Ấn Độ-Pakistan nổ súng tại vùng biên trước chuyến thăm của Obama
Pakistan ngày 6/1 thông báo 4 dân thường nước này đã thiệt mạng khi quân đội Ấn Độ nổ súng vào vùng biên giới tranh chấp Kashmir. Gần đây, quan hệ hai bên rất căng thẳng với hàng loạt cuộc giao tranh dữ dội, trước thềm chuyến thăm Ấn Độ vào ngày 26/1 của Tổng thống Mỹ Obama.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Mỹ Barack Obama theo dự kiến sẽ gặp nhau tại New Delhi vào ngày 26/1 tới. (Ảnh minh họa:AP)
Trước thềm chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Tổng thống Barack Obama trong tháng 1, các quan chức Ấn Độ hồi tuần trước đã tăng cường an ninh trên cả nước. Ấn Độ đang lo ngại các cuộc tấn công quân sự từ Pakistan sẽ xảy ra bởi căng thẳng đang tăng cao trong quan hệ giữa hai nước.
Trang BBC ngày 6/1 dẫn lời một quan chức quân đội Pakistan cho biết 4 dân thường nước này đã thiệt mạng khi quân đội Ấn Độ nã súng vào khu vực gần thành phố Sialkot của Pakistan hôm 4/1. Trong khi đó giới chức Ấn cho hay một binh lính nước này đã chết trong cuộc tấn công của quân đội Pakistan vào vùng Samba vào ngày 5/1.
Video đang HOT
Tuần vừa qua, lực lượng quân đội của New Delhi đã bắn chết 4 quân lính Pakistan tại vùng biên giới sau khi cáo buộc Pakistan tấn công và giết 1 binh sĩ người Ấn.
Cũng trong tuần trước, giới chức Ấn Độ tuyên bố một tàu cá được cho là của Pakistan có dấu hiệu chứa chất nổ đã nổ tung giữa biển trong lúc bị tuần duyên Ấn Độ ngăn chặn tại khu vực gần giới tuyến biển giữa 2 nước. Được biết, 4 người trên tàu cá này đã thiệt mạng.
Mới đây, chính phủ Ấn Độ cũng đã phản ứng mạnh mẽ trước việc Mỹ thừa nhận Pakistan đã ngăn chặn khủng bố và quyết định tăng viện trợ cho Islamabad.
Chiều qua 5/1, người phát ngôn bộ Ngoại giao Ấn Độ Syed Akbaruddin khẳng định Pakistan chưa thể hiện cam kết bền vững với hoạt động chống khủng bố, cũng như ngừng hỗ trợ hay phá bỏ các căn cứ hoạt động của các nhóm khủng bố.
Quan hệ New Delhi – Islamabad đã xấu đi nhiều kể từ hồi tháng 8 năm ngoái, khi Thủ tướng Ấn Độ hủy các cuộc đàm phán hòa bình vì Pakistan tham vấn ý kiến của lực lượng ly khai chống Ấn Độ trước khi tham gia đàm phán. Các cuộc giao tranh làm hàng chục người thiệt mạng và hàng trăm người thương vong liên tục nổ ra tại vùng đất Kashmir, nơi phần đông người Hồi giáo sinh sống.
Các ngôi làng dọc biên giới trước đây bình yên giờ phải thường xuyên hứng đạn pháo. Tính đến nay, gần 10.000 dân Ấn đã phải rời bỏ nhà cửa và người Pakistan ở khu vực biên giới cũng phải chịu tình hình tương tự.
Thoa Phạm
Theo Dantri/BBC
Căng thẳng Ukraine: Putin gọi điện cho Obama bàn bạc
TT Nga hôm qua chủ động điện đàm với TT Mỹ để thảo luận về một con đường ngoại giao cho vấn đề Ukraine, sau khi cả hai có những phát biểu cứng rắn về chính sách của nhau.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP
Cuộc gọi điện xoay quanh đề xuất của Washington, liên quan tới "một giải pháp ngoại giao đối với cuộc khủng hoảng". Hai tổng thống nhất trí các nhà ngoại giao hàng đầu của họ "sẽ gặp để thảo luận bước tiếp theo", CNN dẫn lời Nhà Trắng cho biết.
Chi tiết đề xuất của Mỹ không được hé lộ, nhưng Nhà Trắng cho hay ông Obama tái khẳng định quyết tâm tiến tới một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng. "Tổng thống Obama nói rõ rằng điều này chỉ có thể diễn ra nếu Nga rút quân và không có thêm những bước nhằm tiếp tục vi phạm toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraine", tuyên bố viết.
Nhà Trắng cho hay ông Putin gọi điện cho ông Obama sau khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gửi đề xuất tới người đồng cấp Nga Sergei Lavrov tại The Hague, Hà Lan, hôm đầu tuần. "Tổng thống Obama đã đề nghị Nga phản hồi cụ thể bằng văn bản", Jay Carney, phát ngôn viên Nhà Trắng, cho hay.
Cuộc điện đàm được thực hiện sau khi ông Obama phát biểu rằng Nga phải rút quân khỏi vùng biên giới với Ukraine, trong khi ông Putin ca ngợi rằng việc thu hồi Crimea không đổ máu chứng tỏ lòng quả cảm và sự chuyên nghiệp của quân nhân Nga.
Việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea vừa vẽ lại bản đồ châu Âu và mở đường cho sự chia rẽ Đông - Tây như dưới thời Chiến tranh Lạnh. Bế tắc ngoại giao buộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) củng cố các vị trí dọc biên giới với Nga, nhằm trấn an các quốc gia vệ tinh của Liên Xô cũ sau hành động của Nga.
Theo Xahoi
Triều Tiên chỉ trích lệnh cấm vận của Mỹ Ngày 4/1, chính quyền Triều Tiên đã lên tiếng chỉ trích dữ dội việc Mỹ cấm vận nước này để trả đũa vụ tấn công mạng vào hãng phim Sony Pictures hồi cuối tháng 11 vừa qua. Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) ngày 2/1 đưa ra lệnh cấm vận đối với Triều Tiên, đất nước do Kim Jong-un (phải) lãnh đạo. Bộ...