấp nhận giải pháp nào ngoài việc lật đổ chính quyền còn chính phủ thì gắn mác khủng bố cho những người bất đồng chính kiến.
Hôm qua, người đứng đầu nhóm đối lập lưu vong của Syria, Hội đồng Quốc gia Syria nói rằng ông không mấy hy vọng ở kế hoạch hoà bình của ông Annan.
"Chúng tôi chẳng thấy tương lai gì của kế hoạch này. Trên thực tế, đó là một kế hoạch được thực hiện để che giấu sự thiếu nhất quán của cộng đồng quốc tế. Thế thôi", ông Burhan Ghalioun phát biểu từ Paris, nơi ông hiện đang cư trú.
Tổng thống Assad thì nói rằng thiện chí chính của đất nước không phải là từ cuộc nổi dậy và tuyên bố rằng những kẻ cực đoan nước ngoài đang thao túng cuộc nổi dậy để phá huỷ đất nước này. Ông đã dẫn chứng bằng những cuộc tấn công các căn cứ quân sự và đánh bom cảm tử ở các thành phố lớn ngày càng nhiều.
Vụ đánh bom gần đây nhất nhắm vào một toà nhà tình báo ở Damacus ngày 10/5, đã cướp đi sinh mạng của 55 người và làm dấy lên nỗi lo sợ rằng những nhóm cực đoan đang lợi dụng tình trạng lộn xộn ở nước này cho các mục đích riêng của mình.
Tại trụ sở Liên hợp quốc, chủ tịch Ban Ki-moon đã nhắc đến mối lo ngại này:
"Các cuộc tấn công khủng bố này ở Damacus cho thấy có sự dàn xếp cẩn thận. Chứng kiến quy mô và sự tinh vi của những cuộc tấn công khủng bố như vậy không ai có thể không nghĩ rằng cuộc tấn công khủng bố này là do một số nhóm có tổ chức và mục đích rõ ràng tiến hành. Tôi cực lực lên ánh những hành vi như vậy".
Còn tại thủ đô Damacus, tướng Mood cũng đã lên tiếng phản đối tình trạng bạo lực đang leo thang hiện nay.
"Tôi nghĩ rằng bạo lực không bao giờ có thể giải quyết được cuộc khủng hoảng hiện nay. Tôi vô cùng lo ngại về các vụ tấn công đang nhắm vào những người dân vô tội gần đây vì việc này sẽ không bao giờ có thể giúp ích gì trong tình hình hiện nay".
Theo Infonet
New Zealand: hàng ngàn người biểu tình phản đối Chính phủ Những bất đồng giữa người dân với các chính sách gần đây của chính quyền Thủ tướng John Key đã trở thành những cuộc biểu tình phản đối chính phủ có quy mô toàn quốc. Cuộc biểu tình phản đối chính phủ có quy mô toàn quốc - Ảnh: Quang Kiệt Dự án tư nhân hóa cảng Auckland cho phép các công ty...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bất ngờ khả năng ghi nhớ 'giỏi như người' của tò vò mẹ

Tinh tinh có 'ngôn ngữ' tinh vi như con người

Cuba và Trung Quốc nhất trí tăng cường quan hệ song phương

Iran xác nhận thời điểm tiến hành vòng đàm phán hạt nhân mới với Mỹ

Houthi tuyên bố tấn công Israel bằng tên lửa siêu vượt âm

Đầu tư nước ngoài của Trung Quốc tăng trưởng 2 con số khi Tổng thống Trump trở lại

Thuế quan của Mỹ: Tổng thống D.Trump để ngỏ 'mức thuế hợp lý' 80% đối với Trung Quốc

Mỹ khẳng định viện trợ nhân đạo sẽ sớm được nối lại

Ngành công nghiệp nhựa thúc đẩy tái chế tiên tiến dù biết rõ các vấn đề rủi ro

Tại sao thỏa thuận thương mại mới Mỹ - Anh tạo ra ít tiền lệ cho các nước khác?

Cuộc họp lần thứ 13 Ủy ban Hợp tác chung ASEAN-New Zealand

Đối thủ Thanh Thủy đổi vận so kè Opal, 'hất' Ý Nhi ra chuồng gà, dành crown MW?
Có thể bạn quan tâm

Blackpink bị hung thần đeo bám, zoom cận mặt mộc ở Met Gala, lộ làn da sốc
Sao châu á
18:48:56 10/05/2025
Chật vật khi làm mẹ đơn thân cùng món nợ khổng lồ từ chồng cũ
Góc tâm tình
18:41:50 10/05/2025
Khách 'nợ' tiền hàng, đánh shipper chảy máu mũi, sưng trán
Pháp luật
18:26:43 10/05/2025
Ngân 98 "nghiện" phẫu thuật thẩm mỹ, chuẩn bị "đập mặt xây lại" lần thứ 12
Sao việt
18:24:53 10/05/2025
Người đàn ông phát hiện một cô gái trẻ khóc nức nở trên tàu điện, cư dân mạng sửng sốt trước những gì xảy ra tiếp theo
Netizen
18:24:01 10/05/2025
Tài xế lái container rời đi sau khi gây tai nạn chết người
Tin nổi bật
18:22:14 10/05/2025
Cha đẻ bài hát trăm triệu view dài 9 phút: Thất bại và vực dậy nhờ một lá thư
Tv show
17:54:20 10/05/2025
Buổi tối, chỉ cần mâm cơm ngon thế này: Yêu thương là đây chứ đâu!
Ẩm thực
17:48:11 10/05/2025