Ấn Độ, Pakistan phát hiện biến thể mới của virus corona xuất phát từ Anh
Pakistan và Ấn Độ đã trở thành hai nước mới nhất ghi nhận có ca nhiễm chủng virus corona biến thể mới sau khi biến thể này được phát hiện lần đầu tại Anh. Nghiên cứu sơ bộ tại Anh cho thấy biến thể mới không tăng độc lực.
Người dân đeo khẩu trang đi chợ ở tỉnh Karachi, Pakistan ngày 29-12-2020 – Ảnh: REUTERS
Chuyên gia y tế tỉnh Sindh của Pakistan cho biết có 3 người ở thành phố cảng Karachi cho kết quả dương tính với biến thể mới của virus. Cả ba đều là những người mới về từ Anh.
Pakistan là một trong những nước đầu tiên đưa ra lệnh hạn chế về nhập c ảnh với Anh sau khi có tin về chủng virus mới, nhưng không áp dụng với công dân Pakistan sống ở Anh có chứng nhận âm tính trong xét nghiệm COVID-19 trước khi khởi hành.
Cho đến nay, biến thể mới của virus đã lan ra hơn 20 quốc gia. Tại châu Á, biến thể này đã có mặt ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore.
Theo BBC , một phân tích sơ bộ của ngành Y tế Anh vừa công bố cho thấy biến thể mới của virus corona chủng mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang lây lan nhanh chóng ở Anh không nguy hiểm hơn về khả năng gây ra các ca nhập viện và tử vong so với chủng virus “trước”.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu không thấy sự khác biệt đáng kể về tỉ lệ tử vong hoặc tỉ lệ mắc bệnh khi họ so sánh 1.769 người bị nhiễm biến thể mới với 1.769 người bị chủng cũ.
Trong số 3.538 người mắc bệnh từ tháng 9 đến tháng 12 tham gia nghiên cứu, có 42 người nhập viện, trong đó, 16 người bị nhiễm biến thể mới và 26 người nhiễm chủng virus cũ.
Có 12 trường hợp tử vong được ghi nhận trong nhóm biến thể mới và 10 trường hợp ở nhiễm virus cũ trong vòng 28 ngày sau khi xét nghiệm dương tính với COVID-19.
Hạn chế của nghiên cứu là độ tuổi trung bình của những người tham gia trong nghiên cứu là 35. Đây là một độ tuổi còn khá trẻ và có sức đề kháng tốt với COVID-19. Rất ít người trên 70 tuổi, nhóm tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao với khả năng bệnh diễn tiến nặng. Các chuyên gia sẽ tiếp tục thu thập dữ liệu để tìm hiểu về tác động của biến thể virus này với mọi độ tuổi.
Quốc gia thứ 10 sở hữu vũ khí hạt nhân: ... Brazil?
Thế giới trong tương lai có thể xuất hiện thêm một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, có thể đó sẽ là Brazil.
Quốc hội Brazil xem xét vấn đề phát triển hạt nhân
Giới truyền thông hôm 04/12 đưa tin, thông báo của dịch vụ báo chí của Thượng viện Liên bang Brazil cho biết, Ủy ban của Thượng viện Quốc hội Brazil sẽ xem xét vấn đề khả năng nước này sẽ sở hữu vũ khí hạt nhân để ngăn chặn sự can thiệp của nước ngoài.
Một bản kiến nghị với đề xuất như vậy đã được đệ trình lên hệ thống nghị viện vào hồi giữa tháng 10. Tác giả của đề xuất là một cư dân của bang Paraná, Vitu Angelou Duarte Pascaretta.
Thật bất ngờ là bản kiến nghị này đã nhận được 20 nghìn phiếu bầu cần thiết vào ngày 2 tháng 11, sau đó nó được gửi đến ủy ban chuyên ngành của quốc hội có trách nhiệm xem xét.
Giờ đây, quốc hội Brazil cần tìm ra nghị sĩ chịu trách nhiệm về việc xem xét thêm đề xuất này. Sau đó có khả năng một dự thảo luật sẽ được soạn thảo.
Ngày nay, chín quốc gia trên thế giới có vũ khí hạt nhân là Hoa Kỳ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Triều Tiên. Các nước này hình thành một nhóm dưới cái tên không chính thức "Câu lạc bộ hạt nhân". Năm quốc gia đầu tiên có tư cách hợp pháp của một cường quốc hạt nhân.
Ngoài ra, Israel được coi là quốc gia thứ 9 sở hữu vũ khí hạt nhân, thậm chí là có cả tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) và có tới hàng trăm đầu đạn hạt nhân, mặc dù nước này chưa bao giờ thừa nhận.
Được biết, Brazil là một quốc gia được coi là có trình độ khoa học công nghệ dân dụng và quân sự rất phát triển. Nước này cũng đã làm chủ công nghệ hạt nhân dân dụng, nên nếu muốn sở hữu vũ khí hạt nhân thì đây được coi là điều "trong tầm tay" về mặt công nghệ. Tuy nhiên, trở ngại của sáng kiến trên lại đến từ những vấn đề khác.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp SNB Alvaro Alberto của Hải quân Brazil
Khả năng Brazil sử hữu vũ khí hạt nhân là không cao
The giới phân tích, có nhiều nguyên nhân khiến khả năng Brazil trở thành quốc gia thứ 10 sở hữu vũ khí hạt nhân là không cao.
Đầu tiên là chưa chắc đã có nghị sĩ nào của Brazil chịu đứng ra chịu trách nhiệm xem xét đề xuất này và soạn thảo một dự thảo luật để tiếp tục đệ trình lên quốc hội xem xét thông qua.
Thứ hai là trở ngại từ chính Hiến pháp hiện tại của Brazil, trong đó quy định rằng tất cả các hoạt động hạt nhân chỉ được mang tính chất hòa bình. Nếu muốn sở hữu vũ khí hạt nhân, nước này sẽ phải sửa đổi hiến pháp, mà đây là vấn đề liên quan đến ý nguyện của toàn dân.
Thứ ba là nếu cả 2 điều trên được thực hiện thì Brazil cũng còn con đường rất dài mới có thể sở hữu vũ khí hạt nhân, bởi nước này là thành viên của một số điều ước quốc tế về không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Nếu quyết định sở hữu vũ khí hạt nhân, Brazil sẽ phải rút khỏi những hiệp ước này.
Thứ tư là vì những lí do "tế nhị", các cường quốc trên thế giới hiện nay sẽ không cho phép thêm bất cứ nước nào sở hữu vũ khí hạt nhân để đe dọa vị thế của họ. Do đó, họ sẽ làm tất cả để ngăn chặn một quốc gia nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm vũ khí hạt nhân.
Mặc dù như vậy, cũng không thể loại bỏ hoàn toàn khả năng Brazil trở thành quốc gia thứ 10 sở hữu vũ khí hạt nhân, bởi các quy định là do con người đặt ra và cũng có thể gỡ bỏ nó.
Hơn nữa, nước này được coi là có quan hệ rất tốt với nhóm bộ ngũ hạt nhân Hoa Kỳ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, nên Brazil có thể sẽ không vấp phải sự phản đối quyết liệt như đối với Iran hay Triều Tiên.
Xung đột biên giới với Trung Quốc khiến Ấn Độ xoay trục về phía Mỹ? Xung đột ở biên giới với Trung Quốc có thể trở thành yếu tố thay đổi cuộc chơi trong chiến lược chính sách ngoại giao và an ninh quốc gia của Ấn Độ. Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ vốn luôn phức tạp. Thời còn là thuộc địa của Anh, Ấn Độ là nơi cung cấp thuốc phiện mà các...